Theo các chuyên gia về giấc ngủ, mỗi người đều có đồng hồ sinh học khác nhau. Nhà tâm lý học Michael Breus cũng đã chỉ ra rằng, con người thường có 4 kiểu đồng hồ sinh học tương ứng với 4 con vật đó là: cá heo, sư tử, sói, gấu. Vậy bạn ngủ giống loại vật nào? Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Bạn ngủ giống loại vật nào? Gấu, sư tử, cá heo hay sói?
Contents
1. Tìm hiểu đồng hồ sinh học là gì?
Trong thực tế, một số người có thể làm việc tốt hơn vào ban đêm, số khác lại làm việc hiệu quả vào ban ngày. Mỗi người có một khung giờ “cao điểm” khác nhau và rất khó để thay đổi khung giờ này. Chúng ta đều có một nhịp sinh học giúp đầu óc làm việc hiệu quả nhất, quy định lúc nào dễ đi vào giấc ngủ và lúc nào dễ thức dậy.
Thông thường, người ta thường chia đồng hồ sinh học của một người thành 4 nhóm động vật đó là: gấu, cá heo, sư tử và sói – dựa vào đặc điểm tương đồng với các loài động vật này trong tự nhiên. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, nhịp sinh học có thể ảnh hưởng đến kết quả làm việc, hoạt động thể chất và tinh thần. Vậy nên nếu hiểu được bạn ngủ giống loại vật nào, bạn có thể sắp xếp hoạt động hàng ngày của mình tối ưu hơn, từ đó đạt hiệu quả cao hơn trong mọi hoạt động, công việc.
2. Bạn ngủ giống loại vật nào? Gấu, sư tử, cá heo hay sói?
2.1. Kiểu gấu
Theo các chuyên gia, có khoảng 55% dân số có đồng hồ sinh học kiểu gấu. Những người thuộc nhóm này có thời gian thức dậy và đi ngủ theo khung giờ “chuẩn” (tức theo chu kỳ mặt trời). Vậy nên họ không gặp nhiều khó khăn trong việc thức dậy và đi ngủ.
Những người thuộc nhóm gấu sẽ hoạt động năng suất nhất vào buổi sáng. Tuy nhiên vào giữa buổi chiều (từ 2-4 giờ) họ sẽ cảm thấy hơi kiệt sức.
Để tối ưu năng suất, những người thuộc kiểu gấu nên sắp xếp công việc trong ngày dựa theo chu kỳ của mặt trời. Bạn nên thức dậy sớm để có nhiều thời gian giải quyết công việc và đi ngủ sớm vào buổi tối. Với những công việc khó, bạn nên thực hiện vào buổi sáng, tránh dồn việc vào buổi chiều. Đừng quên đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để duy trì được mức năng lượng hàng ngày.
Lịch trình lý tưởng:
- 7-8h: Thức dậy và vệ sinh cá nhân, ăn sáng
- 10-14h: Tập trung xử lý những công việc có độ khó cao
- 14-16h: Xử lý những công việc đơn giản hơn
- 16-22h: Giảm bớt công việc và thư giãn tinh thần
- 22-23h: Chuẩn bị đi ngủ
- 23-7h: Ngủ
2.2. Kiểu sói
Những người có đồng hồ sinh học kiểu sói chiếm khoảng 15% dân số. Nhóm người này thường thích dậy trễ hơn. Họ cần khá nhiều thời gian để thực sự tỉnh táo sau giấc ngủ. Thời gian đạt mức năng lượng cao nhất của nhóm người này là vào buổi trưa và sau 6 giờ chiều.
Những người thuộc nhóm sói cũng được xem là “cú đêm” chính hiệu vì họ đi ngủ muộn và chỉ hoạt động sau khi mặt trời lặn. Vậy nên với các công việc có tính chất phải dậy sớm, nhóm sói thường gặp bất lợi.
Để tối ưu năng suất, nhóm sói nên làm mọi cách để tỉnh táo nhanh nhất có thể. Họ có thể uống trà, cà phê, phơi nắng, tập thể dục,… nếu có thể, bạn hãy thực hiện các công việc có độ khó cao vào sau bữa trưa (hoặc sau bữa tối).
Tìm hiểu thêm: “Há hốc” khi biết thiếu ngủ ảnh hưởng như thế nào đến mái tóc
Lịch trình lý tưởng cho người có đồng hồ sinh học kiểu sói:
- 7h30-9h: Thức dậy và vệ sinh cá nhân, ăn sáng
- 10-12h: Xử lý những công việc đơn giản
- 12-14h: Tập trung xử lý những công việc có độ khó cao
- 14-17h: Xử lý những công việc đơn giản
- 17-21h: Làm những công việc đòi hỏi sự sáng tạo
- 21-22h: Thư giãn tinh thần
- 22-0h: Chuẩn bị đi ngủ
- 0-7h30: Vào giấc ngủ
2.3. Kiểu sư tử
Nhóm người có đồng hồ sinh học kiểu sư tử chiếm khoảng 15% dân số. Những người này có thể tỉnh giấc dễ dàng vào sáng sớm. Buổi sáng cũng là thời điểm họ hoạt động năng suất nhất. Tuy nhiên, mức năng lượng của nhóm sư tử sẽ giảm nhanh vào buổi chiều và họ cũng cần đi ngủ sớm vào buổi tối để tái tạo năng lượng.
Để tối ưu năng suất, nhóm người sư tử cần có hoạt động giải trí vào giữa ngày để tiếp thêm năng lượng cho buổi chiều. Bên cạnh đó, người thuộc kiểu sư tử cũng nên có những giấc ngủ trưa ngắn để đầu óc nghỉ ngơi. Cũng giống như kiểu gấu, họ nên tránh thực hiện những công việc khó nhằn vào buổi chiều.
Dù có thói quen ngủ sớm nhưng nhóm người sư tử cũng nên sắp xếp thời gian thư giãn vào buổi tối để xoa dịu tinh thần sau ngày dài mệt mỏi. Đừng quên ngủ đủ 8 tiếng để có đủ năng lượng cho một ngày mới làm việc hiệu quả.
Lịch trình lý tưởng cho người có đồng hồ sinh học kiểu sư tử:
- 6-7h: Thức dậy và vệ sinh cá nhân, ăn sáng
- 8-12h: Tập trung xử lý những công việc có độ khó cao
- 12-16h: Xử lý những công việc đơn giản, nhẹ nhàng
- 16-21h: Giảm bớt lượng công việc và thư giãn
- 21-22h: Chuẩn bị đi ngủ
- 22-6h: Ngủ
2.4. Bạn ngủ giống loại vật nào? Kiểu cá heo
Nhóm đồng hồ sinh học kiểu cá heo chỉ chiếm khoảng 10% dân số, đặc điểm của họ là vừa khó thức giấc lại vừa khó ngủ. Nhóm người này đạt mức năng lượng cao nhất vào giữa buổi sáng (khoảng 10 giờ). Lịch trình ngủ của họ thiếu nhất quán, bởi họ chỉ ngủ vì nhu cầu cơ thể chứ không phải vì họ muốn ngủ.
Nhóm người có đồng hồ sinh học kiểu cá heo thường xuyên uể oải trong ngày. Nếu thuộc nhóm người này, bạn sẽ tập trung và có năng suất làm việc tốt nhất vào lúc gần trưa đến chiều. Vậy nên bạn nên sắp xếp xử lý những công việc nhẹ nhàng vào buổi sáng, những công việc khó khăn hơn nên sắp xếp vào buổi chiều. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nghỉ trưa hoặc ngồi thiền để “sạc năng lượng” vào giữa ngày.
>>>>>Xem thêm: Mất ngủ mãn tính và những hệ lụy khôn lường với sức khỏe
Lịch trình lý tưởng:
- 6h30-7h30: Thức dậy và vệ sinh cá nhân, ăn sáng
- 8-10h: Xử lý nanh thời gian thư giãn
- 22-23h30: Chuẩn bị đi ngủ
- 0-6h30: Ngủ
3. Làm thế nào để biết bạn ngủ giống loại vật nào?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhịp sinh học của mỗi người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như môi trường, giới tính, tuổi tác và thậm chí cả di truyền. Cụ thể, trước 40 tuổi, phụ nữ thường có nhịp sinh học trung bình sớm hơn nam giới, nhưng sau tuổi 40 thì ngược lại. Người lớn tuổi thì thường sinh hoạt sớm hơn, nghĩa là ngủ sớm dậy sớm, còn thanh thiếu niên thì nhịp sinh học lại muộn hơn.
Có rất nhiều cách để biết bạn ngủ giống loại vật nào. Trong đó, thực hiện bài test là cách đơn giản nhất:
- MEQ (Morningness-Eveningness Questionnaire): Bài test này gồm 19 câu hỏi về các hoạt động của bạn diễn ra trong ngày. Mỗi phương án trả lời sẽ được tính số điểm khác nhau. Cuối cùng sẽ dùng tổng điểm để phân loại chúng ta thuộc nhóm buổi sáng, buổi tối hoặc trung gian.
- Bài test The Power of When: Bài test này cũng gồm các câu hỏi về thói quen sinh hoạt trong một ngày của bạn, được thiết kế bởi tiến sĩ Breus nhằm xác định kiểu đồng hồ sinh học của mỗi người, từ đó giúp sắp xếp khung giờ trong ngày phù hợp với chu kỳ tự nhiên của cơ thể.
Thông qua bài viết trên đây, hy vọng độc giả đã biết được bạn ngủ giống loại vật nào. Từ đó sắp xếp thời gian sinh hoạt và làm việc một cách hợp lý nhất nhé.
>>>Đọc thêm:
- Bật mí: Các loại động vật ngủ như thế nào?
- Thế giới quanh ta: TOP 10 loại động vật ngủ ít nhất thế giới