Gạo nếp được xem là một trong những nguồn nguyên liệu phổ biến trong bếp ăn của nhiều người Việt. Với giá trị dinh dưỡng cao, có vị ngọt, độ dẻo dai thơm ngon, loại gạo này đã trở thành thức ăn phổ biến của nhiều gia đình. Mời bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết về giá trị dinh dưỡng của chúng cũng như cách chọn lựa gạo nếp thơm ngon, hấp dẫn qua các bí quyết bên dưới nhé!
Bạn đang đọc: Gạo nếp là gì, hướng dẫn cách phân biệt giữa gạo nếp và gạo tẻ
Contents
- 1 1. Gạo nếp là loại gạo gì?
- 2 2. Tổng hợp các loại gạo nếp phổ biến
- 3 3. Giá trị dinh dưỡng của các loại gạo nếp
- 4 4. Gạo nếp có tốt không, có nên ăn không?
- 5 5. Bật mí cách phân biệt giữa gạo nếp và gạo tẻ
- 6 6. Gạo nếp thường được sử dụng để làm gì?
- 7 7. Gợi ý cách chọn lựa gạo nếp thơm ngon, hấp dẫn
- 8 8. Cần lưu ý điều gì khi sử dụng các loại gạo nếp
1. Gạo nếp là loại gạo gì?
Gạo nếp hay còn được gọi là gạo sáp, một loại hạt gạo ngắn rất phổ biến tại thị trường Châu Á. Khi được nấu lên, loại gạo này sẽ nở ít, chúng có khả năng kết dính lại với nhau, có độ dẻo cao, có hương thơm và vị ngọt dịu, vô cùng cuốn hút. Loại gạo nếp được làm chủ yếu từ lúa nếp, được trồng nhiều nhất ở Lào với sản lượng lên đến 85%.
2. Tổng hợp các loại gạo nếp phổ biến
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có khá nhiều loại gạo nếp, mỗi loại đều có những đặc điểm riêng biệt cũng như hương vị khác nhau.
- Nếp cái hoa vàng: Đây là loại gạo nếp được trồng chủ yếu ở miền Bắc với hạt có màu sẫm, có độ to tròn và dẻo thơm. Loại gạo này rất thích hợp để nấu xôi bởi vì chúng không bị nở quả, khi để nguội cũng không bị quá cứng.
- Nếp chùm: Loại gạo nếp này rất phổ biến ở châu Á, đặc tính của chúng chính là hạt mẩy, dài, có màu trắng đục và rất đều màu. Khi nấu, chúng mang lại vị ngọt nhẹ, hương thơm tự nhiên, có độ dẻo dai ấn tượng.
- Nếp sáp: Đây là loại gạo nếp phổ biến tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long với hương vị thơm ngon, độ dẻo dai ấn tổng.
- Nếp Bắc: Là loại gạo nếp được trồng chủ yếu tại các tỉnh miền núi phía Bắc với hạt gạo tròn, có độ dẻo, độ thơm đặc biệt. Sau khi nấu chín và để nguội hạt gạo vẫn giữ được độ dẻo ngọt đặc biệt.
- Nếp cẩm: Đây là loại gạo nếp có màu đen tím, ngả vàng. Sau khi nấu chín chúng sẽ xuất hiện màu tím, có độ dẻo dai vô cùng bắt mắt.
- Nếp hương: Đây là loại gạo được trồng phổ biến ở vùng Tây Bắc với hạt to, tròn, đều màu, mẩy đều và không bị vỡ khi chà sát. Bên cạnh đó, loại hạt này còn có độ dẻo mềm, thơm ngọt và mùi hương ấn tượng.
- Nếp nhung: Là loại gạo mẩy, đều, ít bị vụng, khi nấu xôi sẽ giúp hạt xôi đẹp, dẻo, không bị gãy và mang đến một hương thơm đặc trưng của cây lúa nếp.
- Nếp Tú Lệ: Đây là loại nếp có độ dẻo dai, có mùi thơm đặc trưng, mang lại hương thơm, vị ngọt tuyệt hảo cho các món ăn.
3. Giá trị dinh dưỡng của các loại gạo nếp
Gạo nếp không chỉ là nguyên liệu có hàm lượng tinh bột, calo cao mà chúng còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng vượt trội như Vitamin B, Protein, Canxi. Thông thường, trong các loại gạo nếp thì loại gạo nếp cẩm sẽ có giá trị dinh dưỡng cao nhất.
Theo nghiên cứu từ Tiến Sĩ Zhimin Xu thuộc Đại học tiểu bang Louisana, Mỹ đã chỉ ra rằng, gạo nếp cẩm chính là một loại siêu thực phẩm. Bên trong chúng có chứa một hàm lượng sắt, vitamin E, chất xơ và chất chống oxy hóa vượt trội.
4. Gạo nếp có tốt không, có nên ăn không?
Gạo nếp được xem là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của người dùng, đặc biệt là những bạn đang bị thiếu máu hoặc đang mang thai. Bên cạnh đó, các loại gạo nếp còn có chứa nhiều chất xơ hòa tan nên rất tốt đối với hệ tiêu hoá.
Thông thường, vitamin E cùng các dưỡng chất bên trong gạo nếp sẽ được Đông Y tận dụng để chữa các căn bệnh tê phù, chứng nghẹn. Đồng thời, cũng được dùng để cung cấp các giá trị dưỡng chất cần thiết cho làn da.
Ngoài ra, gạo nếp còn có vị ngọt, tính ấm, rất dễ tiêu hoá, rất thích hợp để làm ấm bụng. Chúng cũng góp phần chữa các căn bệnh như tiểu đường, buồn nôn, tiêu chảy và rối loạn bài tiết.
Tìm hiểu thêm: Bánh bèo là gì? Cái tên “bánh bèo vô dụng” xuất phát từ đâu?
5. Bật mí cách phân biệt giữa gạo nếp và gạo tẻ
Dưới đây là tổng hợp các cách phân biệt gạo nếp và gạo tẻ vô cùng đơn giản, dễ thực hiện, bạn hãy cùng tham khảo và khám phá nhé!
5.1. Phân biệt gạo nếp và gạo tẻ qua hình dạng
Thông thường, các loại gạo nếp sẽ có dạng dài hoặc dạng ngắn, tròn trịa. Chúng thường có màu trắng sữa trông rất giống với sáp. Trong khi đó, gạo tẻ sẽ có hạt dài và nhỏ hơn, chúng cũng có màu trắng đục nhưng hơi trong.
5.2. Phân biệt gạo nếp và gạo tẻ qua hương vị
Khi ăn các loại gạo nếp và gạo tẻ bạn đều cảm nhận được vị ngọt, đó chính là nhờ vào lượng đường có sẵn bên trong hạt gạo.
Gạo nếp là loại gạo có độ kết dính cao, tuy nhiên, độ nở của chúng lại kém hơn so với các loại gạo tẻ. Đặc biệt, khi chín thì hạt thường sẽ kết dính với nhau chứ không tơi xốp. Nhờ đó, chúng giúp phần mang lại cảm giác no lâu hơn cho bạn khi ăn.
Gạo tẻ thì có độ nở cao hơn, chúng cũng cần nhiều nước để nấu hơn so với gạo nếp. Độ dẻo của hạt gạo tẻ thường kém hơn so với gạo nếp nên khi chín chúng sẽ ít bị kết dính, các hạt cũng bị rời rạc, dễ tơi xốp hơn so với gạo nếp.
6. Gạo nếp thường được sử dụng để làm gì?
Gạo nếp thường được dùng để chế biến nhiều loại món ăn ngon, đặc biệt là các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét. Bên cạnh đó, nhiều gia đình cũng sử dụng gạo nếp trong các bữa ăn thường ngày như món xôi, món chè. Ngoài ra, loại gạo này cũng là nguyên liệu chính dùng để cất rượu nếp, ngâm rượu cần.
7. Gợi ý cách chọn lựa gạo nếp thơm ngon, hấp dẫn
Để chọn mua được loại gạo nếp chất lượng, đảm bảo độ dẻo, độ thơm ngon, bạn hãy cùng tham khảo qua cách chọn như sau:
- Hạt gạo nếp ngon là loại hạt đều, có kích thước to. Do đó, khi chọn gạo nếp bạn nên chọn hạt tròn đều, hạt to, cảm thấy chắc tay.
- Nên chọn loại gạo nếp có hạt căng bóng, không bị gãy, không bị mũn, có màu vàng, ngửi thấy mùi thơm đặc trưng.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: cung Song Ngư và Sư Tử có hợp nhau không?
8. Cần lưu ý điều gì khi sử dụng các loại gạo nếp
Gạo nếp là loại chè được sử dụng chủ yếu để nấu chè, nấu xôi. Để đảm bảo gạo nếp có hương thơm, vị ngon, bạn nên ngâm gạo trước khi tiến hành chế biến.
- Đối với các loại gạo nếp rồng, hay còn gọi là nếp nương, bạn nên ngâm trong khoảng từ 10 đến 12 tiếng.
- Với các loại gạo nếp đồng bằng hay còn được gọi là nếp lúa nước, bạn nên ngâm trong khoảng từ 4 đến 6 tiếng.
Bên trong gạo nếp có chứa nhiều amylopectin nhằm gia tăng độ dẻo nên rất dễ gây ra triệu chứng khó tiêu. Do đó, bạn cần hạn chế sử dụng cho trẻ nhỏ, người già hay những người vừa mới ốm dậy.
Ngoài ra, gạo nếp còn có tính ấm nên các bệnh nhân có thể thiên nhiệt, đàm nhiệt như bệnh dạ dày, bệnh tim mạch, chướng bụng, vàng da, sốt, ho, khạc đờm, có vết thương hở cũng không nên sử dụng gạo nếp.
- Tìm hiểu gạo ST21, ST24, ST25 là gạo gì? Loại nào thơm ngon, dẻo hơn?
- Gạo ST25 là gì? Nguồn gốc của gạo ST25
- Bột gạo lứt có tốt không? Các loại bánh ngon làm từ bột gạo lứt
Trên đây là tổng hợp thông tin về gạo nếp và cách chọn lựa phù hợp. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ chọn mua được loại gạo tốt để chế biến ra nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn nhé!