Bất ngờ với các lợi ích của tinh dầu bạc hà đối với sức khỏe

Rate this post

Các loại tinh dầu thiên nhiên được biết đến như một liệu pháp chăm sóc sức khỏe vô cùng hiệu quả. Hiện nay, bên cạnh tinh dầu bưởi hay tinh dầu hoa oải hương đã quá phổ biến, người ta còn sử dụng tinh dầu bạc hà vì chúng có vị the mát rất đặc trưng.

Bạn đang đọc: Bất ngờ với các lợi ích của tinh dầu bạc hà đối với sức khỏe

Trong bài viết hôm nay, Bloggiamgia.edu.vn sẽ bật mí đến bạn các công dụng không thể bỏ qua của tinh dầu bạc hà. Hãy xem đó là những công dụng gì bạn nhé!

1. Tinh dầu bạc hà là gì?

Bạc hà là một loại cây thân cỏ, có chứa nhiều chất menthol, được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau như làm thuốc, làm gia vị nấu ăn, làm kem đánh răng, dầu gội đầu,… Hiện nay, bạc hà được chia thành các loại chính bao gồm:

  • Mentha arvensis: Còn gọi là bạc hà nam, Mentha arvensis là loài bạc hà phổ biến ở Việt Nam trước đây
  • Mentha piperita: Còn gọi là bạc hà Âu, là loài bạc hà được di thực về Việt Nam từ châu Âu
  • Alocasia odora: Thuộc họ môn ráy, còn được gọi là ráy bắc bộ

Từ xa xưa, bạc hà đã được sử dụng để làm thành các loại thuốc dân gian. Các quốc gia trên thế giới từng ghi nhận công dụng của bạc hà trong việc chữa bệnh từ ngàn xưa có thể kể đến như Ai Cập, Nhật Bản, Trung Quốc, Hy Lạp,…

Tinh dầu bạc hà (tên tiếng Anh: ​​Peppermint essential oil) là một loại tinh dầu được làm từ thân và lá của cây bạc hà. Để sản xuất tinh dầu bạc hà, bạn có thể áp dụng các biện pháp khác nhau như chưng cất hơi nước, ép lạnh, sử dụng CO2,…

Bất ngờ với các lợi ích của tinh dầu bạc hà đối với sức khỏe

Tinh dầu bạc hà được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe

2. Đặc trưng của tinh dầu bạc hà

Khi sử dụng bạc hà hoặc các loại tinh dầu bạc hà, bạn sẽ thấy loại tinh dầu này có màu vàng nhạt với mùi hương the mát vô cùng đặc trưng. Thành phần chính của tinh dầu bạc hà có thể kể đến như: menthol, menthone, 1,8-cineole, methyl acetate, menthofuran, isomenthone, limonene, b-pinene, a-pinene, germacrene-d, trans-sabinene hydrate và pulegone,… Trong đó, menthol và menthone là 2 thành phần có hoạt tính cao nhất với tỉ lệ menthol trong tinh dầu bạc hà từ 50-60% còn menthone là 10-30%.

3. Công dụng của tinh dầu bạc hà

Một số công dụng của tinh dầu bạc hà đã được khoa học chứng minh:

3.1. Giúp giảm đau

Dầu cây bạc hà và tinh dầu bạc hà đã được các bác sĩ sử dụng để điều trị cơn đau cho bệnh nhân khi bệnh nhân bị đau nửa đầu do căng thẳng hoặc đau do các chấn thương trên cơ thể. 

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc thoa tinh dầu bạc hà với nồng độ 10% lên trán và thái dương có thể làm giảm cảm giác đau nửa đầu. Bệnh nhân cũng không cảm thấy buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng như trước.

Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng đưa ra kết luận, người bị đau đầu khi thoa tinh dầu bạc hà có thể cảm thấy dễ chịu hơn trong một vài giờ. Thậm chí, sử dụng tinh dầu bạc hà còn giúp giảm cảm giác khó nuốt, đau ngực.

Bất ngờ với các lợi ích của tinh dầu bạc hà đối với sức khỏe

Tinh dầu bạc hà có thể làm giảm cảm giác đau của cơ thể

3.2. Chống buồn nôn

Những người sau khi trải qua phẫu thuật thường dễ có cảm giác buồn nôn, nôn khan. Theo đó, ngửi tinh dầu bạc hà có thể giúp bạn giảm cảm giác buồn nôn và khó chịu này. 

Nghiên cứu về sự liên quan giữa tác dụng của tinh dầu bạc hà và khả năng điều trị buồn nôn trên 123 bệnh nhân, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ thu được một kết quả vô cùng bất ngờ. Bệnh nhân trước khi ngửi tinh dầu bạc hà có mức độ buồn nôn ở mức 3,29 (trên thang điểm 5). Sau khi ngửi tinh dầu chiết xuất từ bạc hà, mức độ buồn nôn giảm xuống chỉ còn ở mức 1,44.

Không chỉ vậy, phụ nữ ốm nghén khi mang thai, đặc biệt là ở giai đoạn đầu thai kỳ cũng có thể dùng tinh dầu bạc hà để cảm thấy dễ chịu hơn, giảm thiểu cảm giác buồn nôn này.

3.3. Tốt cho da và tóc

Một trong những lý do khiến tinh dầu bạc hà ngày càng được nhiều người yêu thích chính là loại tinh dầu này rất tốt cho việc dưỡng da và chăm sóc tóc. Tinh dầu bạc hà thường được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm để làm dịu da, giảm tình trạng kích ứng, ngứa ngáy khó chịu. 

Phụ nữ mang thai thường có cảm giác ngứa ngáy trong suốt thai kỳ. Để cải thiện điều này, bạn cũng có thể thoa tinh dầu bạc hà với nồng độ 0,5% lên da trong khoảng 2-3 ngày/tuần. Lúc này, bạn sẽ thấy tình trạng ngứa ngáy được thuyên giảm đáng kể.

Không chỉ có hiệu quả trên da, tinh dầu bạc hà còn được biết đến với hiệu quả giúp kích thích tóc mọc dày và dài hơn. Bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng các sản phẩm dưỡng tóc từ bạc hà bạn nhé!

Tìm hiểu thêm: Uống nước đỗ đen trước khi đi ngủ có tốt không?

Bất ngờ với các lợi ích của tinh dầu bạc hà đối với sức khỏe
Tinh dầu bạc hà có thể được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da và tóc

3.4. Chống lại vi khuẩn và nấm men

Những nghiên cứu về tinh dầu bạc hà đã chỉ ra rằng, lại tinh dầu này có khả năng kháng khuẩn nh, ức chế sự phát triển của các loại nấm men và vi khuẩn. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào loại vi khuẩn. 

Một số thử nghiệm về hiệu quả của tinh dầu bạc hà trong việc chống lại vi khuẩn cho thấy, tinh dầu bạc hà không có hiệu quả kháng khuẩn đối với loài vi khuẩn Streptococcus.

Với đặc tính kháng khuẩn này, tinh dầu bạc hà cũng thường xuyên được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc tóc với đặc tính trị gàu, giảm ngứa. 

3.5. Cải thiện giấc ngủ

Tinh dầu bạc hà sẽ giúp bạn thả lỏng tinh thần, cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Những người bị mất ngủ do căng thẳng, mệt mỏi có thể xông tinh dầu bạc hà trong không gian phòng ngủ để ngủ ngon giấc hơn.

Bất ngờ với các lợi ích của tinh dầu bạc hà đối với sức khỏe

Sử dụng tinh dầu bạc hà có thể giúp bạn ngủ ngon hơn

4. Cách sử dụng tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà có thể sử dụng ở nhiều dạng khác nhau. Tùy theo nhu cầu, bạn có thể lựa chọn cách sử dụng phù hợp nhất với mình nhé. Một số cách sử dụng tinh dầu bạc hà đơn giản, bạn có thể sử dụng ngay:

  • Sử dụng các sản phẩm có chứa tinh dầu bạc hà: Nếu bạn không biết cách sử dụng tinh dầu bạc hà theo liều lượng như thế nào, bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại sản phẩm chứa tinh dầu, có sẵn hướng dẫn sử dụng.
  • Viên uống: Tinh dầu bạc hà có thể được sử dụng ở dạng viên uống để điều trị các vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, nếu muốn dùng viên uống chiết xuất tinh dầu bạc hà, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bạn nhé.
  • Thoa trực tiếp lên da: Tinh dầu bạc hà có thể được sử dụng để thoa trực tiếp lên da. Tuy nhiên, cách làm này có thể gây kích ứng hoặc bỏng da nếu da bạn quá nhạy cảm. Tốt nhất bạn nên thử ở một vùng da nhỏ ngay cổ tay, đợi trong khoảng 30 phút xem có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hay không bạn nhé!
  • Kết hợp cùng với các loại dầu nền khác: Để sử dụng tinh dầu bạc hà, bạn có thể pha loãng cùng với các loại dầu nền khác như dầu oliu, dầu dừa,… Cách làm này giúp bạn có thể tận dụng được những công dụng tuyệt vời của tinh dầu bạc hà mà không cần lo lắng việc kích ứng.
  • Sử dụng chung với máy xông tinh dầu: Mùi hương thoang thoảng, the mát của tinh dầu bạc hà toả ra khắp phòng cũng giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, giảm cảm giác đau và ngứa ngáy. Do đó, bạn có thể cho vài giọt tinh dầu bạc hà vào máy xông tinh dầu hoặc sử dụng các loại nến thơm hương bạc hà đều được đấy nhé.

Bất ngờ với các lợi ích của tinh dầu bạc hà đối với sức khỏe

>>>>>Xem thêm: 1 Quả na bao nhiêu calo? Ăn quả na có béo không?

Hướng dẫn cách sử dụng tinh dầu bạc hà

Ngoài ra, bạn cần lưu ý: Tinh dầu bạc hà có chứa pulegone – một chất độc hại nguy hiểm nếu sử dụng ở liều lượng lớn. Do đó, bạn nên dùng tinh dầu bạc hà ở một liều lượng nhất định, tránh lạm dụng quá mức bạn nhé!

Tinh dầu bạc hà mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, hãy chú ý sử dụng vừa phải, đúng cách bạn nhé. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe. 

Nguồn tham khảo: 

  • https://www.healthline.com/health/benefits-of-peppermint-oil
  • https://hellobacsi.com/duoc-lieu/thao-duoc/8-tac-dung-cua-tinh-dau-bac-ha/ 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *