Bánh chưng là món ăn truyền thống đặc trưng trong ngày Tết của Việt Nam, là biểu tượng cho nét đẹp văn hoá và được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, với những người theo xu hướng “eat clean” hay đang thực hiện chế độ giảm cân sẽ cảm thấy khá lo lắng khi ăn loại thực phẩm này. Vậy bánh chưng bao nhiêu calo và nên ăn như thế nào để không mập? Chúng ta hãy tìm câu trả lời ngay sau đây.
Bạn đang đọc: Bánh chưng bao nhiêu calo, ăn như thế nào để không mập
Contents
1. Bánh chưng bao nhiêu calo?
Để biết được một chiếc bánh chưng bao nhiêu calo, trước hết chúng ta cần phân tích các thành phần có trong bánh chưng. Thông thường, một chiếc bánh chưng truyền thống sẽ bao gồm:
- 200g gạo nếp
- 100g thịt lợn
- 50g đậu xanh
Khối lượng này được đong đếm cho một chiếc bánh chưng cỡ vừa. Theo đó, hàm lượng calo có trong các thành phần trên được tính như sau:
- 1g tinh bột chứa 4 calo
- 1g chất béo chưa 9 calo
- 1g đậu xanh chứa 4 calo
Theo số liệu trên, ta có thể tính được 1 chiếc bánh chưng cỡ vừa với các thành phần truyền thống thường cung cấp khoảng 1.700 – 2.000 calo. Tuy nhiên, theo thói quen ăn uống của người Việt, một chiếc bánh chưng vuông thường được cắt ra thành 8 phần bằng nhau. Do đó, hàm lượng calo có trong một miếng bánh chưng khoảng từ 200 – 250 calo.
2. Ăn bánh chưng có tác dụng gì?
Trong 100g bánh chưng chứa trung bình khoảng:
- 4.2g chất béo
- 4.3g chất đạm
- 31.6g chất bột đường
- 0.6g chất xơ
- 26g canxi
- 0.94g chất sắt
- 1.4g chất kẽm
Với các thành phần dinh dưỡng trên, việc ăn 100g bánh chưng sẽ cung cấp cho bạn những giá trị tốt cho sức khoẻ sau:
- Thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể: thành phần đậu xanh có trong bánh chưng có tác dụng giúp cơ thể thanh nhiệt, mịn da và giảm thải chất độc từ sâu bên trong. Từ đó, cơ thể được thanh lọc, sức khỏe cải thiện hơn. Ngoài ra, gạo nếp còn giúp điều trị chứng chóng mặt, váng đầu hay chứng ra mồ hôi.
- Bổ sung chất đạm cho cơ thể: Chất đạm được ấy từ nhân thịt lợn đã mang đến nguồn dinh dưỡng cho cơ thể, cung cấp lượng protein cần thiết cho mọi lứa tuổi.
- Giúp cơ thể kháng khuẩn, kháng nấm: Những chiếc bánh chưng tròn vị, thơm ngon không thể thiếu thành phần có trong nhân bánh là hạt tiêu. Thành phần này có chứa hoạt chất oleoresin – loại chất có công dụng kháng khuẩn, kháng nấm hiệu quả, đồng thời còn hỗ trợ quá trình đông máu.
- Tốt cho hệ tiêu hoá: Lá dong không chỉ có tác dụng dùng để gói kín các thành phần bên trong bánh, tăng tính thẩm mỹ cho món ăn mà với tính hàn vốn có, lá rong còn có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, tăng cường giải độc, hỗ trợ hệ tiêu hoá và lợi tiểu.
Tuy nhiên, cơ thể của bạn chỉ có thể hấp thụ được tất cả những giá trị dinh dưỡng trên với điều kiện bạn nạp vào cơ thể với khẩu phần ăn vừa phải. Nếu quá lạm dụng, ăn quá nhiều bánh chưng sẽ không chỉ làm cho cơ thể tăng cân vù vù mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ.
Khi cơ thể tăng cân nhanh trong một thời gian ngắn là dấu hiệu của bệnh béo phì và sẽ kéo theo những tiềm ẩn nguy cơ về sức khoẻ. Bạn không chỉ phải tập luyện chăm chỉ hơn, cường độ cao hơn để đốt cháy lượng calo vừa nạp vào cơ thể mà còn phải đối mặt với các căn bệnh về mỡ máu, đầy bụng, cơ thể khó chịu, đường ruột khó tiêu hoá…
3. Những ai không nên ăn nhiều bánh chưng
Như đã nói ở trên, chúng ta chỉ nên ăn một lượng bánh chưng vừa đủ khoảng 100g bánh chưng tương đương 1 miếng bánh cho một ngày. Bất cứ ai khi ăn quá nhiều bánh chưng đều không tốt và đặc biệt những đối tượng sau đây nên chú ý đến việc tiêu thụ bánh chưng quá nhiều:
- Người bị béo phì: bánh chưng là một thực phẩm giàu năng lượng, có lượng tinh bột lớn. Do đó, nếu đã mắc bệnh béo phì, tuyệt đối bạn không nên ăn quá nhiều bánh chưng vì sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Không những không thể giữ nguyên cân nặng mà còn khiến cơ thể mập lên trông thấy.
- Người mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch: Bánh chưng giàu chất đạm và chất béo. Đây cũng là những nguyên nhân làm cho bệnh cao huyết áp cũng như tim mạch trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nếu bạn không muốn đối mặt với những tình huống nguy hiểm cho sức khoẻ thì hãy hạn chế ăn bánh chưng hoặc ăn với lượng nhỏ để giải quyết “cơn thèm”.
Tìm hiểu thêm: Cảnh báo nguy hiểm sức khỏe nằm nệm cũ mùa COVID-19
- Phụ nữ mang thai: Việc ăn quá nhiều bánh chưng trong giai đoạn thai kỳ sẽ làm cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu, cơ thể đầy hơi, khó tiêu, bức bách.
- Người mắc bệnh về thận: Thông thường, người mắc các bệnh liên quan đến thận thường kèm theo các triệu chứng liên quan đến cao huyết áp và tim mạch. Do đó, để giảm sự tiến triển tiêu cực của bệnh, người bệnh nên hạn chế với loại thực phẩm này.
- Người bị đau dạ dày: Gạo nếp và đỗ xanh là những thành phần không tốt cho người bị đau dạ dày. Chúng sẽ làm cho tình trạng ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, đầy bụng… diễn ra trầm trọng hơn.
- Người bị mụn nhọt: tác dụng làm đẹp da, mịn da của bánh chưng sẽ không hiệu quả nếu bạn ăn quá nhiều. Đặc biệt với người bị mụn nhọt khi ăn nhiều loại thực phẩm này sẽ càng làm cho tình trạng mụn nhọt trên cơ thể nặng hơn.
4. Ăn bánh chưng như thế nào để không mập?
Những mẹo dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các “tín đồ” của bánh chưng rất hài lòng và có thể yên tâm ăn nhiều bánh thêm một chút.
4.1. Không ăn các loại bánh chưng chiên rán
Không thể phủ nhận sự thơm ngon hấp dẫn của hương bị bánh chưng rán. Nhiều người “mê” món này hơn cả bánh chưng luộc thông thường. Tuy nhiên, bánh chưng chiên rán với lượng lớn dầu mỡ khi được đưa vào cơ thể sẽ tích tụ rất nhiều chất béo. Đây chính là nguyên nhân khiến cho bạn tăng cân, đặc biệt là vào dịp Tết khi ăn uống “thả phanh”, khó kiểm soát hơn.
4.2. Ăn bánh chưng vào bữa sáng hoặc bữa trưa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu bạn ăn bánh chưng vào bữa tối sẽ làm cho cơ thể cảm thấy khó chịu vì đầy bụng, khó tiêu, thậm chí mất ngủ… Bên cạnh đó, ăn bánh chưng vào buổi tối – khi mà cơ thể ít vận động mạnh còn khiến bạn tăng cân vù vù nữa đó.
Thời điểm thích hợp nhất để bạn có thể thưởng thức món ăn này là vào buổi sáng và buổi trưa và mỗi lần ăn chỉ nên ăn 1 miếng bánh chưng tương đương với 100g bánh.
4.3. Không ăn bánh chưng cùng với các loại tinh bột khác
Bánh chưng là thực phẩm chứa rất nhiều calo. Vì vậy, nếu đã ăn bánh chưng rồi thì bạn không nên ăn cùng với các loại thực phẩm có chứa tinh bột khác như cơm, bánh mì, xôi,… Việc nạp quá nhiều tinh bột trong một bữa ăn sẽ làm cho cơ thể khó chịu, bị quá no và tăng cân nhanh chóng.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh xa các loại đồ ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ như đồ chiên rán, đồ ăn vặt… để tránh bị mập lên mất kiểm soát.
4.4. Ăn bánh chưng cùng với các loại rau xanh
Việc ăn bánh chưng cùng với các loại rau xanh giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt. Đồng thời, việc này còn giúp cho bạn cảm thấy ngon miệng hơn, không bị ngán như khi ăn các món ăn chiên xào, ngập dầu mỡ.
Bạn có thể ăn bánh chưng kèm với dưa hành, dưa món, rau luộc… Hoặc bạn cũng có thể ăn thêm các loại hoa quả sau khi đã thưởng thức xong món bánh chưng.
>>>>>Xem thêm: Ngủ bao nhiêu là đủ? Thời lượng ngủ đủ giấc giúp cơ thể tràn đầy năng lượng?
4.5. Tập thể dục mỗi ngày
Phương pháp tốt nhất để bạn giảm cân hay kiểm soát cân nặng của mình chính là tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Để có thể tiêu thụ nhanh chóng lượng calo nạp vào từ bánh chưng, bạn cần vận động nhiều hơn với cường độ lớn hơn. Đây chính là giải pháp hoàn hảo cho sức khoẻ và giúp bạn ăn nhiều bánh chưng nhưng không mập.
Sau bài viết trên đây, hy vọng bạn đã có thể biết bánh chưng bao nhiêu calo và nên ăn bánh chưng như thế nào để không béo. Bánh chưng là thực phẩm ngon, kích thích vị giác tuy nhiên ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ vì vậy, bạn cần chỉ định một khẩu phần ăn hợp lý nhất.