Khi chuẩn bị về quê, nhiều người trẻ tỏ ra băn khoăn không biết phải nói chuyện với người lớn tuổi, cụ thể là ông bà, như thế nào. Bởi lẽ, khoảng cách thế hệ khiến con cháu khá ngần ngại trong việc giao tiếp với các bậc bề trên. Trong bài viết sau đây, Bloggiamgia.edu.vn sẽ bật mí cho bạn kỹ năng nói chuyện với người lớn tuổi khi chuẩn bị về quê nhanh có được cảm tình!
Bạn đang đọc: Bật mí kỹ năng nói chuyện với người lớn tuổi khi chuẩn bị về quê
Contents
- 1 1. Những chủ đề có thể bắt chuyện với ông bà
- 1.1 1.1. Hỏi ông bà về thời nhỏ của ba mẹ hoặc chú bác
- 1.2 1.2. Những câu chuyện diễn ra vào lúc bạn ra đời
- 1.3 1.3. Điều gì khiến ông bà bên nhau một khoảng thời gian dài như thế?
- 1.4 1.4. Chuyện tình yêu của ông bà trước khi kết hôn như thế nào?
- 1.5 1.5. Hỏi xem ông bà có năng khiếu nào không?
- 1.6 1.6. Có điều gì trong thời chiến tranh mà ông bà không thể quên được hay không?
- 1.7 1.7. Những điều mà gia đình ta nên phát huy, gìn giữ?
- 1.8 1.8. Ông bà có thú vui giải trí nào thời còn thanh niên?
- 1.9 1.9. Ông bà có cảm nhận gì khi lần đầu tiên được xem tivi?
- 1.10 1.10. Điều gì ông bà luôn mong muốn nhưng vẫn chưa thể làm được?
- 2 2. Những nguyên tắc khi giao tiếp với người lớn tuổi bạn cần biết
1. Những chủ đề có thể bắt chuyện với ông bà
Nhiều người muốn “học”kỹ năng nói chuyện với người lớn tuổi khi chuẩn bị về quê nhưng không biết nên chọn đề tài nào. Vậy thì sau đây sẽ là giải đáp cho bạn!
1.1. Hỏi ông bà về thời nhỏ của ba mẹ hoặc chú bác
Chỉ ông bà mới có thể hiểu được tính cách của ba mẹ, chú bác của bạn khi còn nhỏ. Do đó, nếu lựa chọn chủ đề này để bắt chuyện thì bạn có thể thiết lập nên một mối quan hệ gần gũi với người thân.
1.2. Những câu chuyện diễn ra vào lúc bạn ra đời
Chắc hẳn ai cũng rất tò mò về những gì xảy ra vào thời điểm mà mình ra đời. Tất nhiên, với khoảnh khắc này thì ông bà chính là người nắm rõ nhất và ghi nhớ mọi việc đã xảy ra. Bạn hãy thử trò chuyện với ông bà về những biểu cảm, hành động của bố mẹ khi nghe tin chuyển dạ hay sau khi bạn sinh ra.
1.3. Điều gì khiến ông bà bên nhau một khoảng thời gian dài như thế?
Khi đã hỏi về bố mẹ, chú bác thì bạn hãy chuyển sang chủ đề mà ông bà là nhân vật chính. Qua chủ đề này, bạn sẽ học hỏi được những bí quyết giữ lửa hôn nhân của ông bà, sự vị tha hay những điều cần chia sẻ, cảm thông cho nhau. Ông bà chính là minh chứng thực tế cho hạnh phúc viên mãn mà bạn không cần phải tìm ví dụ ở đâu xa.
1.4. Chuyện tình yêu của ông bà trước khi kết hôn như thế nào?
Trước khi bắt đầu cuộc hôn nhân thì chắc hẳn ông bà cũng đã trải qua một vài mối tình. Do đó, hãy hỏi họ về cách họ theo đuổi và xây dựng tình yêu. Với ông bà, đây sẽ là một chủ đề khá thú vị.
1.5. Hỏi xem ông bà có năng khiếu nào không?
Bạn sẽ biết được trước đây ông bà có những tài năng đặc biệt gì thông qua chủ đề này. Đó có thể là năng khiếu về vẽ tranh, âm nhạc hay thể thao. Thật tuyệt vời nếu bạn cũng thừa hưởng được những năng khiếu này của ông bà đấy nhé!
1.6. Có điều gì trong thời chiến tranh mà ông bà không thể quên được hay không?
Ông bà là những người lớn lên trong thời chiến nên đã chứng kiến được những khốc liệt hoang tàn của chiến tranh. Những ký ức này có lẽ họ sẽ chẳng thể quên được nên sẽ chia sẻ với bạn bằng một góc nhìn chân thực nhất.
1.7. Những điều mà gia đình ta nên phát huy, gìn giữ?
Mỗi gia đình sẽ có những truyền thống và lối sống riêng được duy trì xuyên suốt bao thế hệ. Ví dụ như bữa cơm gia đình luôn phải có đầy đủ các thành viên dù cho có bận bịu bất cứ công việc gì. Điều này sẽ tạo nên khác biệt đặc trưng của từng gia đình và bạn sẽ là thế hệ tiếp theo cần phát huy, gìn giữ.
1.8. Ông bà có thú vui giải trí nào thời còn thanh niên?
Vào mỗi thời đại sẽ có những thú vui giải trí khác nhau, điều này đồng nghĩa với việc có những thú vui của ông bà thời xưa mà đến nay mình không còn thấy được. Do đó, thông qua câu hỏi này, bạn sẽ biết được những người thời xưa giải trí vui chơi với những hoạt động nào, có những trò chơi gì thú vị,…
Tìm hiểu thêm: TOP 20+ quà sinh nhật cho bé trai 3-6 tuổi, 7 -12 tuổi tặng trẻ “vui hết ý”
1.9. Ông bà có cảm nhận gì khi lần đầu tiên được xem tivi?
Vào những năm 70, Việt Nam ta đã xuất hiện những chiếc tivi đầu tiên nhưng vẫn chỉ là màn hình trắng đen. Vậy nên, bạn có thể hỏi cảm nhận của ông bà khi lần đầu được xem tivi màn hình màu là như thế nào. Nhờ thế, bạn sẽ cảm nhận được những sự cải tiến trong nền công nghệ của Việt Nam.
1.10. Điều gì ông bà luôn mong muốn nhưng vẫn chưa thể làm được?
Mỗi người chúng ta chắc chắn ai cũng đang nuôi dưỡng những mơ ước và hoài bão. Tất nhiên, có những việc mình đã hoàn thành được nhưng cũng có những việc chưa thể hoàn thành vì điều kiện chưa cho phép. Thông qua chủ đề này, bạn sẽ biết được ông bà mình còn những mong muốn gì từ quá khứ mà đến nay vẫn chưa thể thực hiện. Biết đâu bạn có thể giúp ông bà hiện thực hóa mong muốn này thì sao!
2. Những nguyên tắc khi giao tiếp với người lớn tuổi bạn cần biết
Dù trong hoàn cảnh nào, dù thân thiết đến đâu thì khi nói chuyện với người lớn tuổi, bạn vẫn phải ghi nhớ những nguyên tắc nhất định. Và để cuộc nói chuyện được diễn ra trong trạng thái tốt đẹp, vui vẻ, dưới đây là những nguyên tắc bạn cần lưu ý:
2.1. Giữ thái độ tôn trọng với những người lớn tuổi
“Kính trên nhường dưới” là câu nói mà người xưa vẫn thường hay truyền dạy cho con cháu. Do đó, trong bất cứ cuộc trò chuyện nào, bạn cũng nên thể hiện sự kính trọng, lễ phép đối với người lớn tuổi. Họ thường sẽ không thích những người trẻ quá hiếu thắng, thể hiện.
Do đó, bạn nên kiềm chế lại những cảm xúc cá nhân, không bày tỏ quan điểm một cách quá mạnh bạo. Đặc biệt, bạn phải luôn duy trì thái độ tôn trọng, nhã nhặn. Chính thái độ lễ phép là yếu tố quyết định cho kỹ năng nói chuyện với người lớn tuổi khi chuẩn bị về quê mà người trẻ có thể tham khảo.
2.2. Tính kiên nhẫn là yếu tố hàng đầu
Người lớn tuổi thường có xu hướng thích kể chuyện cho con cháu của họ nghe. Nguyên nhân có thể vì họ cô đơn hoặc cũng do muốn gần gũi với con cháu. Những câu chuyện này đó có thể là chuyện quan trọng, hoặc chỉ đơn giản là đã những chuyện họ đã nhìn thấy, đã đi qua.
Tuy nhiên, dù là chuyện gì thì mục đích cuối cùng vẫn là muốn nói chuyện với bạn nhiều hơn và hoài niệm những câu chuyện xưa cũ. Vậy nên, bạn phải có thái độ kiên nhẫn để lắng nghe những gì họ nói và hòa nhập vào câu chuyện. Với cách này, bạn sẽ ghi điểm được với người lớn tuổi.
Tốt nhất, bạn đừng để người lớn tuổi cảm giác rằng bạn phớt lờ và không muốn nói chuyện với họ. Bạn có thể suy nghĩ rằng việc đó đơn giản, nhưng bản thân người lớn tuổi sẽ nhạy cảm và tủi thân. Sự kiên nhẫn cũng chính là yếu tố hàng đầu để khoảng cách của bạn cùng người lớn tuổi được thu hẹp hơn.
>>>>>Xem thêm: Tổ chức sinh nhật bố mẹ ấm cúng, ý nghĩa
2.3. Luôn chú ý lắng nghe
Kiên nhẫn thôi thì vẫn là chưa đủ, bạn cần phải có thái độ lắng nghe. Có những người khi nói chuyện với người lớn mắt chỉ chăm chăm vào điện thoại, điều này khiến họ cảm giác như đang một mình độc thoại. Lúc này, bạn sẽ bị đánh giá là không tôn trọng, lịch sự và lễ phép. Hãy thử một vài lần thật sự lắng nghe những gì họ nói, bạn sẽ đúc kết được cho mình những bài học hay trải nghiệm thú vị. Hoặc đơn giản, nó sẽ khiến người lớn có thiện cảm và thêm yêu quý bạn hơn.
- 10+ chủ đề nói chuyện với người yêu cực kỳ hấp dẫn mà bạn nên thử
- Học cách nói chuyện khôn khéo có được thiên hạ
- 11+ bí kíp giúp phụ nữ nói chuyện cuốn hút, thú vị khi giao tiếp
Bài viết đã tổng hợp những kỹ năng nói chuyện với người lớn tuổi khi chuẩn bị về quê bổ ích dành cho các bạn trẻ. Hy vọng với những gì Bloggiamgia.edu.vn vừa chia sẻ, khoảng cách thế hệ sẽ không là nỗi lo ngại của bạn khi bắt chuyện với một ai đó nhé!