Giấc ngủ là một phần không thể thiếu trong việc tạo nên cơ thể khỏe mạnh cho mỗi người. Bên cạnh thời gian, không gian ngủ thì tư thế ngủ cũng được xem là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và thể chất.
Bạn đang đọc: BẠN CÓ BIẾT: Ngủ nghiêng bên nào tốt cho sức khỏe hơn?
Một số người có thói quen nằm nghiêng bên phải, số khác lại lựa chọn nghiêng người sang trái. Vậy tóm lại ngủ nghiêng bên nào tốt cho sức khỏe hơn?
Contents
1. Tầm quan trọng của tư thế ngủ với sức khỏe:
Tư thế ngủ được xem là một trong số các yếu tố quan trọng và cần thiết quyết định chất lượng giấc ngủ
Tư thế ngủ được xem là một trong số các yếu tố quan trọng và cần thiết trong việc quyết định chất lượng giấc ngủ, từ đó tái tạo, phục hồi năng lượng hiệu quả. Mặc dù phần lớn các chuyên gia đều cho rằng nằm ngửa hoặc nằm nghiêng bên trái đem lại nhiều lợi ích và tốt cho xương khớp.
Tuy nhiên họ cũng nhấn mạnh thêm, tư thế ngủ cần được quyết định dựa theo nhu cầu, sở thích, tình trạng bệnh lý và thói quen của mỗi người, tuyệt đối không nên gượng ép sẽ gây ra khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
Thực tế lâm sàng đã chứng minh mỗi người chúng ta đều có một tư thế ngủ quen thuộc và chính tư thế này giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn, dù đó là nằm ngửa thẳng người hay tư thế bào thai, ngôi sao,…
Mỗi tư thế sẽ đều có những tác động tích cực và tiêu cực lên cơ thể. Theo các nhà khoa học, một người không giữ mãi một tư thế ngủ suốt đêm mà có thể trở mình từ 20-45 lần và trải qua rất nhiều tư thế ngủ trước khi đi vào giấc ngủ sâu.
Tầm quan trọng của tư thế ngủ với sức khỏe.
2. Các tư thế nằm nghiêng phổ biến:
2.1. Ngủ nghiêng người về bên phải:
2.1.1. Ưu điểm:
Ngủ nghiêng bên phải được coi là thế ngủ tốt với bệnh nhân mắc bệnh lý về cao huyết áp, bởi tư thế này giúp ổn định nhịp tim hiệu quả, đồng thời hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch thường gặp.
Không chỉ thế, theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Stony Brook ở Mỹ, khi bạn ngủ nghiêng người về bên phải sẽ thúc đẩy quá trình giải phòng chất thải ở vỏ não, hệ thần kinh và tủy sống. Điều này có tác dụng phòng ngừa tốt các bệnh thần kinh và Alzheimer.
2.1.2. Nhược điểm:
Phụ nữ mang thai ngủ nghiêng bên phải sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nhau thai
Đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ, việc ngủ nghiêng bên phải sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nhau thai, làm tăng nguy cơ sảy thai và không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Các chuyên gia tại Đại học Auckland, New Zealand nói rằng khi phụ nữ mang thai ngủ nghiêng về bên phải sẽ làm tăng khả năng “thai chết lưu”. Như vậy có thể thấy, vị trí ngủ này mang đến những điều bất lợi với phụ nữ đang trong giai đoạn mang bầu.
Bên cạnh đó, tư thế ngủ nghiêng bên phải còn làm nặng thêm diễn biến bệnh của người bị chứng ợ nóng, ợ chua do trào ngược dạ dày thực quản. Người mắc bệnh này sẽ gặp nhiều phiền toái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng ngủ, thậm chí tức ngực, khó thở, đau nhiều vùng thượng vị,….
Tìm hiểu thêm: Củ gừng có tác dụng gì? Hướng dẫn cách sử dụng củ gừng tốt cho sức khỏe
Ngủ nghiêng người về bên phải tốt không?
2.2. Ngủ nghiêng người về bên trái:
2.2.1. Ưu điểm:
Nằm nghiêng người sang trái khi ngủ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người, ảnh hưởng tích cực lên hoạt động của nhiều cơ quan khác. Dưới đây là một số ưu điểm của tư thế ngủ nghiêng bên trái:
- Những người có triệu chứng ợ nóng, ợ chua nên ngủ nghiêng sang trái để hạn chế gây bệnh trào ngược dạ dày. Đây là kết quả một cuộc nghiên cứu của Thổ Nhĩ Kỳ được đăng tải trên tạp chí Sleep and Hypnosis. Các chuyên gia cho rằng, nghiêng sang trái là cách để hạn chế lượng acid bị rò rỉ khỏi dạ dày, từ đó giảm các cơn đau do bệnh lý này mang lại.
- Ngoài ra, việc nằm ngủ nghiêng người về bên trái có tác dụng lớn trong việc giảm thiểu áp lực của hệ thống tuần hoàn ngoại biên lên tim, từ đó tạo điều kiện dễ dàng cho tim bơm máu đi nuôi các cơ quan khác trong cơ thể, tốt cho người gặp các vấn đề về tim mạch.
Ngủ nghiêng về bên trái để giữ cho trục cột sống được thằng
- Bệnh nhân mắc bệnh lý về xương khớp như đau cột sống, đau lưng, viêm đau dây thần kinh tọa cũng nên ngủ nghiêng về bên trái để giữ cho trục cột sống được thằng, cải thiện tuần hoàn trong cơ thể, hỗ trợ giảm các cơn đau và giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
- Đối với người ngủ ngáy, các chuyên gia khuyên rằng nên lựa chọn tư thế nằm nghiêng bên trái, bởi lúc này lưỡi có xu hướng tụt về phía trong, chèn ép vào đường thở, từ đó ngăn cản cơ chế hình thành tiếng ngáy lúc ngủ say.
2.2.2. Nhược điểm:
Mặc dù có nhiều ưu điểm, tuy nghiên một vài nghiên cứu cũng phát hiện 40,9% những người có thói quen ngủ nghiêng về bên trái thường xuyên gặp ác mộng, trong khi đó chỉ có 14,6% cảm thấy như vậy trong số những người nằm nghiêng về bên phải.
Ngủ nghiêng bên trái đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
3. Ngủ nghiêng bên nào tốt hơn?
Chúng ta đều biết rằng, một giấc ngủ ngon và chất lượng sẽ đem lại lợi ích cực kỳ lớn với sức khỏe và hiệu quả làm việc ngày hôm sau. Một trong những yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giấc ngủ chính là tư thế ngủ.
Đối với tư thế ngủ nằm nghiêng thì bên trái hay phải đều có thể đem đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh, tất nhiên nghiêng bên nào tốt còn phụ thuộc nhiều vào đối tượng và tình trạng sức khỏe của mỗi người, chẳng hạn phụ nữ mang thai, người mắc bệnh dạ dày nên ngủ nghiêng bên trái.
Ngược lại, bệnh nhân cao huyết áp hoặc mắc bệnh thần kinh thì ngủ nghiêng sang phải sẽ giúp ổn định đường huyết và tốt cho cơ thể hơn.
>>>>>Xem thêm: Phân tích chi tiết mối liên hệ giữa ánh sáng mặt trời và giấc ngủ
Ngủ nghiêng bên nào tốt?
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học và nhiều chuyên gia giấc ngủ, nằm nghiêng bên trái sẽ tạo ra hiệu quả rõ rệt và hỗ trợ hệ thống tiêu hóa tốt hơn, đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích hơn đối với đa số trường hợp, nhất là những người khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
Bên cạnh đó, đối với một số phụ nữ mang thai, ngủ nghiêng về bên phải sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và tăng khả năng thai chết lưu, sinh non,…
Tư thế ngủ đóng vai trò quan trọng và cực kỳ cần thiết đối với sức khỏe. Tư thế ngủ nghiêng được coi là khá phổ biến và được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Hy vọng qua bài viết trên có thể giúp bạn hiểu hơn về ưu, nhược điểm của chúng và tìm ra được tư thế phù hợp nhất với mình.
Nguồn tham khảo: https://www.sleepfoundation.org/sleeping-positions/side-sleeping