Những ngày đèn đỏ là những ngày “khó ở” đối với nhiều chị em phụ nữ, thậm chí cơn đau còn àm ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến tinh thần và thể lực bị suy giảm. Để cải thiện tình trạng này, chị em có thể tham khảo và áp dụng những tư thế ngủ ngon ngày đèn đỏ mà Vua Nệm đưa ra, cơn đau của bạn sẽ giảm đi một cách đáng kể đấy.
Bạn đang đọc: Bật mí những tư thế ngủ ngon ngày đèn đỏ chị em nên biết
Contents
1. Tại sao ngày đèn đỏ lại ảnh hưởng đến giấc ngủ?
Ngày đèn đỏ gây nên nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của chị em, trong đó mất ngủ là một trong những ảnh hưởng phổ biến nhất. Có thể lý giải tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc trong ngày đèn đỏ như sau:
- Các cơn đau bụng kinh dù đau nhẹ, đau âm ỉ hay đau thắt đều khiến cho cơ thể khó chịu, do đó chị em khó có thể ngủ ngon trong những ngày này.
- Ngày đèn đỏ thường khiến cho cơ thể đau nhức, mệt mỏi dẫn đến khó ngủ
- Trong chu kỳ kinh nguyệt, lượng hormon estrogen và progesterone bị mất cân bằng hơn so với ngày thường, điều này gây ra tình trạng lo lắng, bồn chồn, mệt mỏi và khó ngủ hơn so với thông thường.
- Tâm ý lo lắng của chị em trong những ngày đèn đỏ cũng gây ra tình trạng ngủ không ngon giấc như sợ làm bẩn ga giường, bẩn quần áo…
Nhìn chung, tình trạng đau bụng kinh khiến cho giấc ngủ bị ảnh hưởng khá phổ biến, đây cũng là một phản ứng bình thường của cơ thể nên chị em không cần lo lắng. Tuy nhiên, hãy tìm những biện pháp hữu ích để cải thiện tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ để sức khỏe được đảm bảo nhé.
2. Những tư thế ngủ ngon ngày đèn đỏ
Đa phần chị em đều phải đối mặt với các cơn đau bụng kinh trong ngày đèn đỏ, một số người chỉ đau nhẹ nhưng một số người lại đau thắt và khó chịu. Tư thế ngủ ngon ngày đèn đỏ sẽ giúp bạn giảm đi các cơn đau trong những ngày này, giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ hơn và ngủ sâu giấc hơn. Hãy áp dụng các tư thế được khuyến nghị dưới đây nhé.
2.1. Tư thế bào thai là tư thế ngủ ngon ngày đèn đỏ
Tư thế bào thai là tư thế giúp bạn ngủ ngon nhất trong những ngày đèn đỏ. Khi nằm với tư thế này, người nằm sẽ nằm nghiêng về một bên, chân và thân dưới co lên giống như tư thế bào thai trong bụng mẹ.
Tư thế bào thai có tác dụng loại bỏ các áp lực lên cơ bụng, giúp các cơ xung quanh vùng bụng được thư giãn. Các áp lực này giảm đi đồng nghĩa với việc các cơn đau và co thắt cũng giảm xuống một cách đáng kể.
Các bác sĩ và chuyên gia về sức khỏe khuyến nghị nên nằm nghiêng về bên phải. Đây là tư thế tạo sự thoải mái cho cơ thể, tim và các cơ quan nội tạng khong bị chèn ép, do đó chị em sẽ dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn.
2.2. Tư thế nằm ngửa giúp ngủ ngon hơn
Nằm ngửa cũng là một trong những tư thế ngủ ngon ngày đèn đỏ mà chị em có thể áp dụng. Nằm ngửa giúp hạn chế các cơn đau lưng và đau bụng dưới. Bạn có thể sử dụng một chiếc gối để kê ở vùng đầu gối, tư thế này hỗ trợ rất tốt cho cột sống, làm giảm các cơn đau và giúp cho cơ thể thoải mái hơn. Tuy nhiên, theo trải nghiệm thực tế của nhiều người thì nằm ngửa không cho hiệu quả như tư thế bào thai.
3. Tư thế nên tránh trong ngày đèn đỏ?
Ngoài quan tâm đến những tư thế ngủ ngon ngày đèn đỏ, bạn cũng cần chú ý đến tư thế cần tránh trong những ngày này. Theo các bác sĩ, nằm sấp là tư thế nên tránh trong những ngày hành kinh. Khi nằm sấp, các cơ quan như tim, bàng quang, nội tạng sẽ bị chèn ép, gây khó thở và tạo cảm giác khó chịu cho cơ thể. Nằm sấp cũng ảnh hưởng đến xương và cột sống theo hướng tiêu cực, gây đau lưng khi thức dậy.
Tư thế nằm sấp cũng chèn ép ngực, các dây chằng bị đè nén tạo áp lực tới tử cung. Ngực bị chèn ép cũng làm cho quá trình lưu thông máu bị cản trở, từ đó làm trầm trọng thêm các cơn đau bụng kinh, khiến chị em khó ngủ, thiếu ngủ trong cả đêm.
4. Biện pháp giảm đau và ngủ ngon trong ngày đèn đỏ
Ngoài áp dụng những tư thế ngủ ngon ngày đèn đỏ, bạn cũng có thể thực hiện những cách dưới đây để giảm đau và ngủ ngon giấc hơn.
- Tắm nước ấm trước khi đi ngủ: Nước ấm có tác dụng làm giảm căng cơ, làm giảm các cơn đau và nhức mỏi của cơ thể. Bên cạnh đó, tắm nước ấm làm tăng thân nhiệt cơ thể, giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn nên có thể ngủ ngon giấc hơn. Lưu ý là không nên tắm quá muộn sau 10 giờ sẽ dẫn đến cảm lạnh và ảnh hưởng sức khỏe.
- Chườm bụng bằng túi chườm nóng: Sử dụn túi chườm nóng để chườm và làm ấm vùng bụng giúp máu lưu thông dễ dàng, giúp các cơn đau bụng kinh giảm xuống hiệu quả. Nếu không có túi chườm, bạn có thể sử dụng miếng dán hoặc có thể đựng nước ấm trong chai để chườm.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về chứng ngủ rũ Narcolepsy: Nguyên nhân và các biện pháp chữa trị hiệu quả tại nhà
- Massage bụng: Massage có tác dụng làm dịu đi các cơn đau, giúp cơ thể dễ chịu hơn. Nên massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn, vừa xoa vừa ấn nhẹ vào vụng. Thực hiện khoảng 30 lần liên tục để giảm bớt các cơn đau.
Tiếp theo, bạn dùng ngón trỏ và ngón giữa tay đặt tại vị trí rốn rồi ấn nhẹ, sau đó di chuyển ngón tay lên xuống, sang ngang để làm giãn cơ bụng, tăng cường lưu thông máu. Thực hiện động tác này khoảng 20-30 lần để đạt hiệu quả.
Trong trường hợp bạn bị đau lưng, có thể sử dụng bàn tay để áp vào phần dưới xương sườn, dịch chuyển bàn tay lên xuống và ấn nhẹ để làm giảm cơn đau. Cách massage này thực hiện khoảng 25-30 lần để có kết quả tốt. Bạn cũng có thể sử dụng các loại tinh dầu massage để tăng hiệu quả giảm đau nhé.
- Sử dụng trà hoặc nước ấm: Các loại trà tự nhiên có tác dụng an thần sẽ giúp bạn ngủ ngon giấc hơn trong những ngày đèn đỏ. Nếu không có trà bạn có thể sử dụng nước ấm, nước sẽ làm ấm bụng và làm dịu đi các cơn đau.
- Chọn nệm ngủ phù hợp: Một chiếc nệm êm ái, có độ đàn hồi vừa phải sẽ giúp bạn ngủ ngon giấc trong chu kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể chọn nệm foam, nệm cao su thiên nhiên để giấc ngủ được trọn vẹn hơn.
- Sử dụng một miếng nệm giường ngày đèn đỏ: Một miếng nệm với kích thước vừa phải sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng băng tràn làm vấy bẩn nệm. Miếng lót nệm giúp bạn không còn lo lắng nên có thể ngủ ngon giấc hơn.
Gợi ý một số loại nệm phù hợp cho chị em trong những ngày đèn đỏ:
- Nệm cao su Dunlopillo World ECO
- Nệm Foam Amando Comodo Luxury
- Nệm Foam Inoac Aeroflow Pride
- Nệm cao su Vạn Thành Segovia
- Nệm Cool Gel Memory Foam Amando Casa
5. Sai lầm nên tránh trong những ngày đèn đỏ
Bên cạnh chọn việc chọn đúng tư thế ngủ ngon ngày đèn đỏ, bạn cũng cần lưu ý một số điều nên tránh trong những ngày này như sau:
- Hạn chế vận động trước khi đi ngủ: Trước khi đi ngủ bạn nên hạn chế tập luyện thể dục thể thao hay vận động mạnh để tránh cho cơ thể quá mệt mỏi. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tập các bài tập yoga hay vận động nhẹ để hạn chế tình trạng đau lưng, mệt mỏi….
- Hạn chế đồ ăn cay, nóng, đồ chua, đồ lạnh: Những đồ ăn này làm tăng việc co thắt dạ dày và tử cung, từ đó gây nên những cơn đau bụng khó chịu, làm cho kinh nguyệt ra nhiều hơn.
- Tránh tắm nước lạnh và tắm quá lâu: Vào chu kỳ kinh nguyệt, cổ tử cung sẽ mở rộng hơn so với những ngày thường, nếu tắm quá lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong và gây nên bệnh phụ khoa. Đặc biệt, tốt nhất là chị em không nên tắm bồn trong những ngày này vì vi khuẩn càng dễ dàng xâm nhập hơn so với tắm bằng vòi sen.
>>>>>Xem thêm: Ngủ quá ít hoặc ngủ quá nhiều đều có thể giảm thọ có đúng không?
Ngoài ra, bạn cũng không nên tắm bằng nước lạnh trong ngày đèn đỏ. Nước lạnh làm cơ thể dễ bị nhiễm lạnh hơn, gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bạn nên tắm nước ấm để giúp cơ thể đỡ đau và đỡ nhức mỏi hơn.
- Không nên đấm lưng vào ngày đèn đỏ: Bạn có thể massage lưng để làm giảm các cơn đau. Tuy nhiên, không nên đấm lưng vì điều này có thể làm cơn đau trở nên trầm trọng hơn, kinh nguyệt cũng ra nhiều hơn và những ngày đèn đỏ cũng kéo dài hơn so với bình thườg.
- Kiêng quan hệ trong ngày đèn đỏ: Việc “yêu” vào những ngày này sẽ làm tổn thương vùng kín của chị em, đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong và gây nên những bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
- Tránh làm việc quá sức trong ngày đèn đỏ: Chị em nên hạn chế làm việc nặng, quá sức trong chu kỳ kinh nguyệt. Làm việc nặng khiến cơ thể mất sức, mệt mỏi, làm tăng các cơn đau ở bụng dưới. Làm việc nặng cũng khiến cho kinh nguyệt ra nhiều hơn và kéo dài thời gian hành kinh hơn.
Trên đây là những tư thế ngủ ngon ngày đèn đỏ mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Nếu cơn đau nhẹ và không dữ dội, bạn có thể tham khảo những cách trên đây để làm giảm cơn đau. Tuy nhiên, nếu cơn đau dữ dội, co thắt nhiều thì bạn có thể uống thuốc giảm đau hoặc thăm khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn nhé.
Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/vi-sao-giac-ngu-roi-loan-khi-den-ky-kinh-nguyet/?link_type=related_posts