Review phim Dhruva (2016) – Cân não: Phim Ấn Độ điển hình

Rate this post

Thời lượng: 165 phút

Bạn đang đọc: Review phim Dhruva (2016) – Cân não: Phim Ấn Độ điển hình

Đạo diễn: Surrender Reddy

Diễn viên: Ram Charan, Arvind Swamy, Rakul Preet Singh 

Quốc gia: Ấn Độ

Thể loại: Hành động, Kịch tính

Khởi chiếu: 2016

Review phim Dhruva (2016) – Cân não: Phim Ấn Độ điển hình

Loay hoay dạo quanh mấy trang mạng tìm kiếm thử xem có phim nào thuộc thể loại đấu trí hay ho đáng xem hay không thì Ghiền review thấy có phim Dhruva (2016) đến từ điện ảnh Ấn Độ nè các bạn. Dù phim dài trên 160 phút nhưng mình vẫn cố gắng xem hết để chia sẻ về cảm nhận của mình đối với phim cho các bạn được biết. Nhìn chung phim cũng khá hấp dẫn nhưng vẫn không thể tránh khỏi những điểm yếu cố hữu của một phim Ấn Độ điển hình. Nào, hãy cùng Ghiền review phim này ngay và luôn các bạn nhé.

Cốt truyện: Dhruva (2016) kể về chàng cảnh sát cùng tên với sự bình tĩnh và trí thông minh hơn người. Anh vô tình phát hiện ra một âm mưu thâm độc có liên quan đến mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia, được cầm đầu bởi một vị tiến sĩ đức cao vọng trọng. Liệu ai sẽ chiến thắng trong ván cờ đầy căng thẳng giữa hai kỳ phùng địch thủ này đây?

Thực tế cuộc đối đầu giữa anh cảnh sát và vị tiến sĩ khiến người xem phải tập trung vào màn hình để theo dõi từng nước cờ của hai bên. Cả hai đều rất thông minh và tung ra rất nhiều đòn đau cho đối thủ, thậm chí có nhiều phân đoạn người xem cảm thấy cực kỳ ức chế vì sự tàn ác và lấn lướt hoàn toàn của những kẻ xấu. Hai thái cực thiện – ác trong phim được xây dựng khá cân xứng tuy nhiên có lẽ bên tà vẫn để lại được nhiều ấn tượng hơn trong lòng người xem.

Điểm hấp dẫn của Dhruva (2016) chủ yếu đến từ việc người xem tò mò muốn biết sau cùng ai sẽ là người chiến thắng trong cuộc đấu trí nghẹt thở nêu trên. Bên cạnh đó, phim còn sở hữu nhiều pha hành động đẹp mắt đậm chất Ấn Độ, giúp nâng tầng giải trí của phim và khiến khán giả thỏa mãn hơn thay vì chỉ tập trung vào những pha bẻ lái khét lẹt trong cốt truyện.

Dhruva (2016) lồng ghép rất nhiều thông điệp ý nghĩa được các nhân vật truyền đạt thông qua các câu thoại trong phim. Phim giúp người xem thấy được sự chi phối của giới doanh nhân đến chính trị cũng như nhiều mối liên quan ngầm đến các vụ việc xảy ra được ngụy trang dưới lớp vỏ bọc khác. Ngoài ra, phim cũng ca ngợi về hình ảnh những người chiến sĩ cảnh sát Ấn Độ liêm chính, quả cảm, sắc bén và mang đến những khoảnh khắc đẹp về tình bạn và tình yêu cho người xem.

Tìm hiểu thêm: Review phim The Handmaiden (2016) – Người hầu gái: Đẹp và thông minh

Review phim Dhruva (2016) – Cân não: Phim Ấn Độ điển hình

Tuy nhiên, Dhruva (2016) vẫn tồn tại nhiều điểm yếu của phim Ấn Độ để khiến bộ phim không thể trở thành một tác phẩm điện ảnh xuất sắc trong mắt khán giả nước ngoài. Phim vẫn còn nhiều tình tiết hát hò, nhảy múa không phù hợp với nhịp điệu phim, đơn cử như khi không khí đang hết sức căng thẳng thì những cảnh như vậy vô tình làm tụt hết cảm xúc của khán giả. Một điểm yếu nữa dễ nhận thấy đó chính là việc siêu nhân hóa nhân vật chính trong những pha hành động quên luôn các định luật vật lý.

Bên cạnh đó, mạch phim của Dhruva (2016) được làm quá gấp rút khiến khán giả nhiều lúc vừa xem, vừa đoán tình tiết. Khâu edit phim cũng có vấn đề theo hướng cố gắng phô trưởng, cắt ghép chuyển cảnh để tạo ra sự nguy hiểm, hiện đại cho tình tiết phim nhưng bị phản tác dụng. Cuối cùng, cuộc đấu trí giữa 2 phe cũng chưa thực sự xuất sắc nếu so với nhiều bộ phim cùng thể loại khác. Chính vì vậy, Ghiền review chấm phần này 7/10 các bạn nhé.

Hình ảnh – âm thanh: Mình không đánh giá cao lắm phần này của Dhruva (2016) bởi vì như đã nói ở trên, việc cắt ghép và hiệu ứng kỹ xảo của phim nhìn khá quê mùa, thậm chí có một vài phân cảnh lạm dụng yếu tố slo-motion nhiều quá, tương tự như cách phim Cô dâu tám tuổi sử dụng để kéo dài thời lượng phim. Phần âm nhạc trong phim dù khá bắt tai nhưng lại “sai người sai thời điểm” nên gây ra sự khó chịu cho khán giả quốc tế. Điểm vớt vát cho phần này của phim là cảnh thiên nhiên và những pha hành động rất mãn nhãn và đã mắt. Ghiền review chấm phần này 6.5/10.

Review phim Dhruva (2016) – Cân não: Phim Ấn Độ điển hình

>>>>>Xem thêm: Review phim Siêu cấp ta đây: Ý tưởng hay nhưng tổng thể chưa hay

Diễn xuất: Nam chính trong phim do Ram Charan đảm nhiệm khiến Ghiền review phân vân trong việc đánh giá. Không hiểu sao mình thấy anh này diễn cứ kịch kịch như thế nào ấy, chưa đủ sức tự nhiên, thêm vào đó nhiều góc thấy ảnh đẹp nhưng có góc thì nhìn chẳng đẹp tí nào. Thay vào đó, nam phụ do Arvind Swamy thủ vai thực sự đã chiếm hết spotlight của Dhruva (2016) và nhờ có anh thì bộ phim mới trở nên đáng xem hơn. Nữ chính của phim do Rakul Preet Singh thể hiện không để lại nhiều ấn tượng ngoài việc cô khá là xinh và tươi. Chính vì vậy, mình chấm phần này 7/10 luôn.

Thang điểm đánh giá:

  • IMDB: 7.9/10 (5.144 đánh giá)
  • Google: 91/100

Tóm lại, Dhruva (2016) – Cân não là một bộ phim hành động, đấu trí tương đối kịch tính và hấp dẫn nhưng vẫn mang nhiều yếu tố đậm chất Ấn Độ. Nếu như không có một phản diện xuất sắc cùng những phân cảnh chiến đấu đẹp mắt thì có lẽ người xem sẽ khó lòng kiên trì theo dõi hết gần 3 tiếng của phim. Nếu bạn là một fan chân chính của điện ảnh Ấn Độ, có lẽ bạn cũng nên xem phim này đấy, tuy nhiên xét về độ bất ngờ và thú vị thì phim còn thua xa Drishyam (2015) nhiều lắm.

-BatmanHCM-

Còn bạn, bạn đánh giá phim này như thế nào?

Post Views: 3.879

Bài viết liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *