Bài cúng tất niên mỗi dịp cuối năm trong gia đình

Rate this post

Cúng tất niên là phong tục, là nét đẹp tập quán lâu đời trong nền văn hóa Việt Nam. Cũng như những lễ cúng khác, cúng tất niên cần phải có mâm cúng, giấy tiền vàng bạc và bài cúng để gia chủ thực hiện khấn vái cầu bình an, sức khỏe cho gia đình.

Bạn đang đọc: Bài cúng tất niên mỗi dịp cuối năm trong gia đình

Bài cúng tất niên mỗi dịp cuối năm trong gia đình

Bài cúng tất niên mỗi dịp cuối năm trong gia đình

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chính xác các bài cúng tất niên, cũng như chi tiết bài cúng ở từng khu vực thờ tự. Bloggiamgia.edu.vn xin hướng dẫn và thông tin cụ thể nội dung bài cúng vào dịp năm hết Tết đến.

Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu nha!

1. Cúng tất niên là gì? Ý nghĩa của buổi lễ cúng tất niên

Là một phong tục có từ lâu đời, cúng tất niên là một nghi thức mà hầu hết mọi gia đình Việt đều thực hiện để đánh dấu sự kết thúc của năm cũ, chuẩn bị bước sang năm mới thuận lợi hơn, tốt đẹp hơn.

Đây là dịp để con cháu sum vầy, quây quần ăn bữa cơm cuối năm bên nhau, ôn lại những câu chuyện đã qua và cầu mong một năm mới nhiều niềm vui sắp đến. 

Bài cúng tất niên mỗi dịp cuối năm trong gia đình

Cúng tất niên là gì? Ý nghĩa của buổi lễ cúng tất niên

Bên cạnh đó, cúng tất niên còn là dịp để mỗi gia đình tạ ơn ông bà, thần linh, các đấng tối cao vì đã che chở cho gia đình, cho con cháu trong nhà một năm thuận lợi, khỏe mạnh và bình an.

Cúng tất niên thường diễn ra vào buổi trưa hoặc buổi chiều tối, vào ngày cuối cùng của năm theo âm lịch, thông thường là ngày 29 hoặc 30 tháng 12 âm lịch.

2. Mâm cúng tất niên gồm những gì?

Vào dịp cuối năm, con cháu thường sum vầy, hội tụ đông đủ để cùng dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị mâm cúng và quây quần ăn uống sau đó. Mâm cúng tất niên thường được chuẩn bị tươm tất, trang trọng sau khi các thành viên đã dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa. 

Mâm cúng tất niên thường có các thành phần: 

Tìm hiểu thêm: Cách chúc người yêu ngủ ngon ngọt ngào lãng mạn như ngôn tình

Bài cúng tất niên mỗi dịp cuối năm trong gia đình
Mâm cúng tất niên cần chuẩn bị

2.1 Trái cây và các vật dụng hình thức

  • Trái cây
  • Bình hoa và hoa
  • Nhang rồng phụng
  • Đèn cầy
  • Gạo, muối
  • Trà, rượu, và nước lọc
  • Giấy tiền vàng mã
  • Bánh kẹo
  • Trầu cau
  • Tam sên

2.2 Các món chính của mâm cúng

  • Chè, xôi, cháo trắng
  • Gà ta
  • Heo sữa quay
  • Bánh bao
  • Bánh chưng/bánh tét
  • Chả lụa
  • Gỏi và các món khác

3. Các bài cúng tất niên trong gia đình

Cúng tất niên cần phải có bài cúng bài bản, chính xác nhằm thể hiện sự trang trọng, tính thiêng liêng của buổi cúng. 

Đối với hầu hết gia đình Việt, mỗi nhà thường có 2 đến 3 bàn thờ, mỗi khu vực sẽ thờ các vị khác nhau. Do đó, bài cúng tất niên ở mỗi bàn thờ vì thế cũng khác nhau.

Bài cúng tất niên mỗi dịp cuối năm trong gia đình

Các bài cúng tất niên trong gia đình

3.1 Bài văn khấn tất niên 30 Tết

“Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

– Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ …………….. (1)

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm …………..(2)

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………………………………….

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………..

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.

Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy).

Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy).

Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy)”

3.2 Bài cúng tất niên gia tiên cuối năm

“Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ ……………..

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm …………………. (Âm lịch).

Tín chủ (chúng) con là: …………..Tuổi:………..………

Ngụ tại: …………

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.

Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án tọa, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khỏe, gia đình hòa thuận.

Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!”

3.3 Bài cúng tất niên ngoài trời

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Kính lạy: Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần.

Ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức tôn Thần .

Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương .

Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các Ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày …… tháng Chạp năm ……….

Tín chủ chúng con là: …………………………………………………………………

Ngụ tại: ………………………………………………………………………………….

Trước Án tọa kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Nay là ngày…. Tết, chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh cụ soạn, sửa lễ Tất niên, dâng cúng Thiên Địa, Tôn Thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư Linh.

Theo như thường lệ Tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị Tôn Thần, Liệt vị Gia tiên, bản xứ tiền hậu Chủ hương linh, giáng lâm án tọa, phù thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia, lớn bé trẻ già, bình an thịnh vượng. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám …

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!”

Bài cúng tất niên mỗi dịp cuối năm trong gia đình

>>>>>Xem thêm: Nấm men là gì? Tìm hiểu chi tiết về nấm men, lợi ích sức khỏe 

Bài cúng tất niên ngoài trời

4. Kết luận

Cúng tất niên là một nét đẹp văn hóa, là tín ngưỡng và là phong tục tập quán bao đời mà con cháu Việt Nam cần phải giữ gìn để duy trì đến các thế hệ mai sau.

Bài viết đã hướng dẫn cụ thể các nghi thức cúng tất niên cũng như các bài cúng chính xác cho từng khu vực thờ tự. Hãy lưu lại bài viết bổ ích này để mỗi khi năm hết tết đến, bạn không phải bỡ ngỡ với các lễ nghi này nữa nhé!

Tiếp tục theo dõi Bloggiamgia.edu.vn để đón đọc các thông tin thú vị sắp tới nha!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *