Tổ yến là một loại thực phẩm bổ dưỡng, nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất giúp bồi bổ cho cơ thể. Nhất là với người già khi sức khỏe suy giảm, sử dụng yến sào giúp tăng cường thể lực rất tốt. Nhiều người yêu thích yến sào nhưng lại không biết cách chưng yến sao cho thơm ngon, bổ dưỡng lại vừa đơn giản, dễ thực hiện. Trong bài viết này, Bloggiamgia.edu.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu về yến sào và những phương pháp chưng yến đúng cách, đảm bảo ngon – bổ và dễ làm.
Bạn đang đọc: Tổng hợp những cách chưng yến đơn giản, hiệu quả dinh dưỡng cao
Contents
1. Tổ yến và công dụng tuyệt vời của tổ yến
1.1. Tổ yến là gì?
Trong số những loại thực phẩm bổ dưỡng được ưa chuộng nhất hiện nay thì các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá rất cao về tổ yến. Nhiều người cũng lựa chọn tổ yến như một thực phẩm hỗ trợ cho sức khỏe vì rất quý giá và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Cũng chính vì vậy mà giá của nó cũng không hề rẻ. Đây cũng là nguyên nhân mà nhiều người không được tiếp cận và có cái nhìn đầy đủ về loại thực phẩm này. Không có gì lạ khi phần lớn mọi người đều mơ hồ không rõ nó được làm từ gì.
Thực chất, tổ yến hay yến sào là tổ được làm bằng dãi của chim yến. Loài chim này thường trú ngụ trên những vách núi, hang động…Do đó, tổ yến thường được tìm thấy ở những vị trí rất khó lấy này.
1.2. Những thành phần dinh dưỡng có trong tổ yến
Theo số liệu của Trung tâm Công nghệ Sinh học – Đại học thủy sản và Viện Công nghệ Sinh học – Trung tâm khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, trong yến sào có tới 18 loại acid amin thiết yếu như: Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Valine, Leucine….
Cùng với đó, nó chứa 8,6% acid Syalic có tác dụng làm phục hồi các tổn thương khi bị nhiễm độc, kích thích phát triển hồng cầu. Thậm chí, nó còn giúp cho cơ thể bị nhiễm độc hạn chế được mức độ sút cân, ổn định các chỉ tiêu về huyết học và giúp cơ thể phục hồi một cách nhanh chóng.
Chưa hết, yến sào còn chứa giàu các nguyên tố đa vi lượng như Ca, Fe, Mn, Br, Cu, Zn. Đặc biệt, yến cũng chứa một hàm lượng các nguyên tố hiếm như Cr, Se…
Chính vì chứa nhiều khoáng chất và acid amin nên yến sào được xếp vào danh sách những thực phẩm quý và bổ dưỡng bậc nhất, nằm trong tám món cao lương mỹ vị được công nhận tại nhiều quốc gia.
1.3. Những công dụng tuyệt vời của tổ yến
Với những dưỡng chất bên trong tổ yến, nó mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đó là cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho trẻ, kích thích tiêu hóa và phát triển xương.
Bổ phổi, bổ huyết, phục hồi gan và chống lại các bệnh liên quan đến gan do dùng nhiều bia, rượu và tăng cường sinh lực ở nam giới.
Phục hồi chức năng bài tiết đã bị suy yếu của thận, tăng sự hấp thu dưỡng chất, giúp xương chắc khỏe và chống lão hóa cột sống ở người lớn tuổi.
Có khả năng cải thiện chức năng tuần hoàn của tim, giảm chứng tiền kinh giật, giảm âu lo, mệt mỏi, giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi, giúp trẻ phát triển toàn diện ở phụ nữ mang thai.
2. Một số lưu ý trước khi chưng yến cần ghi nhớ
Trước khi đi tìm hiểu cách chưng yến thì chúng ta cần phải chuẩn bị một số kiến thức cần thiết về sơ chế yến – một trong những công đoạn quan trọng để giúp đảm bảo dinh dưỡng và giá trị của yến.
2.1. Làm sạch yến
Với những loại yến nguyên chất hay yến tươi thì trước khi chưng cần phải thực hiện công đoạn sơ chế làm sạch. Trong khi nếu dùng yến tinh chế đã được làm sạch, sấy khô thì không cần sơ chế nữa.
Yến nguyên chất chưa được loại bỏ bụi bẩn, lông chim, tạp chất bám trên tổ yến. Vì vậy để loại bỏ những yếu tố này cần phải ngâm yến trong nước từ 1 – 2h đồng hồ. Khi nhận thấy yếu đã tơi ra thành các sợi thì vớt yến ra, nhặt sạch lông.
Sử dụng rây lọc yến để loại bỏ những lông tơ và bụi bẩn bám trên sợi yến. Với yến tươi đã được sơ chế sẵn chỉ cần rửa sạch lại với nước và để ráo nước là có thể mang đi chưng.
2.2. Ngâm yến trong nước
Vì yến tươi đã được ngâm rửa và làm sạch trước đó chưa được sấy khô nên có thể dùng để chưng luôn, nên ở công đoạn này chúng ta chỉ áp dụng với yến tinh chế được sấy khô. Yến tinh chế được ngâm khoảng 10 – 20 phút, tùy vào độ dày của tổ yến để điều chỉnh thời gian ngâm sao cho yến mềm ra là có thể mang đi chưng.
Nhớ rằng không ngâm yến bằng nước nóng vì sẽ làm tan yến, mất chất dinh dưỡng. Ngâm với nước có nhiệt độ thường là đủ để làm mềm tổ yến.
2.3. Làm giảm mùi tanh của yến
Yến sào loại yến tươi, yến nguyên chất có vị khá tanh, gần giống với mùi tanh của lòng trắng trứng. Để giảm mùi tanh của yến các bạn có thể bỏ 1, 2 lát gừng vào khi chưng. Với những loại yến tinh chế thường đã khử mùi tanh nên khi chưng không cần thêm gừng. Tuy nhiên, để tăng hương vị và trung hòa tính hàn của yến vẫn có thể thêm gừng nếu muốn.
3. Những cách chưng yến đơn giản mang lại hiệu quả dinh dưỡng cao
Yến sào rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu không biết cách chưng yến sẽ làm giảm vị ngon và sự bổ dưỡng. Tham khảo những cách chưng yến đơn giản mà vẫn mang lại hiệu quả cao về mặt dinh dưỡng.
3.1. Cách chưng yến với đông trùng hạ thảo
Để chưng yến với đông trùng hạ thảo chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu bao gồm:
- Yến sào
- Đồng trùng hạ thảo
- Đường phèn
Tùy vào lượng người dùng để xác định số lượng yến, đông trùng hạ thảo và đường phèn phù hợp. Thông thường, nếu là chưng yến cho 1 người dùng sẽ cần tới 5gr yến tinh chế hoặc 20gr yến tươi, 1 – 2 con đông trùng hạ thảo, 1 – 2 viên/thìa đường phèn.
Tìm hiểu thêm: Cầu thang sắt là gì? Top các mẫu cầu thang bằng sắt đẹp nhất hiện nay
Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu là giai đoạn chưng yến. Yến đã được làm sạch, ngâm trong nước và tách sợi thì có thể mang đi chưng.
- Bước 1: Cho nước vào nồi, cho đường phèn vào để đun sôi và nấu tan chảy đường.
- Bước 2: Cho đông trùng hạ thảo vào đun cho chín thì tắt bếp.
- Bước 3: Chưng cách thủy yến sào đã sơ chế trong 20 – 30 phút, sau đó đổ hỗn hợp nước đường cùng đông trùng hạ thảo vào bát yến sào và khuấy đều, chưng cách thủy tiếp 5 phút là hoàn tất quy trình đun. Lúc này có thể để nguội dần và mang ra thưởng thức.
3.2. Cách chưng yến với hạt sen, táo đỏ, bạch quả, nhãn nhục
Bên cạnh chưng yến với đông trùng hạ thảo thì yến sào cũng được chưng với hạt sen, táo đỏ, bạch quả và nhãn nhục rất thích hợp và bổ dưỡng. Khâu chuẩn bị nguyên liệu gồm có:
- Tổ yến
- Hạt sen
- Táo đỏ khô
- Nhãn nhục
- Đường phèn
Cách chưng yến ở bước này cần trải qua các bước sau:
- Bước 1: Trước khi chưng yến thì cần sơ chế sạch sẽ các nguyên liệu. Tổ yến thì sơ chế theo các lưu ý đã nêu trong phần trước. Với nhãn nhục khô, hạt sen khô thì cần ngâm trong nước ấm cho tới khi mềm thì rửa sạch với nước. Với hạt sen tươi thì không cần ngâm nước ấm.
- Bước 2: Bỏ hạt sen vào nồi, nấu hạt sen trong thời gian nhất định. Khi nhận thấy có dấu hiệu đã mềm thì mới bỏ các nguyên liệu khác vào và đun tiếp. Nấu các nguyên liệu này cho đến khi đã chín mềm và phần nước tiết ra từ các loại nguyên liệu đã hòa quyện vào nhau thì tắt bếp. Để các hạt chín mềm đều nhau thì nên đun nhỏ lửa.
- Bước 3: Chưng cách thủy yến sào trong 20 – 30 phút. Lượng nước trong nồi ở mức vừa phải, sao cho nước khi sôi không tràn ngập vào bên trong bát chứa yến.
- Bước 4: Cho yến đã chưng vào hỗn hợp táo đỏ, hạt sen, nhãn nhục, bạch quả và đường phèn. Hoặc ngược lại, nếu bát yến có thể chứa được lượng hỗn hợp trên thì cho chúng vào bát yến và chưng thêm 5 phút cách thủy. Khi bát yến còn độ nóng ấm có thể mang ra và thưởng thức ngay.
3.3. Cách chưng yến với saffron và mật ong
Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:
- Tổ yến
- Mật ong
- Saffron
Cách chưng đơn giản theo những bước sau:
- Bước 1: Sơ chế tổ yến theo quy trình và lưu ý đã được đề cập ở phần trên.
- Bước 2: Chưng cách thủy yến sào trong thố/bát/chén khoảng 30 phút.
- Bước 3: Cho hỗn hợp mật ong với chút nước và saffron vào trong bát yến, đun thêm 5 phút cho hỗn hợp hòa quyện thì tắt bếp. Sau khi chưng xong có thể mang ra sử dụng ngay khi còn ấm nóng.
3.4. Chưng yến với táo đỏ và hạt chia
Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu gồm:
- Tổ yến
- Táo đỏ
- Hạt chia
- Đường phèn
Tùy lượng yến sào và số người ăn để sử dụng lượng nguyên liệu thích hợp. Với một bát yến cho một người dùng thường sử dụng 5gr yến tinh chế hoặc 20gr yến tươi, táo đỏ khô 5 – 8 quả, hạt chia: 1 thìa nhỏ và đường phèn: 1 – 2 thìa hoặc nhiều hơn tùy khẩu vị.
Cách chưng yến với táo đỏ và hạt chia được thực hiện như sau:
- Bước 1: Sơ chế sạch yến theo lưu ý đã nói đến trong phần nước. Khi yến đã khô ráo nước thì mang đi chưng.
- Bước 2: Cho khoảng 300ml nước và đường phèn vào nồi, đun sôi đến khi đường tan ra. Cho tiếp táo khô đỏ vào đun nhỏ lửa để nước táo được tiết ra ngoài và táo mềm hơn.
- Bước 3: Chưng yến theo phương pháp cách thủy trong 30 phút. Sau đó cho hỗn hợp táo và nước đường đã đun chín vào bát yến. Cho tiếp hạt chia vào khuấy đều. Đun trong thời gian 5 – 10 phút nữa, khi nhận thấy hạt chia đã nở ra thì tắt bếp. Việc tiếp theo chính là mang ra thưởng thức.
3.5. Cách chưng yến với hạt sen và lá dứa
Nguyên liệu cần chuẩn bị để thực hiện phương pháp chưng yến này bao gồm:
- Tổ yến: 5gr yến tinh chế hoặc 20gr yến tươi
- Hạt sen: 30gr
- Lá dứa: 5 lá
- Đường phèn: 1 – 2 thìa nhỏ (tùy khẩu vị)
>>>>>Xem thêm: Top 15 mẫu phòng ngủ gaming đẹp nhất hiện nay
Ở cách chưng yến này, chúng ta thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch lá dứa, cắt thành khúc. Nếu sử dụng hạt sen tươi thì tách vỏ, hạt sen khô thì cần ngâm nước ấm trong khoảng 45 phút. Vớt ra rửa sạch.
- Bước 2: Nấu đường phèn tan ra và hạt sen chín mềm rồi cho lá dứa vào nấu cùng cho đến khi nước lá dứa tiết ra để tạo độ thơm ngon và thanh mát.
- Bước 3: Chưng cách thủy yến sào trong 30 phút, sau đó đổ hỗn hợp hạt sen nước lá dứa vào bát yến khuấy đều. Tiếp tục chưng trong 5 phút rồi tắt bếp và lấy ra dùng được ngay khi còn nóng.
Nhìn chung, cách chưng yến không quá phức tạp và cầu kỳ nhưng cũng cần có thời gian để thực hiện được một bát yến chuẩn vị và đảm bảo giữ nguyên được dinh dưỡng của yến. Với 5 cách chưng yến đơn giản như trên, hy vọng các bạn sẽ có được thêm những phương pháp chưng yến hay để áp dụng vào thực tế.