Rất dễ để chúng ta có thể liệt kê một cái tên của khu công nghiệp ở miền Nam. Có thể nói, khu công nghiệp ngày nay không chỉ phục vụ cho các công ty có nhu cầu sản xuất số lượng sản phẩm lớn. Mà bên cạnh đó, nó còn cho thấy đây là vùng đất tiềm năng cũng như tạo ra rất nhiều công việc cho người lao động.
Bạn đang đọc: Bật mí TOP 11 khu công nghiệp lớn nhất miền Nam có thể bạn chưa biết
Nếu bạn là doanh nghiệp hay chỉ đơn giản là một cá nhân cần việc làm, hãy đọc bài viết để biết TOP 11 khu công nghiệp lớn nhất miền Nam.
Contents
- 1 1. Khu công nghiệp Tân Tạo
- 2 2. Khu công nghiệp Phước Đông
- 3 3. Khu công nghiệp Becamex Bình Phước
- 4 4. Khu công nghiệp VSIP
- 5 5. Khu công nghiệp Bàu Bàng
- 6 6. Khu công nghiệp Protrade (An Tây)
- 7 7. Khu công nghiệp An Hạ
- 8 8. Khu công nghiệp Hiệp Phước
- 9 9. Khu công nghiệp Đông Nam Á (Bắc Tân Tập)
- 10 10. Khu công nghiệp Phú An Thạnh
- 11 11. Khu công nghiệp Long Sơn
1. Khu công nghiệp Tân Tạo
Đứng đầu danh sách là khu công nghiệp Tân Tạo tọa lạc tại quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi có nhiều công ty sản xuất nước hoa và mỹ phẩm đặt nhà máy nhất miền Nam. Khu công nghiệp này có vị trí đắc địa, thuận tiện vận chuyển hàng hóa bằng nhiều hình thức gồm đường thủy, đường hàng không và đường bộ.
Hiện tại, bên trong khu công nghiệp Tân Tạo có 28 nhà máy sản xuất của các công ty như Dược Hậu Giang, An Lạc, Goodtop,… Với tổng diện tích là 343 ha, nơi đây hứa hẹn sẽ là “đất lành” của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
2. Khu công nghiệp Phước Đông
Phước Đông nằm trong top 11 khu công nghiệp lớn nhất miền Nam vì có tổng diện tích lên đến 3.285 ha. Đây là một khu tổ hợp vừa cho thuê công xưởng, thuê đất mở công ty và phát triển đô thị kiểu mới.
Giá thành ở đây cực kỳ cạnh tranh nên không thiếu nhà đầu tư tìm kiếm hàng năm. Đi vào hoạt động từ năm 2008, đến nay Phước Đông đã có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Tây Ninh. Bên cạnh đó, nhờ vị trí địa lý gần cửa khẩu và sân bay nên việc vận chuyển vừa tiết kiệm vừa đạt hiệu quả cao.
3. Khu công nghiệp Becamex Bình Phước
Becamex Bình Phước là khu công nghiệp có diện tích nổi bật, khoảng 1.993 ha. Nơi đây hiện được đưa vào hoạt động từ năm 2008 và đã hoàn thiện các hạng mục về cơ sở vật chất. Nơi đây có địa hình bằng phẳng và quốc lộ 13, quốc lộ 14 nên rất dễ để vận chuyển hàng hóa.
Ngoài ra, vị trí đắc địa của Becamex Bình Phước còn cho phép những doanh nghiệp đầu tư vào đây dễ dàng giao thương với những nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Doanh nghiệp nào có ý định đầu tư vào khu công nghiệp này sẽ được giảm hoàn toàn thuế thu nhập trong 2 năm đầu.
4. Khu công nghiệp VSIP
VSIP là khu công nghiệp nằm ở Bình Dương và có nguồn vốn đầu tư từ Việt Nam lẫn Singapore. Với diện tích vô cùng rộng lớn lên đến 4.196 ha, VSIP luôn là lựa chọn ưu tiên của những doanh nghiệp nước ngoài.
Đất ở đây thuộc dạng đất cứng nên sẽ tiết kiệm thời gian cũng như chi phí khi xây dựng nhà xưởng. Các hệ thống cơ sở vật chất mà VSIP sở hữu tỉ lệ thuận với tổng diện tích nên các doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm khi hợp tác.
5. Khu công nghiệp Bàu Bàng
Khu công nghiệp Bàu Bàng có diện tích 699,24 ha và hiện đang tọa lạc tại tỉnh Bình Dương. Theo vị trí địa lý, mọi hoạt động của Bàu Bàng khá thuận tiện khi nằm gần tứ giác kinh tế miền Nam. Vận chuyển hàng hóa theo đường thủy, đường bộ hay đường hàng không đều rất dễ thực hiện.
Chưa hết, vì nằm trên quốc lộ 13 nên sẽ có 6 làn đường giúp giao thông lúc nào cũng nhanh chóng. Xung quanh Bàu Bàng là khu dân cư đông đúc với nguồn nhân lực vừa trẻ vừa có trình độ. Khu công nghiệp này còn có nền đất cứng và cao hơn mực nước biển khoảng 30m nơi rất thuận tiện cho việc xây dựng nhà xưởng.
6. Khu công nghiệp Protrade (An Tây)
Protrade là một khu công nghiệp quốc tế nên cơ sở vật chất ở đây cực kỳ hiện đại và khang trang. Protrade nằm ở Bình Dương nên dễ dàng thu hút nhiều người lao động. Nếu doanh nghiệp đặt nhà máy sản xuất ở đây chắc chắn sẽ không tốn nhiều thời gian và chi phí cho khâu tuyển dụng.
Những đối tác liên doanh lớn của nơi đây hiện nay đến từ những quốc gia phát triển như Hàn Quốc và Singapore. Khi sinh sống và làm việc trong Protrade, công nhân và kỹ sư sẽ được cung cấp đầy đủ các tiện ích như siêu thị, ngân hàng, bệnh viện, cửa hàng tiện lợi,…
7. Khu công nghiệp An Hạ
Khu công nghiệp An Hạ nằm ở huyện Bình Chánh trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây có hệ thống giao thông vô cùng thuận tiện. Đây là điểm mạnh khiến nhiều doanh nghiệp cảm thấy thu hút khi cân nhắc đặt nhà máy tại An Hạ.
Khu công nghiệp này có tổng diện tích lên đến 123,51 ha và hiện đang hợp tác với những công ty làm về cơ khí, sản xuất bao bì, dược mỹ phẩm,… Để vận chuyển hàng hóa từ An Hạ, doanh nghiệp có thể thông qua cảng Cát Lái, Ga Sài Gòn và sân bay Tân Sơn Nhất.
Tìm hiểu thêm: Top 15 trung tâm vui chơi giải trí ở Hà Nội mà gia đình bạn không thể bỏ qua
8. Khu công nghiệp Hiệp Phước
Ở huyện Nhà Bè, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy nhiều hơn một khu công nghiệp. Tuy nhiên, để nói về diện tích khủng thì đa số sẽ nghĩ đến Hiệp Phước. Nơi đây đã trải qua hơn 20 năm hoạt động và liên kết với hơn 200 công ty lớn nhỏ trong và ngoài nước ở nhiều ngành nghề.
Do đó, về kinh nghiệm Hiệp Phước không thiếu và độ uy tín cũng vậy. Bên cạnh cơ sở hạ tầng được đầu tư đúng mức, đây còn là khu công nghiệp tạo sự thuận tiện vì có tới 3 cảng biển nội khu.
9. Khu công nghiệp Đông Nam Á (Bắc Tân Tập)
Giáp ranh với phía Tây Nam của thành phố Hồ Chí Minh, khu công nghiệp Đông Nam Á (Bắc Tân Tập) ở Long An chiếm được ưu thế lớn hơn so với đối thủ. Nơi đây được ví như cửa ngõ giao thương chính tạo thành nhịp cầu kinh tế nối thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây.
Với diện tích 635 ha, nền đất cứng và nằm ở khu dân cư nhộn nhịp, khu công nghiệp này nhanh chóng thu hút các doanh nghiệp lớn cả trong và ngoài nước. Hiện nay, Đông Nam Á đang tiếp nhận những công ty chuyên về may mặc, in ấn bao bì, sản xuất nhựa gia dụng, sản xuất đồ chơi, dụng cụ giảng dạy,…
10. Khu công nghiệp Phú An Thạnh
Phú An Thạnh là cái tên không còn xa lạ với người dân khu vực Bến Lức, Long An. Tọa lạc trên mảnh đất có diện tích 352 ha, đây là nơi mà nhiều doanh nghiệp chọn mặt gửi vàng. Bởi Bến Lức là huyện có dân trí cao, cũng là nơi được người dân Đồng Bằng Sông Cửu Long biết đến rất nhiều.
Hệ thống hạ tầng của huyện cũng hoàn thiện nên việc trao đổi hàng hóa trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, giá cả phải chăng mà Phú An Thạnh đưa ra cũng khá hợp lý so với mặt bằng chung.
11. Khu công nghiệp Long Sơn
Miền Nam là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lớn nhưng nếu chỉ xét riêng về khu công nghiệp dầu khí thì đếm trên đầu ngón tay. Nếu doanh nghiệp muốn phát triển ngành nghề liên quan đến lĩnh vực này, đa số họ sẽ tìm đến khu công nghiệp Long Sơn, Vũng Tàu.
Có lẽ không cần nói quá nhiều thì mọi người cũng đoán được rằng hệ thống giao thông đường thủy ở đây sẽ phát triển hơn nhiều so với những nơi khác. Ngoài ra, đây còn là thành phố nằm gần Hồ Chí Minh nên sẽ thu hút được nhiều tiện ích hơn.
>>>>>Xem thêm: Chia sẻ 6 kinh nghiệm mở đại lý vé số thành công
Để đuổi kịp sự phát triển như vũ bão của kinh tế thế giới, Việt Nam cần phải có nhiều hơn những khu công nghiệp bền vững. Hy vọng top 11 khu công nghiệp lớn nhất miền Nam được đề cập trong bài sẽ là hạt nhân, kiểu mẫu để tạo nên hệ thống khu công nghiệp tân tiến bậc nhất đối với khu vực và toàn cầu.