Ly hôn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bố mẹ mà còn khiến con trẻ phải nhận nhiều ảnh hưởng tiêu cực, trong đó có những ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vậy ba mẹ ly hôn ảnh hưởng thế nào đến giấc ngủ của trẻ và cách cải thiện như thế nào? Trong bài viết này, Bloggiamgia.edu.vn sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này một cách chi tiết nhất.
Bạn đang đọc: Ba mẹ ly hôn ảnh hưởng thế nào đến giấc ngủ của trẻ?
Contents
- 1 1. Những ảnh hưởng của ly hôn đối với trẻ theo độ tuổi
- 2 2. Ba mẹ ly hôn ảnh hưởng thế nào đến giấc ngủ của trẻ?
- 3 3. Làm thế nào để hạn chế ảnh hưởng của việc ly hôn đến giấc ngủ của con
- 3.1 3.1. Cân nhắc việc ngủ chung với con
- 3.2 3.2. Kiên nhẫn khi điều chỉnh lại giấc ngủ cho con
- 3.3 3.3. Có những buổi gặp gia đình nếu con muốn
- 3.4 3.4. Không nên tức giận trước mặt trẻ
- 3.5 3.5. Tạo không gian ngủ phù hợp cho con
- 3.6 3.6. Mua đồ chơi hoặc thú cưng cho trẻ
- 3.7 3.7. Để bé gặp bác sĩ tâm lý
1. Những ảnh hưởng của ly hôn đối với trẻ theo độ tuổi
1.1. Đối với trẻ sơ sinh đến 3 tuổi
Đối với trẻ sơ sinh, các bé còn quá nhỏ để nhận thức được việc ly hôn của bố mẹ. Tuy nhiên với bé đang độ tuổi tập đi, con sẽ phải chịu những ảnh hưởng nhất định đến việc này.
Khi con tập đi, con đã bắt đầu có nhận thức và nếu thấy một trong hai người không còn trong cuộc sống của mình nữa, con sẽ có những biểu hiện như nhớ nhung, lo lắng, khóc để đòi gặp bố hoặc mẹ.
1.2. Đối với trẻ tiểu học
Ở tuổi này, trẻ đã có khả năng nhận ra những bất thường trong mối quan hệ của bố mẹ. Tuy nhiên trẻ vẫn chưa hiểu hết về khái niệm ly hôn.
Lúc này con sẽ lo lắng khi không được sống cùng cả bố lẫn mẹ. Con cũng sẽ thắc mắc lí do bố mẹ không còn ở cùng nhau, một số trẻ còn có biểu hiện kém ăn, hạn chế giao tiếp với người xung quanh và đòi bố mẹ quay lại với nhau.
1.3. Trẻ từ 10 đến 13 tuổi
Ở độ tuổi này, bé đã có thể lý giải về việc bố mẹ ly hôn, nhưng hiếm có đứa trẻ nào chấp nhận điều này. Chúng có thể thay đổi tâm sinh lý, dễ trở nên cáu kỉnh, học tập sa sút, thậm chí một số bé còn coi mình là nguyên nhân khiến bố mẹ ly hôn và cố gắng tìm đủ mọi cách để hàn gắn bố mẹ.
1.4. Trẻ vị thành niên
Trẻ vị thành niên đã có thể hiểu được chuyện bố mẹ ly hôn và lý do của việc này. Vậy nên, tâm trạng buồn bã là điều không thể tránh khỏi. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thành tích của bé, khiến hạn chế giao tiếp và thu mình vào một góc, thậm chí là ngừng nói chuyện với cả bố lẫn mẹ vì thất vọng.
Nếu không được quan tâm sát sao, nhiều trẻ còn có xu hướng sử dụng chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma tuý… để giải tỏa tâm trạng và tìm kiếm những cảm giác mới mẻ trong cuộc sống để quên đi chuyện buồn.
2. Ba mẹ ly hôn ảnh hưởng thế nào đến giấc ngủ của trẻ?
2.1. Xuất hiện những cơn ác mộng
Khi trải qua những chuyện buồn, ám ảnh, tác động nhiều đến tâm lý thì chúng ta sẽ dễ gặp phải ác mộng. Vậy nên khi bố mẹ ly hôn, giấc ngủ của con sẽ bị ảnh hưởng, có thể gặp ác mộng vì tâm lý lo lắng và sợ hãi.
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu ngủ cũng có thể khiến trẻ thường xuyên gặp ác mộng. Cơ thể mệt mỏi và những suy nghĩ, lo lắng lặp đi lặp lại cả ngày khiến con mơ thấy những điều không hay, từ đó lại càng khiến bé mệt mỏi và ảnh hưởng đến thể chất, tâm lý của trẻ. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, tốt nhất bố mẹ nên đem con đến bác sĩ nhi khoa để được thăm khám và tư vấn.
2.2. Rối loạn giấc ngủ
Việc bố mẹ ly hôn có thể ảnh hưởng đến tâm lý của bé, dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ. Trong đó, một số tình trạng rối loạn giấc ngủ thường gặp có thể kể đến như sau:
- Mất ngủ: Không thể đi vào giấc ngủ, tâm trạng mệt mỏi, lâng lâng, mất tập trung nên trằn trọc khó ngủ.
- Rối loạn giấc ngủ: Trẻ dễ thức giấc vào ban đêm, có thể là tự thức giấc hoặc thức giấc chỉ với một tác động nhỏ.
- Mộng du: Trẻ bị mộng du, đi khỏi giường dù cơ thể vẫn đang ngủ. Điều này cực nguy hiểm nên cần có người trông bé, cẩn trọng cửa và các đồ vật nguy hiểm. Mộng du khiến bé bị kiệt sức và khó thức dậy hơn vào ban ngày.
Tìm hiểu thêm: Khám phá chứng rối loạn nhịp thức ngủ không đều, dấu hiệu và biện pháp khắc phục
3. Làm thế nào để hạn chế ảnh hưởng của việc ly hôn đến giấc ngủ của con
3.1. Cân nhắc việc ngủ chung với con
Trong giai đoạn này, bố mẹ có thể ngủ chung phòng với con để chăm sóc con tốt hơn, đồng thời mang đến cảm giác quan tâm gần gũi. Lúc này, bố mẹ có thể tâm sự, an ủi và chia sẻ với bé, đặc biệt là luôn bên cạnh chăm sóc trẻ, đảm bảo con luôn an toàn.
3.2. Kiên nhẫn khi điều chỉnh lại giấc ngủ cho con
Khi giấc ngủ của trẻ bị xáo trộn, sẽ mất một khoảng thời gian để con có thể cân bằng lại giấc ngủ. Bố mẹ cần kiên nhẫn giúp đỡ con, không nên ép trẻ phải đi ngủ đúng giờ khiến con cảm thấy không thoải mái, thậm chí là càng xa cách với bố mẹ.
Bố mẹ có thể đặt ra một số “giao ước” với con về giờ đi ngủ. Ví dụ như nếu mẹ đọc hết truyện này cho con thì con phải đi ngủ nhé, hoặc là đến 9h hai mẹ con/bố con sẽ cùng nhau đi ngủ. Bố mẹ cũng có thể đưa ra phần thưởng nếu con đi ngủ đúng giờ để khích lệ tinh thần bé.
>>>Bố mẹ tìm hiểu thêm: Bí quyết khắc phục khủng hoảng giấc ngủ ở trẻ sơ sinh
3.3. Có những buổi gặp gia đình nếu con muốn
Dù hai người không còn tình cảm với nhau nhưng vì sự phát triển tốt hơn cho bé, bạn và người cũ có thể trao đổi để dành ra khoảng thời gian cạnh bé, để con có cảm giác mình vẫn được hai người quan tâm. Điều này cải thiện tâm trạng của trẻ, giúp con bớt lo lắng và từ đó cải thiện giấc ngủ.
3.4. Không nên tức giận trước mặt trẻ
Trong thời gian này, tâm lý của bé đang rất nhạy cảm nên bố mẹ không nên tức giận trước mặt bé. Càng tức giận, bố mẹ càng khiến trẻ trở nên xa cách, sợ hãi, mối quan hệ từ đó trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, bố nên càng phải vỗ về, quan tâm trẻ hơn để tâm lý của con sớm được ổn định.
3.5. Tạo không gian ngủ phù hợp cho con
Để giúp con có giấc ngủ trọn vẹn hơn, bố mẹ nên tạo cho con không gian ngủ thoải mái, lựa chọn những chiếc chăn, gối hoặc nệm êm ái như nệm foam để đem lại cho bé cảm thoải mái nhất. Bên cạnh đó, không gian ngủ của trẻ cũng cần đảm bảo sạch sẽ, hạn chế tiếng ồn và ánh sáng, nhiệt độ vừa phải.
>>>>>Xem thêm: Uống gì để không buồn ngủ? 8 thức uống giúp bạn tỉnh táo
3.6. Mua đồ chơi hoặc thú cưng cho trẻ
Đối với các bé, đồ chơi hay thú cưng chính là những người bạn giúp con vui vẻ và thậm chí là đi ngủ dễ dàng hơn. Vậy nên bạn có thể hỏi ý kiến của trẻ, nếu con thích, bố mẹ có thể mua thêm đồ chơi hoặc thú cưng cho con để bé vui vẻ và cởi mở hơn.
3.7. Để bé gặp bác sĩ tâm lý
Trong một số trường hợp nếu tâm lý bất ổn của bé kéo dài, bố mẹ nên cho con đến gặp bác sĩ tâm lý. Điều này giúp ổn định tâm lý của trẻ, sớm đưa con về tâm lý bình thường và ổn định giấc ngủ. Nếu không được điều trị kịp thời, con sẽ rất dễ gặp phải các bệnh tâm lý như trầm cảm, tự kỷ… Sự ân cần và các liệu pháp điều trị của bác sĩ thực sự là điều cần thiết đối với trẻ trong trường hợp này.
Với bài viết trên đây, hy vọng bạn đọc đã hiểu được ba mẹ ly hôn ảnh hưởng gì đến giấc ngủ của trẻ. Đây thực sự là điều khó khăn đối với bất cứ đứa trẻ nào, vậy nên bố mẹ hãy quan tâm sát sao đến con để không ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và thể chất của bé nhé!