Bật mí 6 kinh nghiệm mở tiệm cầm đồ thành công

Rate this post

Trước thời buổi kinh tế có nhiều biến động, không ít người gặp phải các vấn đề về tài chính. Và một trong những giải pháp hiệu quả để giải quyết tình trạng này đó là tìm tới các tiệm cầm đồ. Cũng vì vậy mà ngày càng có nhiều tiệm cầm đồ xuất hiện hơn. Tuy nhiên, để mở và kinh doanh tiệm cầm đồ thành công không phải việc dễ dàng. Đó cũng là lý do chúng tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm mở tiệm cầm đồ trong bài viết này!

Bạn đang đọc: Bật mí 6 kinh nghiệm mở tiệm cầm đồ thành công

Bật mí 6 kinh nghiệm mở tiệm cầm đồ thành công

Chia sẻ kinh nghiệm mở tiệm cầm đồ hiệu quả

1. Dịch vụ cầm đồ là gì?

Cầm đồ là một dịch vụ thuộc lĩnh vực tài chính. Khi sử dụng dịch vụ này khách hàng sẽ phải cung cấp cho cửa hàng cầm đồ một tài sản có giá trị để kết giao hợp đồng vay tiền. Trong suốt quá trình vay, cửa hàng cầm đồ sẽ giữ tài sản của khách hàng để làm vật tín chấp. 

Các tài sản có thể cầm đồ thường là: Xe máy, điện thoại, máy tính, trang sức giá trị,… thậm chí là cả ô tô, sổ đỏ. Lãi suất cho vay cầm đồ nhìn chung cao hơn so với vay thế chấp ngân hàng nhưng thủ tục vay khá đơn giản và giải ngân vốn nhanh hơn.

Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu tới thời gian thanh toán khoản vay theo ký kết trong hợp đồng mà khách hàng vẫn không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình thì tiệm cầm đồ sẽ được quyền sở hữu tài sản cầm cố. 

Bật mí 6 kinh nghiệm mở tiệm cầm đồ thành công

Cầm đồ là một dịch vụ thuộc lĩnh vực tài chính.

2. Các thủ tục pháp lý để mở tiệm cầm đồ

Để có thể mở tiệm cầm đồ thì bạn sẽ cần phải chuẩn bị đầy đủ các thủ tục pháp lý theo quy định, cụ thể gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao)
  • CMND/CCCD của người đại diện cơ sở kinh doanh (bản sao)
  • Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc cơ sở kinh doanh đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an ninh trật tự
  • Biên bản kiểm tra hợp lệ xác nhận cơ sở kinh doanh đáp ứng các điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy
  • Phiếu lý lịch tư pháp của người đại diện cơ sở kinh doanh dịch vụ

Bật mí 6 kinh nghiệm mở tiệm cầm đồ thành công

Cần có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tiệm cầm đồ khi mở tiệm

3. Tổng hợp 6 kinh nghiệm mở tiệm cầm đồ

3.1. Xác định và chuẩn bị nguồn vốn mở tiệm cầm đồ

Để có thể mở tiệm cầm đồ bạn sẽ cần phải chuẩn bị nguồn vốn tương đối lớn. Do đó, trước khi mở tiệm cầm đồ bạn nên xác định rõ khả năng tài chính của bản thân để mở tiệm cầm đồ với quy mô phù hợp. 

Nếu khả năng tài chính tốt, bạn có thể mở một tiệm cầm đồ lớn với mức vốn từ 200 triệu đồng trở lên. Còn ngược lại thì có thể mở tiệm cầm đồ với mức vốn khoảng 100 triệu đồng, chuyên nhận cầm điện thoại, xe máy, laptop,… 

Theo kinh nghiệm mở tiệm cầm đồ của những người đi trước thì việc xác định rõ khả năng tài chính của mình ngay từ ban đầu rất quan trọng. Đồng thời cũng không nên để tồn tiền vốn mà phải tìm cách cho nguồn vốn luôn được xoay vòng. Có nghĩa là khi hợp đồng vay này đã quá hạn thanh toán thì nên thanh lý ngay tài sản cầm cố trong hợp đồng đó để có vốn tiếp tục cầm đồ.

3.2. Học cách đánh giá, kiểm tra tài sản cầm cố

Lĩnh vực cầm đồ thường tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Đặc biệt, nếu bạn gặp phải những khách hàng khôn lanh, có kinh nghiệm sẽ rất dễ bị lừa. Cách thức lừa rất đa dạng, giả sử như tráo đổi linh kiện, phụ tùng máy tính, điện thoại, xe máy trước khi cầm cố chẳng hạn. Nếu bạn không biết cách kiểm tra tài sản cầm cố thì rất dễ gặp thiệt hại.

Bật mí 6 kinh nghiệm mở tiệm cầm đồ thành công

Cần học cách đánh giá và kiểm tra tài sản cầm cố khi mở tiệm cầm đồ

Bên cạnh đó, để tránh xảy ra những tranh chấp không mong muốn bạn chỉ nên nhận cầm cố những tài sản có giấy tờ, nguồn gốc rõ ràng.

3.3. Chọn địa điểm mở tiệm cầm đồ

Địa điểm đóng một vai trò quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành bại của một cửa hàng, công ty, doanh nghiệp. Vì vậy, nếu bạn muốn mở tiệm cầm đồ cần hết sức lưu ý tới vấn đề này. 

Những người trong nghề chia sẻ kinh nghiệm mở tiệm cầm đồ cho biết, trước khi quyết định thuê địa điểm mở tiệm nên khảo sát thị trường để có sự đánh giá chính xác và toàn diện. Cụ thể, khi khảo sát cần trả lời được:

  • Đối tượng khách hàng hướng tới là ai? Đó là những người thường có nhu cầu cầm đồ vay tiền, ví dụ như người chơi cá độ, chủ lô đề, công nhân có thu nhập thấp cần tiền để trang trải cuộc sống,… Do đó, nếu bạn mở tiệm cầm đồ trong các khu chung cư, đô thị cao cấp thì rất khó để tồn tại lâu dài
  • Tại khu vực đó có đối thủ cạnh tranh nào không? Quy mô, hiệu quả hoạt động như thế nào? Mức lãi suất cầm đồ là bao nhiêu? Số lượng khách tới cầm đồ nhiều không? Tốt nhất bạn nên tránh mở tiệm tại khu vực có nhiều tiệm cầm đồ đang hoạt động để giảm tỷ lệ cạnh tranh
  • Mặt bằng mở tiệm cầm đồ nên thoáng và rộng rãi để khách hàng dễ dàng tìm thấy cũng như có thể chứa được tài sản khách hàng cầm cố. Bên cạnh đó, tiệm cầm đồ còn phải ở khu vực đông dân cư và lắp đặt đầy đủ camera giám sát, thiết bị phòng chống cháy nổ

Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa sâu xa của các phong tục tập quán ngày Tết

Bật mí 6 kinh nghiệm mở tiệm cầm đồ thành công
Kinh nghiệm mở tiệm cầm đồ khi chọn địa điểm

3.4. Xác minh tài sản cẩn thận trước khi nhận

Một kinh nghiệm mở tiệm cầm đồ nữa là cẩn trọng xác minh tài sản của khách hàng trước khi nhận cầm cố. Tài sản cầm cố phải đảm bảo chính chủ, có giấy tờ rõ ràng, không phải đồ trộm cắp, bất hợp pháp. 

Với những món đồ như túi xách, đồng hồ,… hàng hiệu bạn nên trang bị máy móc hỗ trợ kiểm tra thật giả. Hiện nay các món đồ giả được làm rất tinh vi nên khó có thể phân biệt được. Nếu lỡ nhận cầm phải hàng giả tốt nhất bạn không nên im lặng bán chui mà hãy trình báo cơ quan có thẩm quyền. Đây là một cách để nâng cao uy tín thương hiệu cho tiệm cầm đồ.

Bật mí 6 kinh nghiệm mở tiệm cầm đồ thành công

Một kinh nghiệm mở tiệm cầm đồ nữa là cẩn trọng xác minh tài sản của khách hàng

3.5. Học cách thẩm định và định giá tài sản

Đồng thời, bạn cũng cần học cách định giá tài sản cầm cố để tránh đưa ra mức giá quá cao khiến cửa hàng bị “hớ”. Mỗi món hàng khác nhau sẽ có những yếu tố định giá khác nhau. Tài sản sẽ được định giá dựa trên giá trị thực tế, giá bán hiện tại trên thị trường cũng như tình trạng và khả năng thanh khoản của nó. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác tác động lên định giá tài sản đó là: 

  • Chi phí cố định: Chi phí không bị các yếu tố khác ảnh hưởng
  • Chi phí biến đổi: Chi phí có thể thay đổi theo thời gian

Đây là một kinh nghiệm mở tiệm cầm đồ quan trọng mà mọi chủ tiệm cần phải biết để giảm thiệt hại cho cơ sở kinh doanh của mình.

Bật mí 6 kinh nghiệm mở tiệm cầm đồ thành công

Chủ tiệm cầm đồ phải biết cách thẩm định, định giá tài sản cầm cố

2.6. Lãi suất, chi phí phát sinh

Các tiệm cầm đồ được quyền đưa ra mức lãi suất cầm cố nhưng phải đảm bảo không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ khi luật khác liên quan có quy định khác.

Nếu tiệm cầm đồ và khách hàng có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng không xác định lãi suất cụ thể thì chỉ được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn đã quy định trong khoản 1 Điều 468 tại thời điểm trả nợ nếu có tranh chấp. Vì vậy, khi mở tiệm cầm đồ bạn cần cân đối đưa ra mức lãi suất hợp lý và tuân thủ luật pháp. 

Ngoài lãi suất ra thì tiệm cầm đồ có thể đưa ra một số khoản chi phí khác, ví dụ như phí trả trước hạn hoặc phí trả trễ hạn. Mức phí phạt này do hai bên tự thỏa thuận.

4. Xử phạt vi phạm với tiệm cầm đồ

Nếu vi phạm một trong những điều sau khi kinh doanh dịch vụ cầm đồ, tiệm cầm đồ có thể bị xử phạt dựa theo Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Bật mí 6 kinh nghiệm mở tiệm cầm đồ thành công

>>>>>Xem thêm: Top 22 đặc sản Hưng Yên nhất định phải thử một lần

Xử phạt vi phạm với tiệm cầm đồ

  • Phạt từ 500.000 – 1.000.000 VNĐ với các vi phạm:
    • Khi cơ quan chức năng kiểm tra không xuất trình được giấy tờ chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự (ANTT)
    • Mất giấy chứng nhận ANTT nhưng không thông báo cho cơ quản chức năng có thẩm quyền
    • Không thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý ANTT
  • Phạt từ 2.000.000 – 5.000.000 VNĐ với các vi phạm:
    • Cầm cố tài sản không có giấy tờ 
    • Cầm cố tài sản không có hợp đồng 
    • Cầm cố tài sản thuộc sở hữu của bên thứ 3 nhưng không có giấy tờ ủy quyền hợp lệ
    • Bảo quản tài sản cầm cố không đúng nơi đã đăng ký với cơ quan chức năng
  • Phạt từ 5.000.000 – 15.000.000 VNĐ với vi phạm:
    • Cho vay cầm cố vượt quá lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay 150%
    • Cầm cố tài sản trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hay do phạm tội mà có

Trên đây là một số kinh nghiệm mở tiệm cầm đồ mà chúng tôi muốn chia sẻ. Nếu bạn đang có kế hoạch mở tiệm cầm đồ thì hãy tham khảo những kinh nghiệm này để có thể giúp tiệm cầm đồ hoạt động ổn định và phát triển.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *