Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, ngủ ngon, ngủ đủ giấc cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe thai. Bên cạnh giấc ngủ buổi tối, mẹ bầu thường cảm thấy thèm ngủ hơn vào buổi trưa. Vậy bà bầu ngủ trưa nhiều có tốt không? Tại sao họ luôn cảm thấy buồn ngủ? Trong bài viết này, cùng Bloggiamgia.edu.vn đi tìm lời giải cho các thắc mắc trên nhé!
Bạn đang đọc: Bà bầu ngủ trưa nhiều có tốt không? Mẹo chăm sóc giấc ngủ cho mẹ bầu
Contents
1. Nguyên nhân khiến mẹ bầu thường ngủ nhiều hơn
Thèm ngủ hơn bình thường là hiện tượng hầu hết các mẹ bầu đều trải qua trong 9 tháng thai kỳ, thậm chí khi mẹ đã ngủ đủ 8-9 mỗi đêm.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thèm ngủ, buồn ngủ nhiều hơn bình thường là do kể từ lúc mang bầu, cơ thể người mẹ sẽ tự động tiết ra 1 loại hormone mang tên progesterone. Đây là loại hormone giúp điều chỉnh chu kỳ sinh sản ở phụ nữ và cũng chính là thủ phạm khiến mẹ vẫn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày dù đã ngủ đủ giấc.
Bên cạnh đó, khi mang thai, các cơ quan nội tạng và khung xương người mẹ phải chịu sức ép lớn. Điều này buộc quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể phải hoạt động mạnh mẽ hơn so với lúc trước khi mang thai. Cụ thể:
- Tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đến các cơ quan và nuôi dưỡng thai nhỉ
- Thận phải hoạt động hết công suất để thích ứng với sự gia tăng lưu lượng máu do tim bơm
- Hệ xương, cơ, khớp ngày càng phải chịu đựng trọng lượng cơ thể và thai nhi ngày càng gia tăng,…
Cộng thêm rất nhiều yếu tố nữa như sự thay đổi nội tiết tố, ốm nghén,… khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và thèm ngủ hơn. Một giấc ngủ ngon chính là biện pháp tự nhiên giúp mẹ bầu nhanh chóng hồi phục năng lượng và tăng cường sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé.
2. Bà bầu ngủ trưa nhiều có tốt không?
Có thể thấy, nhu cầu ngủ nhiều hơn khi mang thai là 1 điều hết sức bình thường, thậm chí khiến nhiều mẹ cảm thấy ngủ bao nhiêu cũng không đủ. Chính vì vậy, giấc ngủ trưa chính là giải pháp tuyệt vời để mẹ nhanh chóng lấy lại sự tỉnh táo và năng lượng cho buổi chiều. Nhưng bà bầu ngủ trưa nhiều có tốt không? Ngủ bao lâu là đủ?
Câu trả lời còn phụ thuộc vào thể trạng, mức độ hoạt động và thói quen ăn uống, sinh hoạt của mẹ. Nhưng nhìn chung, mẹ bầu không nên ngủ trưa với thời gian quá dài, vì:
- Khiến mẹ càng thêm mệt mỏi: Nếu mẹ ngủ trưa quá lâu rất dễ rơi vào trạng thái ngủ sâu, khiến mẹ thức dậy trong trạng thái uể oải, say xẩm mặt mày, dễ gặp tình trạng chóng mặt và buồn nôn.
- Gây sai lệch múi giờ sinh học: Khi mẹ dành quá nhiều thời gian cho giấc ngủ trưa dễ gặp tình trạng khó ngủ, mất ngủ khi đêm xuống. Chúng ta biết rằng giấc ngủ ban đêm rất quan trọng đối với sức khỏe mẹ và bé, chính vì thế, để tránh ảnh hưởng tới giấc ngủ này, chị em bầu bì không nên ngủ trưa quá lâu nhé!
- Dễ gây tiêu đường thai kỳ: Khi dành thời gian cho giấc ngủ trưa quá nhiều, mẹ sẽ không còn thời gian để vận động đi lại hoặc tập các bài tập nhẹ. Điều này có thể làm tăng mức đường huyết. Nếu còn đi kèm chế độ ăn uống không kiêng cữ đồ ngọt, mẹ rất dễ mắc tiểu đường thai kỳ.
- Tăng nguy cơ chứng thuyên tắc mạch phổi: Việc nằm ngủ quá lâu, ít vận động và di chuyển sẽ tạo điều kiện để các khối máu ở tĩnh mạch chân đi lên tĩnh mạch phổi và gây ra tình trạng tắc nghẽn, thuyên tắc mạch phổi.
Tìm hiểu thêm: Việc thay đổi mùi giờ mùa hè ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?
Nhìn chung, giấc ngủ trưa đem lại rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu nhưng mẹ không nên ngủ trưa quá nhiều để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, cần kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh để đảm bảo có được quá trình thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ lẫn con.
Theo lời khuyên của các bác sĩ sản khoa, mẹ bầu chỉ nên ngủ từ 30-60 phút 1 ngày là vừa đủ và không nên đi nằm ngay sau khi mới ăn trưa xong. Bên cạnh việc có được thời lượng ngủ trưa phù hợp, mẹ bầu cũng cần có giấc ngủ đêm chất lượng bằng việc:
- Luôn duy trì thói quen ngủ – thức nhất quán, ngủ và thức dậy trong cùng 1 khung giờ mỗi ngày, kể cả cuối tuần
- Luôn giữ tâm trạng thoải mái, nhẹ nhàng bằng các thói quen thiền, đọc sách, gặp gỡ bạn bè, nghe nhạc,…
- Hạn chế lo lắng, làm việc nặng nhọc.
- Đảm bảo chế độ ăn uống, tập luyện khoa học, vận động phù hợp.
- Sử dụng nệm tốt cho bà bầu, có thể kết hợp thêm gối ôm cho bà bầu để nâng đỡ phần bụng.
- Tư thế ngủ phù hợp cho mẹ bầu: Vào những tháng cuối thai kỳ, bé sẽ lớn rất nhanh khiến bụng mẹ to lên. Khi này, mẹ nên nằm nghiêng, tốt nhất là nghiêng về bên trái vì nó giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm nguy cơ sinh non.
Tư thế ngủ mẹ bầu 3 tháng đầu như thế nào là tốt nhất?
3. Lợi ích của giấc ngủ trưa đối với mẹ bầu và thai nhi
Nhiều nghiên cứu cho thấy, mẹ bầu có lượng thời gian ngủ ít hơn 6 giờ 1 đêm có nguy cơ sinh mổ cao gấp 4,5 lần so với mẹ bầu ngủ đủ từ 7-8 tiếng. Bên cạnh đó, thời gian chuyển dạ ở những mẹ bầu thiếu ngủ cũng lâu hơn so với những phụ nữ ngủ đủ 7-8 giờ/ngày.
Trong đó, giấc ngủ trưa cũng cực kỳ quan trọng đối với mẹ bầu. Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, dành thời gian ngủ trưa là 1 cách hiệu quả để giảm mệt mỏi đối với phụ nữ mang thai. Một giấc ngủ trưa ngắn có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé.
Dưới đây là các lợi ích của giấc ngủ trưa đối với mẹ bầu:
3.1. Hồi phục tinh thần và thể chất
Trong quá trình mang thai, mẹ dễ rơi vào tình trạng kiệt sức và căng thẳng. Chính vì vậy, giấc ngủ trưa sẽ là giải pháp tuyệt vời có tác dụng ngay tức khắc giúp mẹ phục hồi tinh thần, giảm cảm giác mệt nhọc.
3.2. Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi
Giấc ngủ trưa là hỗ trợ sự phát triển của thai nhi hiệu quả. Nguyên nhân là khi mẹ có được giấc ngủ trưa thường xuyên, cơ thể sẽ giảm bớt mệt mỏi, tâm trạng cũng cải thiện và lạc quan hơn.
Điều này sẽ giúp em bé phát triển khỏe mạnh và ít quấy khóc hơn khi chào đời. Ngược lại, khi mẹ không ngủ đủ giấc, rất dễ rơi vào tình trạng cáu gắt, suy nghĩ tiêu cực, tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi.
>>>>>Xem thêm: Lưu ý khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho dân văn phòng
3.3. Tạo thói quen lành mạnh
Ngủ trưa đều đặn là 1 thói quen tốt đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Trong quá trình thai kỳ, mẹ có thói quen ngủ trưa đều đặn thì em bé trong bụng cũng có thói quen nghỉ trưa giống mẹ. Sau khi con chào đời, bé vẫn sẽ tuân thủ quy luật ngủ trưa này, hỗ trợ sự phát triển cho bé.
3.4. Tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ và bé
Các nghiên cứu cho thấy, thói quen ngủ trưa có tác dụng kích hoạt các tế bào bạch huyết trong cơ thể, giúp cải thiện hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch được tăng cường thì em bé sau khi chào đời cũng khỏe mạnh, phát triển tốt.
Có thể nói rằng, thói quen ngủ trưa là 1 phương pháp hiệu quả để cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần ở mẹ bầu, từ đó hỗ trợ tốt cho sự phát triển hoàn thiện của thai nhi. Chính vì thế, cuộc sống dù bận rộn cách mấy, mẹ cũng nên dành chút thời gian cho giấc ngủ ngắn này nhé!
Nguồn tham khảo: Vinmec