Bạn có tin không? Giấc ngủ kém chất lượng khiến não bị teo lại 

Rate this post

Nghiên cứu mới gần đây cho thấy một giấc ngủ kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến sự co rút chất xám của não theo thời gian. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về giấc ngủ kém chất lượng có mối quan hệ như thế nào đến não bộ và hướng dẫn để bạn có giấc ngủ ngon. 

Bạn đang đọc: Bạn có tin không? Giấc ngủ kém chất lượng khiến não bị teo lại 

1.  Giấc ngủ kém chất lượng khiến não bị teo lại?

Sự suy giảm của não bộ diễn ra nhanh hơn ở những người có giấc ngủ kém chất lượng, chẳng hạn như họ gặp phải tình trạng thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn và thức dậy quá sớm. Theo đó trưởng nhóm nghiên cứu Claire Sexton – Trợ lý nghiên cứu sau tiến sĩ ở Đại học Oxford cho biết “Mỗi người dành một phần ba cuộc đời để ngủ” và giấc ngủ đóng vai trò “quản gia của não bộ”, giúp não bộ phục hồi và sửa chữa tốt nhất.

Tuy nhiên, khi giấc ngủ bị gián đoạn, quá trình khôi phục và sửa chữa của não bộ cũng bị gián đoạn và hoạt động kém hiệu quả hơn, điều này dẫn đến tỷ lệ suy giảm khối lượng não cũng lớn hơn. Đồng thời, việc suy giảm não bộ cũng góp phần gây ra hiện tượng khó ngủ, chúng khiến cho một người khó có một giấc ngủ ngon, vậy nên đây là vấn đề có thể xảy ra theo cả hai chiều hướng. 

Bạn có tin không? Giấc ngủ kém chất lượng khiến não bị teo lại 

Một nghiên cứu cho thấy giấc ngủ kém chất lượng sẽ khiến não teo lại

Sexton cùng những người đồng nghiệp của mình đã thực hiện quét não cho 147 người trưởng thành ở Nauy với độ tuổi trung bình là 54. Họ sẽ trải qua 2 lần quét não, một lần khi bắt đầu thực hiện nghiên cứu và lần kế tiếp vào 3 năm sau đó. Ở thời điểm quét lần thứ hai, người tham gia sẽ thực hiện một khảo sát về chất lượng giấc ngủ, bao gồm mức độ ngủ, thời gian đi vào giấc ngủ, thời gian đã ngủ, tần suất thức dậy, số lần buồn ngủ trong ngày…

Kết quả nghiên cứu cho thấy người tham gia nghiên cứu cứu mất trung bình 20 phút để đi vào giấc ngủ và trung bình ngủ 7 giờ mỗi đêm. Đồng thời nghiên cứu cũng đã cho thấy những người có chất lượng giấc ngủ kém đã có sự co rút ở phần vỏ não trước của họ, đồng thời một phần bị co hoặc suy giảm chức năng của não như khả năng lý luận, lập kế hoạch, trí nhớ và giải quyết vấn đề. 

Đọc thêm: Mối quan hệ giữa suy giảm trí nhớ và rối loạn giấc ngủ

2. Mối quan hệ giữa não bộ và các chứng thiếu ngủ khác nhau 

Theo Tổ chức Giấc ngủ Mỹ, những người ngủ đủ thường có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn, giỏi suy luận, sáng tạo cùng cách giải quyết vấn đề tốt hơn. Trong khi đó những người bị thiếu ngủ, mất ngủ hay mắc chứng ngưng thở khi ngủ có dấu hiệu suy giảm nhận thức, nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa giấc ngủ kém cùng với chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer. Những nhà nghiên cứu đã chia làm hai nhóm bệnh nhân là chứng thiếu ngủ một phần ở những người chỉ ngủ vài giờ và thiếu ngủ toàn phần ở người thường xuyên thức trắng đêm. 

2.1. Chứng thiếu ngủ một phần

Theo Hiệp hội Giấc ngủ Mỹ, chứng thiếu ngủ một phần sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ thể chất hơn là sức khỏe não bộ. Theo đó, hoạt động của hormone sẽ bị thay đổi, tăng sinh hormone căng thẳng làm tâm trạng thêm bất ổn, dễ cáu kỉnh và tức giận. 

Những người bị thiếu ngủ một phần khó tập trung vào công việc và giảm chú ý trong sinh hoạt. Một số nghiên cứu đã cho thấy, thiếu ngủ làm chậm tốc độ và suy giảm chức năng suy nghĩ ở vùng vỏ não trước. Trong khi đó, vỏ não trước chức năng kiểm soát hoạt động bậc cao như khả năng ngôn ngữ, tính sáng tạo, tổ chức và tư duy linh hoạt. Vậy nên khi bạn bị thiếu ngủ, vùng vỏ não trước trán dần bị kiệt sức, lâu dài ảnh hưởng đến khả năng tập trung, giao tiếp, kết nối dữ liệu cùng tăng nguy cơ trở nặng. 

Bạn có tin không? Giấc ngủ kém chất lượng khiến não bị teo lại 

Thiếu ngủ một phần ảnh hưởng đến khả năng tập trung, giao tiếp và phản xạ của con người

2.2. Chứng thiếu ngủ toàn phần

Theo Tạp chí Thông tin Y học Medscape (Mỹ), những người bị thiếu ngủ toàn phần là bệnh nhân mắc chứng mất ngủ từ ít nhất một đêm, làm giảm khả năng sinh hoạt ngay sau đó, làm bệnh nhân bị suy giảm hiệu suất ghi nhớ ngắn hạn và dài hạn. Theo đó, trí nhớ giảm do sự suy giảm mức độ dẻo dai của những khớp thần kinh ở vùng hải mã của não bộ. Vùng này sở hữu mạng lưới tế bào thần kinh đặc biệt giúp ghi nhớ và cải thiện trí nhớ. Sẽ có 5 giai đoạn tiến triển tình trạng thiếu ngủ ở mức độ nghiêm trọng tăng dần như sau: 

  • Giai đoạn 1: Trải qua 24 giờ không ngủ, cơ thể sẽ gặp những triệu chứng tương tự thiếu ngủ một phần như bị suy giảm tốc độ cùng chức năng suy nghĩ mạch lạc, tâm trạng trở nên bất ổn, giảm khả năng tập trung và giao tiếp bị kém dần.
  • Giai đoạn 2: Khi trải qua 36 giờ không ngủ, não bộ bị suy giảm khả năng tiếp nhận thông tin mới, làm giảm trí nhớ, khả năng phản xạ và rất khó đưa ra quyết định. 
  • Giai đoạn 3: Trải qua 48 giờ chưa ngủ, cơ thể sẽ rơi vào giai đoạn thiếu ngủ dữ dội hơn, khiến bạn bị rơi vào trạng thái vô thức trong một vài đến 15 giây. Cơ thể cũng trở nên bồn chồn, lo lắng, xảy ra ảo giác. 
  • Giai đoạn 4: Những người bị thiếu ngủ trong 72 giờ liền rất dễ bị suy nhược cơ thể, bị ảo tưởng và rối loạn mạch suy nghĩ.
  • Giai đoạn 5: Khi bạn đã thức trong 4 ngày liên tiếp thì xảy ra ảo tưởng dữ dội (chứng rối loạn tâm thần giấc ngủ). Lúc này, gần như não bộ đã không còn khả năng phân tích chính xác thực tại. Tình trạng kéo dài gây ra vấn đề về sức khoẻ tinh thần, thể chất và dẫn đến tử vong. 

Tìm hiểu thêm: Đánh cầu lông có giảm cân không? Lợi ích và lưu ý khi chơi

Bạn có tin không? Giấc ngủ kém chất lượng khiến não bị teo lại 
Thiếu ngủ trong 4 ngày khiến con người sinh ra ảo giác dữ dội

>>>Khoa học giải thích: Giấc ngủ ảnh hưởng đến chức năng não bộ như thế nào?

3. Các mẹo để có giấc ngủ ngon 

Sau những nghiên cứu khoa học kể trên, chúng ta có thể thấy giấc ngủ và não bộ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vậy nên mỗi người nên dành thời gian để chăm sóc giấc ngủ, có như vậy bạn mới có một cơ thể mạnh khỏe, đầu óc giàu sức sáng tạo và một trí tuệ minh mẫn ngay cả khi đã lớn tuổi. 

Nếu bạn đang gặp những trường hợp khó ngủ về đêm, có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để cải thiện chất lượng giấc ngủ, đó là: 

Hãy dành thời gian thư giãn trước khi đi ngủ

Thực hiện massage, ngâm chân trong nước ấm hoặc đi bộ để thư giãn nhẹ nhàng, đọc sách ở trên giường sẽ giúp cho đầu óc thư thái, giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn và sâu hơn. Tuy nhiên, bạn nên tránh xa các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh và không sử dụng chúng 2 giờ trước khi đi ngủ để tránh không bị gián đoạn giấc ngủ. 

Duy trì thói quen đi ngủ 

Bạn nên rèn luyện thói quen đi ngủ đủ giấc và đúng giờ cho cơ thể. Việc đi ngủ đúng giờ cần được duy trì ngay cả những ngày cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ, thói quen này sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng như giấc ngủ của một cách đáng kể. 

Không nên ăn quá no trước khi đi ngủ

Việc ăn quá no hoặc ăn quá nhiều dầu mỡ trước khi đi ngủ sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hoá, tình trạng khó tiêu này sẽ gây cản trở giấc ngủ của bạn cũng như suy giảm chất lượng giấc ngủ. 

Dùng các loại trà để hỗ trợ giấc ngủ ngon

Các loại trà tim sen, trà nhuỵ hoa nghệ tây, trà trinh nữ… sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.  

Tạo một không gian phòng ngủ yên tĩnh, thoáng đãng

Nếu bạn thường xuyên bị làm phiền thức giấc bởi yếu tố xung quanh như phòng ngủ quá nóng, ánh sáng từ bên ngoài hắt vào, bị làm ồn bởi tiếng xe cộ, chăn gối không thoải mái… thì hãy dành thời gian để “tút tát” lại phòng ngủ của mình. Hãy xây dựng một phòng ngủ yên tĩnh, mát mẻ, sử dụng bộ chăn ga gối nệm sạch sẽ, êm ái để có một giấc ngủ ngon. 

Bạn có tin không? Giấc ngủ kém chất lượng khiến não bị teo lại 

>>>>>Xem thêm: Xây dựng chế độ ăn khoa học dựa trên tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

Xây dựng không gian ngủ yên tĩnh, mát mẻ

>>>Bỏ túi: Cách rèn luyện não để có giấc ngủ ngon

Cuối cùng, nếu nhận thấy cơ thể bị suy giảm nhận thức hay buồn ngủ quá mức vào ban ngày, làm ảnh hưởng đến não bộ và chất lượng công việc, bạn hãy đến thăm khám bác sĩ sớm để biết rõ tình trạng sức khoẻ. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định và loại trừ những tác nhân bệnh lý nội thần kinh và nguy cơ tiềm ẩn để hỗ trợ điều trị kịp thời. 

Tài liệu tham khảo: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *