Chiếu cói là vật dụng được ưa chuộng, nhất là trong mùa hè nhờ sự thoáng khí, tạo cảm giác mát mẻ và thoải mái khi sử dụng. Tuy nhiên, do tiếp xúc thường xuyên với độ ẩm, chiếu cói dễ xuất hiện nấm mốc. Việc giặt chiếu cói đúng cách sẽ giúp duy trì độ bền sản phẩm và bảo vệ sức khỏe người dùng. Hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn khám phá những cách giặt chiếu cói đơn giản và hiệu quả ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Bạn đang đọc: Bật mí 4 cách giặt chiếu cói bị mốc siêu đơn giản và hiệu quả
Contents
1. Chiếu cói là gì?
Chiếu cói là sản phẩm truyền thống được làm từ sợi cây cói. Sau khi qua quá trình phơi khô và nhuộm màu, các sợi cói này được nghệ nhân tại các làng truyền thống ghép lại với nhau để tạo thành các tấm chiếu với nhiều kích thước, phù hợp với các loại giường ngủ khác nhau.
2. Một số ưu và nhược điểm của chiếu cói
Các loại chiếu đều sở hữu những ưu điểm và nhược điểm đặc trưng. Trước khi quyết định mua chiếc chiếu cói, việc nghiên cứu về các ưu điểm và hạn chế của chúng giúp bạn dễ dàng đưa ra lựa chọn hợp lý.
2.1. Ưu điểm của chiếu cói
- An toàn và mát mẻ: Chiếu cói được sản xuất hoàn toàn từ cói nên chúng có khả năng thông thoáng tốt và mang lại cảm giác mát mẻ, đặc biệt phù hợp cho mùa nắng nóng. Nhờ được làm từ thành phần nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên nên chiếu cói ít gây ra các vấn đề về dị ứng khi sử dụng.
- Giá hợp lý: Chiếu cói sử dụng nguyên liệu cói từ thiên nhiên nên giá cả của sản phẩm này thường nằm trong khoảng từ 50.000 – 100.000 VNĐ cho những loại chiếu thông thường. Tuy nhiên, có những chiếu cói cao cấp, được sản xuất bằng công nghệ máy móc, có độ bền và chắc chắn hơn thì mức giá có thể giao động từ 100.000VNĐ – 200.000 VNĐ tùy thuộc vào chất lượng và thiết kế.
- Dễ vệ sinh và vận chuyển: Nhờ khối lượng nhẹ nên chiếu cói rất dễ di chuyển và lưu trữ. Chúng có thể được gấp, cuộn hay gấp lại một cách tiện lợi. Đặc biệt, để vệ sinh chiếu cói, bạn chỉ cần chà nhẹ bằng nước xà phòng loãng hoặc nước và sau đó phơi khô nhanh chóng trong ngày.
- Nhiều kích thước: Chiếu cói có sẵn trong nhiều kích thước khác nhau như 1mx2m, 1m2x2m, 1m6x1m8,… Loại kích thước 1mx2m thích hợp cho sinh viên, học sinh nằm giường tầng trong ký túc xá. Còn loại 1m6x1m8 phù hợp cho gia đình nhỏ khi sử dụng cho việc nằm hay trải dưới sàn.
2.2. Nhược điểm
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng chiếu cói cũng còn tồn tại một số nhược điểm như:
- Dễ bị mốc: Chiếu cói dễ bị nấm mốc khi sử dụng trong môi trường ẩm hoặc thời tiết lạnh. Việc không vệ sinh và phơi khô chiếu đầy đủ cũng có thể gây ra tình trạng nấm mốc và tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe người dùng.
- Chiếu mới có mùi thuốc nhuộm: Quá trình sản xuất, nhuộm màu sợi cói khiến chúng có mùi đặc trưng. Mùi này thường tồn tại trong khoảng 1 tuần sau khi mua chiếu về. Tuy nhiên, bạn có thể loại bỏ mùi bằng cách giặt và phơi chiếu sau khi mua về.
- Tuổi thọ ngắn: Chiếu cói thường bị bong sợi cói và dễ bị trục trặc trong cấu trúc nếu sử dụng lâu dài hoặc chịu áp lực mạnh. Tuy nhiên, hiện nay các nhà sản xuất đã cải thiện sản phẩm bằng cách bọc viền chiếu với vải, giúp tăng độ bền và tuổi thọ của chiếu.
3. 4 cách giặt chiếu cói bị mốc đơn giản mà hiệu quả
Có nhiều nguyên nhân khiến chiếu bị mốc như lâu ngày không sử dụng, bảo quản không cẩn thận, để chiếu trong môi trường ẩm ướt, thời tiết không thuận lợi, hoặc do sử dụng liên tục mà không vệ sinh định kỳ. Dưới đây là cách giặt chiếu cói bị mốc đơn giản:
3.1. Sử dụng chanh
Hàm lượng axit cao trong chanh giúp khử mùi và loại bỏ mảng nấm mốc trên chiếu dễ dàng. Hãy thoa một lớp chanh lên toàn bộ mặt chiếu và vết mốc sẽ biến mất nhanh chóng. Lúc này, bạn hãy dùng khăn ẩm để lau sạch sau đó phơi khô chiếu.
Trong trường hợp thời tiết ẩm ướt, bạn có thể sử dụng quạt hoặc máy sấy để giúp chiếu nhanh khô hơn. Chanh cũng sẽ loại bỏ mùi hôi khó chịu và không gây hại cho sức khỏe.
3.2. Sử dụng vôi bột và nước muối
Đầu tiên, ngâm chiếu trong nước muối loãng trong khoảng 20 phút. Nước muối có khả năng kháng khuẩn và giúp loại bỏ nấm mốc từ sâu bên trong. Sau đó, giặt chiếu, giũ qua và rải một lớp vôi bột mỏng lên để hút nước, ẩm và loại bỏ vết bẩn. Cuối cùng, bạn giặt lại chiếu bằng nước sạch và phơi khô dưới ánh nắng.
Tìm hiểu thêm: Bỏ túi 9 cách tẩy vết ố trên gạch lát nền đơn giản và hiệu quả
3.3. Sử dụng xà phòng loãng
Để xử lý chiếu bị mốc, việc tiêu diệt hoàn toàn các vết mốc và ngăn chúng tái phát là điều rất quan trọng. Để giặt chiếu bị mốc, bạn nên sử dụng xà phòng có tính kiềm vừa phải.
Đầu tiên, lau sạch chiếu bằng khăn khô, sau đó giặt khăn ướt và vắt cạn nước rồi lau lại 2 mặt chiếu cho thật sạch. Tiếp theo, hòa nước với xà phòng cho loãng và sử dụng bàn chải để chải sạch cả hai mặt chiếu. Khu vực bị nấm mốc nhiều cần được chải kỹ hơn. Cuối cùng, bạn hãy giặt sạch chiếu bằng nước và phơi khô.
3.4. Phơi nắng chiếu
Khi chiếu cói mới xuất hiện vết nấm mốc nhẹ có thể sử dụng ánh nắng mặt trời để xử lý. Phơi chiếu dưới trời nắng để tiêu diệt nấm mốc. Nếu không có nắng hoặc nắng nhẹ, bạn có thể sử dụng cồn y tế hoặc rượu trắng bằng cách, thấm cồn vào khăn sạch và lau chiếu ở cả hai mặt, sau đó phơi ngoài trời ở nơi có gió thoáng để chiếu sạch sẽ và khô hơn.
Ngoài ra, trong trường hợp chiếu cói không bị mốc mà chỉ cần giặt sạch thông thường thì bạn cần tránh ngâm nước quá lâu hoặc giặt bằng xà phòng mà chỉ cần giặt chiếu bằng nước sạch, phơi nắng mặt trái cả ngày và phơi sương mặt phải đến 22h đêm. Đồng thời, trong mùa hè chỉ cần phơi nắng chiếu 2 – 3 giờ, sau đó mang vào nhà và mang ra phơi lại vào buổi đêm để giúp chiếu mềm mại và bền bỉ hơn.
5. Mẹo sử dụng và bảo quản chiếu cói bền đẹp
Mặc dù chiếu cói có tuổi thọ ngắn nhưng nếu biết cách sử dụng và bảo quản thì chúng sẽ có độ bền lên đến nhiều năm. Dưới đây là một số mẹo giúp chiếu cói bền đẹp hơn:
- Khi mới mua chiếu về bạn nên giặt với nước và phơi nắng trước khi sử dụng. Đồng thời giặt chiếu định kỳ 1 – 2 tháng 1 lần, mỗi lần giặt chỉ nên phơi nắng chiếu trong khoảng 2 – 3 giờ, tránh phơi quá lâu vì dễ khiến sợi cói giòn và dễ gãy.
- Vào mùa mưa, nên thường xuyên phơi chiếu và hạn chế làm rơi vãi thức ăn, đồ uống lên chiếu. Đối với chiếu ít sử dụng, hãy giặt sạch, phơi khô và bọc trong túi nilon rồi bảo quản nơi thoáng khí.
- Gấp chiếu lại theo chiều dọc, thuận theo các sợi chiếu được dệt, nên gấp mặt trên của chiếu vào trong để tránh bụi bẩn.
- Tránh để trẻ em sử dụng tay kéo những sợi cói lên hoặc sử dụng dao cắt đứt các mối liên kết bằng dây đay giữa các sợi cói.
>>>>>Xem thêm: Review Top 5 loại giấy thơm quần áo tốt nhất được yêu thích hiện nay
Như vậy, Bloggiamgia.edu.vn đã chia sẻ 4 cách giặt chiếu cói bị mốc một cách đơn giản và hiệu quả. Việc giữ cho chiếu cói luôn sạch không những giúp bảo quản chúng lâu hư mà còn đảm bảo sức khỏe cho người dùng. Hãy thực hiện các phương pháp trên để giúp chiếc chiếu cói luôn bền đẹp và tận hưởng sự thoải mái mà chúng mang lại.
>>>Đọc thêm: Các bước vệ sinh chiếu trúc từ A – Z bạn nên biết