Bạn đã biết gì về hội chứng chân không yên?

Rate this post

Hội chứng chân không yên vẫn được người ta ví von “là một bệnh thường gặp, nhưng bạn lại chưa từng nghe nói bao giờ”. Đúng vậy, loại bệnh lý này xảy ra rất phổ biến, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và gây rối loạn giấc ngủ của người bệnh. Vậy hội chứng chân không yên là gì? Hãy cùng tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết sau!

Bạn đang đọc: Bạn đã biết gì về hội chứng chân không yên?

1. Hội chứng chân không yên là gì?

Hội chứng chân không yên (Restless Legs Syndrome – RLS) là một rối loạn thần kinh đặc trưng bởi các cơn đau nhói, co kéo và tê dần dần, gây nên cảm giác khó chịu ở chân làm người bị bệnh không thể kiểm soát được, buộc phải di chuyển chân liên tục. Các triệu chứng có xu hướng trở nên tồi tệ hơn khi cơ thể không hoạt động, thư giãn hoặc nằm xuống, điều này có thể gây gián đoạn giấc ngủ. 

Theo lý giải khoa học, hội chứng chân không yên là tình trạng hệ thần kinh gây ra sự thôi thúc quá sức không thể cưỡng lại để di chuyển của chân. Tình trạng này có thể gây ra cảm giác khó chịu ở bàn chân, bắp chân và đùi. Thỉnh thoảng, cánh tay cũng sẽ chịu ảnh hưởng, triệu chứng liên quan đến việc giật chân và tay không tự nguyện và được gọi là cử động tay chân định kỳ trong giấc ngủ.

Bạn đã biết gì về hội chứng chân không yên?

Hội chứng chân không yên khiến chân không ngừng muốn di chuyển 

Đa số đối với những người bị RLS đều có các triệu chứng là nhẹ, nhưng khi ở mức trung bình đến nặng, RLS có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ vào ban đêm. Từ đó gây ra vấn đề mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc, mất tập trung và tỉnh táo vào công việc ban ngày. Nếu rối loạn giấc ngủ kéo dài, RLS có thể dẫn đến lo lắng và trầm cảm. Do đó người bị bệnh không được chủ quan mà cần đến cơ sở y tế để thăm khám hoặc tự điều trị đúng cách. 

2. Các triệu chứng của hội chứng chân không yên

Bạn hoàn toàn có thể nhận biết bản thân mình có mắc hội chứng này hay không bằng các triệu chứng dưới đây: 

  • Những người mắc hội chứng chân không yên thường có cảm giác khó chịu, bồn chồn và có sự thôi thúc không thể cưỡng lại để di chuyển chân. Tình trạng này sẽ gây ra cảm giác như châm chích, ngứa, kim hoặc buồn lổm ngổm ở chân. 
  • Các triệu chứng này thường có cảm giác tồi tệ hơn khi nghỉ ngơi, nhất là khi nằm hoặc ngồi lâu như ngồi trong xe ô tô, máy bay hay rạp chiếu phim.  
  • Khi bị hội chứng chân không ngủ yên, cơ thể của bạn rất muốn cử động hay ngồi dậy, chúng ta chống lại cảm giác này bằng các biểu hiện như căng chân, lắc chân nhẹ, bước trên sàn nhà, tập luyện hay đi bộ. 
  • Chân bị khó chịu suốt cả đêm, có thể bị co, duỗi và giật chân khi ngủ mà không hề hay biết, do đó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của chính bạn hay người nằm chung giường. Những cử động này có thể lặp đi lặp lại suốt cả đêm. Nếu bị hội chứng ở mức độ nặng, những cử động này có thể xuất hiện ngay cả khi bị thức. 
  • Mặc dù hội chứng chân không yên không gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác như tàn phế, khuyết tật… nhưng chúng có thể khiến bạn căng thẳng, lo âu, mệt mỏi trong thời gian dài.
  • RLS là hội chứng có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào và có xu hướng gia tăng theo lứa tuổi, thậm chí là trẻ em, phụ nữ mang thai và người già. Đặc biệt, bệnh có tính chất di truyền gia đình.

Người già mất ngủ: nguyên nhân và cách trị rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Bạn đã biết gì về hội chứng chân không yên?

Người mắc hội chứng sẽ cảm thấy khổ vì cái chân không ngừng nhúc nhích 

3. Nguyên nhân gây ra hội chứng chân không yên? 

Phần lớn bệnh nhân mắc hội chứng RLS đều không rõ nguyên nhân, trong đó RLS có thể do di truyền, có khoảng 40% đến 90% bệnh nhân RLS có một người thân như cha mẹ, anh chị em mắc loại bệnh này. 

Ngoài ra, hội chứng chân không ngủ yên thường liên quan đến tình trạng y tế khác, chẳng hạn như bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn cuối, thiếu sắt, bệnh thần kinh, bệnh đa xơ cứng hay bệnh Parkinson. Hội chứng này cũng có thể xảy ra tạm thời trong thời kỳ phụ nữ mang thai và các triệu chứng này sẽ giảm sau khi sinh em bé. 

Bạn đã biết gì về hội chứng chân không yên?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh mắc hội chứng chân không yên 

Các yếu tố kích hoạt hội chứng chân không yên như:

  • Ngồi hoặc nằm quá nhiều, cơ thể không vận động là tác nhân gây ra triệu chứng RLS.
  • Một số chất kích thích có thể khiến RLS trở nên tồi tệ hơn như rượu bia, caffeine, thuốc lá… 
  • Người sử dụng các loại thuốc để điều trị chóng mặt, buồn nôn, cảm lạnh, dị ứng và thuốc liên quan đến sức khỏe tâm thần. Hầu hết những loại thuốc kích thích hay loại chất này khi sử dụng quá liều hoặc uống quá sát giờ ngủ đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. 

3. Hội chứng chân không yên và mối quan hệ với việc mất ngủ 

Các triệu chứng RLS thường xuất hiện ngay sau khi nằm xuống vào ban đêm và mong muốn di chuyển chân sẽ khiến cho bạn rất khó ngủ, bệnh nhân có hành động như đá, bặn mình hoặc xoa bóp chân để giảm bớt cảm giảm. Một số người bị hội chứng buộc phải ra khỏi giường, chạy nhanh hoặc vươn vai. Những triệu chứng này đã phá vỡ chu kỳ giấc ngủ, khiến bạn bị rối loạn, ngủ không đủ giấc vào ban đêm. Do đó bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, ngủ vào ban ngày.

Hậu quả của việc thiếu ngủ có thể dẫn đến bệnh lý nguy hiểm như trầm cảm, não hoạt động kém minh mẫn, bệnh tim hay béo phì. Và bệnh nhân RLS cũng có khả năng mắc vấn đề này cao hơn.

Tìm hiểu thêm: Giải thích hiện tượng ngủ mơ: Ngủ mơ là gì? Tại sao chúng ta mơ: ác mộng, bóng đè, nói mớ

Bạn đã biết gì về hội chứng chân không yên?

Hội chứng chân không ngủ yên gây gián đoạn giấc ngủ khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau

Cảnh báo: Một đêm mất ngủ có thể gây biến đổi gen

4. Các biện pháp để chẩn đoán hội chứng chân không yên

Trước đây, những người bị hội chứng thường không quan tâm bởi người bị bệnh chưa có biểu hiện trầm trọng, hay họ cũng cảm thấy rất khó để mô tả lại triệu chứng của mình cho bác sĩ nghe. Một số bác sĩ nghĩ sai về các triệu chứng như do nóng nảy, stress, mất ngủ hoặc chuột rút. Tuy nhiên, RLS ngày càng nhận được sự quan tâm của cộng đồng trong những năm trở lại đây làm cho mọi người hiểu rõ về bệnh hơn. 

Hiện nay, vẫn chưa có một xét nghiệm y tế nào để chẩn đoán RLS, bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm khác để loại trừ khả năng các bệnh khác. Bên cạnh đó bác sĩ chẩn đoán RLS còn dựa vào triệu chứng mà bệnh nhân cung cấp, tiền sử gia đình, sử dụng thuốc hoặc các vấn đề gây buồn ngủ vào ban ngày. 

Bác sĩ có thể đặt những câu hỏi để bạn mô tả triệu chứng bệnh như sau: 

  • Có cảm thấy khó chịu hoặc run, cảm giác châm chích, kiến bò ở chân, thôi thúc phải cử động không?
  • Khi cử động thì có giảm cảm giác này không?
  • Bạn có cảm thấy khó chịu hơn do những cảm giác này sau khi ngồi hoặc đi ngủ hay không?
  • Có bị giật chân, hoặc tay khi ngủ không?
  • Những người khác trong gia đình có tình trạng tương tự như khó chịu với chân không nghỉ không?

Bạn đã biết gì về hội chứng chân không yên?

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra đồng thời dựa trên mô tả của bệnh nhân để đưa ra chẩn đoán bệnh 

5. Biện pháp để điều trị hội chứng chân không yên

Thông thường, chữa trị hội chứng sẽ được bắt đầu bằng việc điều trị các loại bệnh lý tiềm ẩn như thiếu sắt, đau thần kinh ngoại… Đầu tiên, cần kiểm tra sự tích tụ sắt bằng xét nghiệm máu định lượng nồng độ ferritin trong huyết thanh, sau đó bác sĩ sẽ kê đơn, cắt thuốc bổ sung sắt cho bệnh nhân. 

Nếu người mắc hội chứng không liên quan đến các bệnh lý khác thì cách chữa sẽ tập trung vào việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc khoa học. Một số loại thuốc kê đơn có thể làm giảm hiệu quả tình trạng bồn chồn ở chân. Bạn nên tìm đến bác sĩ để tư vấn về liều lượng thuốc hợp lý và sự phối hợp giữa các thuốc để có thể cho hiệu quả cao nhất. 

Tuy nhiên, phần lớn các thuốc được kê dùng để trị RLS thường không khuyên cho phụ nữ mang thai, thay vào đó là sử dụng kỹ thuật tự điều trị nhằm giảm triệu chứng. Dù vậy nếu cảm giác này đặc biệt khó chịu trong 3 tháng cuối ở thời kỳ mang thai, bác sĩ có thể đồng ý dùng thuốc giảm đau. 

Một số kỹ thuật dùng để tự điều trị nhằm giảm triệu chứng của RSL như: mát xa chân, tắm nước nóng, đệm sưởi hoặc dùng túi nước đá, sử dụng nệm rung… 

Bạn đã biết gì về hội chứng chân không yên?

Kỹ thuật tự điều trị hội chứng không ngủ yên như ngâm mình trong nước nóng rất hiệu quả

6. Hướng dẫn tự điều trị hội chứng chân không yên

Chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi lối sống để giảm nguy cơ và các triệu chứng RLS, các bước dưới đây sẽ giúp bạn giảm các hoạt động của chân: 

  • Ở các triệu chứng bệnh nhẹ, bạn hoàn toàn có thể sử dụng thuốc giảm đau mà không cần kê đơn như ibuprofen, chúng có thể giảm cảm giác co giật, khó chịu và đau nhức. 
  • Trước khi đi ngủ, bạn có thể tắm và ngâm mình trong nước ấm, xoa bóp chân để làm giãn cơ, phủ khăn ấm hoặc lạnh để làm giảm cảm giác ở chân. 
  • Hãy thực hiện luyện tập vừa phải, đều đặn để giảm triệu chứng của RSL, hãy lưu ý rằng đừng tập quá sức ở phòng tập hay làm việc quá khuya có thể khiến triệu chứng nặng hơn. 
  • Bạn cần tránh sử dụng caffein, socola, trà… trong thời gian bị bệnh, đồng thời giảm rượu và thuốc lá sẽ cải thiện đáng kể tình trạng RLS đấy. 
  • Ngoài ra, bạn có thể thực hiện kỹ thuật thư giãn như thiền, tập yoga, giải tỏa căng thẳng trước khi đi ngủ. 

Thiết lập một không gian ngủ lý tưởng như giường ngủ thoáng mát, một chiếc nệm êm ái để cơ thể thư giãn sẽ rất hữu ích đối với người mắc hội chứng chân không yên đấy. Trong đó, Bloggiamgia.edu.vn là hệ thống cửa hàng uy tín chuyên cung cấp và phân phối sản phẩm chăn ga gối nệm của các thương hiệu chính hãng để khách hàng có đa dạng sự lựa chọn nhất. 

Bạn đã biết gì về hội chứng chân không yên?

>>>>>Xem thêm: Những sai lầm khi ngủ dễ gây bệnh ung thư cần phải loại bỏ!

Một không gian ngủ lý tưởng sẽ giúp bạn có giấc ngủ êm ái và chất lượng hơn 

Trên đây là những thông tin về hội chứng chân không yên mà Bloggiamgia.edu.vn muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp đến bạn thông tin bổ ích, chúc bạn có một sức khỏe tốt và giấc ngủ ngon.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *