Tấm lợp nhựa lấy sáng là một trong những vật liệu không thể thiếu trong các công trình xây dựng hiện nay. Chính vì sự tiện lợi và những ưu điểm vượt trội của mình mà nó đã trở thành lựa chọn hàng đầu trong mọi công trình.
Bạn đang đọc: Tấm lợp nhựa lấy sáng là gì? Tất tần tật mọi thông tin về tấm lợp nhựa Poly hiện nay
Và để giúp độc giả của Bloggiamgia.edu.vn hiểu rõ hơn về tấm lợp lấy ánh sáng này cùng những đặc điểm và ứng dụng của nó trong đời sống, mời các bạn cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.
Contents
1. Tấm lợp nhựa lấy sáng là gì?
Tấm lợp nhựa lấy sáng hay còn có tên gọi là tấm polycarbonate là một vật liệu bằng nhựa tổng hợp giữa polymer và các nhóm cacbonat. Sản phẩm cho độ trong suốt cao, lấy ánh sáng hiệu quả chỉ sau kính.
Tấm lợp sử hữu nhiều ưu điểm nổi bật như: độ bền cao, khả năng chịu lực tốt, chịu được giông bão và các điều kiện thời tiết khắc nghiệt khác mà các loại vật liệu khác không có.
Đồng thời, chúng có giá thành rẻ. Độ bền của sản phẩm được đánh giá lên đến 10 năm ngay cả khi sử dụng ngoài trời. Đây cũng chính là lý do khiến tấm polycarbonate này được nhiều người yêu thích và sử dụng.
1.1. Ưu – nhược điểm của tấm lợp nhựa lấy sáng
Ưu điểm của tấm lợp Poly
- Ưu điểm đầu tiên phải kể đến của tấm lợp nhựa lấy sáng này là thiết kế hiện đại và màu sắc đa dạng. Do đó, nó thường được sử dụng cho những ngôi nhà có thiết kế hiện đại, để lấy nguồn sáng tự nhiên.
- Màu sắc đa dạng chính là ưu điểm tiếp theo của tấm lợp này. Vì thế, bạn có thể lựa chọn tùy theo sở thích hoặc phong thủy của chủ nhân căn nhà, để vừa đem lại tính thẩm mỹ cao, vừa đảm bảo hợp với chủ nhà.
- Khả năng tự tổng hợp ánh sáng tự nhiên, giảm tiêu thụ điện năng của tấm poly vô cùng tốt. Giúp nhiều công trình xây dựng cân bằng được ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo.
- Nó có khối lượng nhẹ, dễ dàng di chuyển, thi công, từ đó giúp rút ngắn được thời gian hoàn thành công trình.
- Ngoài ra, nó còn có khả năng chống cháy tốt, chịu được nhiệt độ khắc nghiệt trong khoảng -20 độ C đến 120 độ C
- Việc vệ sinh chất liệu này cũng vô cùng đơn giản và nhanh chóng, không tốn quá nhiều thời gian.
- Khả năng chống tia UV hiệu quả, bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình khỏi tác động xấu. Đặc biệt, tấm lợp Poly này còn giúp giảm hiệu ứng nhà kính.
- Tiết kiệm điện năng tiêu thụ vào ban ngày với những công trình sử dụng năng lượng mặt trời
- Chống ẩm mốc hiệu quả, đảm bảo cho ngôi nhà của bạn luôn thông thoáng, sạch sẽ.
- Thời gian bảo hành dài hạn lên đến 5 năm, nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về cả độ bền của nó.
Nhược điểm của tấm lợp nhựa lấy sáng:
- Khả năng lấy sáng của tấm lợp nhựa sẽ kém hơn so với kính.
- Giá thành của những tấm lợp nhựa lấy sáng chất lượng cao tương đối đắt.
- Khả năng hấp thụ nhiệt lớn khi thời tiết oi bức.
1.2. Ứng dụng của tấm lợp nhựa Poly lấy sáng
Hiện nay tấm lợp lấy sáng được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực như: đời sống, công nghiệp, trang trí ngoại thất, điện tử,…
- Trong nông nghiệp: lấy ánh sáng hiệu quả cho cây trồng, giúp cây phát triển tự nhiên và đạt năng suất cao hơn. Nhờ đó, chủ đầu tư tiết kiệm được một khoản lớn chi phí.
- Trong khu dân sinh, khu công nghiệp: ứng dụng cao nhất của tấm lợp là ở phần giếng trời giúp người dùng lấy được nguồn ánh sáng tự nhiên nhất. Mang đến không gian sống thoải mái hơn cho các hộ gia đình và công nhân khi làm việc.
- Ứng dụng trang trí ngoại thất gia đình: việc sử dụng tấm lợp lấy sáng giúp giảm thiểu việc tiêu thụ điện năng, từ đó tiết kiệm chi phí hiệu quả. Đồng thời, nguồn sáng tự nhiên trong căn nhà cũng được cải thiện rõ rệt. Nó có thể sử dụng để làm mái vòm cửa sổ, mái che sân, hiên nhà, mái che xe oto,… tạo không nên gian thoáng mát, đủ sáng.
- Các công trình công cộng: ứng dụng của tấm lợp trong công trình công cộng thường là môi trường ngoài trời như sân vận động, nhà thi đấu hay những khu bể bơi, làm biển quảng cáo hay vách ngăn phòng, bàn, mái hiên công cộng bến xe, bến chờ xe bus, chợ,…với tính tiện dụng dễ tháo lắp.
- Điện và điện tử: vật liệu Poly này được sử dụng để tạo ra một số thiết bị điện và điện tử như: bộ phận cảm biến, phần LCD, mạch điện di động và máy tính,… vì nó có trọng lượng nhẹ và độ bền cao, không bị thay đổi khi va đập. Bên cạnh đó, những tấm lợp lấy sáng rỗng hiện nay còn được biết tới như một tấm cách nhiệt hoàn hảo. Ngoài ra, chất liệu này còn sử dụng làm đĩa quang học – một trong những phương tiện lưu trữ phổ biến nhất hiện nay như CD, CD – ROM, DVD,…
- Công nghiệp an ninh: nhựa poly được sử dụng trong ngành an ninh với ứng dụng làm khiên chống bạo động của cảnh sát.
2. Phân loại tấm lợp nhựa lấy sáng
2.1. Tấm lợp nhựa lấy sáng dạng đặc
Tấm poly đặc là sản phẩm được đúc từ nhựa tổng hợp polycarbonate kết hợp cùng aromatic, polypodium, thermoplastic và một vài chất phụ gia khác. Sản phẩm có độ dày khá đa dạng để đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người dùng.
Ưu điểm của dòng poly đặc này chính là khối lượng nhẹ hơn so với kính, lại dễ dàng lắp đặt hơn, chi phí đầu tư gần cũng thấp hơn rất nhiều so với kính. Sản phẩm có thể uốn cong ở nhiệt độ thích hợp, chịu được lực cao và khả năng cách nhiệt tốt, cách âm toàn diện. Dòng poly đặc này cũng thường được ứng dụng trong làm kính chắn gió các phương tiện ôtô, kính mắt, mái hiên, giếng trời,…
Ngoài ra cũng có nhiều tấm poly đặc này được sử dụng để làm biển quảng cáo khá thu hút và đẹp.
Các kích thước của tấm lấy sáng đặc thông thường:
- Tấm đặc Poly 2mm
- Tấm đặc Poly 3mm
- Tấm Poly đặc 4mm
- Tấm đặc Poly 5mm
- Tấm đặc Poly 6mm
- Tấm Poly đặc 8mm
- Tấm Poly đặc 10mm
Tùy vào từng mục đích sử dụng khác nhau mà mỗi gia đình hoặc đơn vị thi công sẽ lựa chọn độ dày của tấm lớp lấy sáng cho phù hợp.
2.2. Tấm nhựa lấy sáng rỗng
Tìm hiểu thêm: Top 8 đồ trang trí phòng khách nâng tầm thẩm mỹ cho căn phòng
Tấm lấy sáng rỗng ruột là sản phẩm được thiết kế từ 2, 3, 4,… lớp trở lên với lớp đệm không khí giúp cách nhiệt hiệu quả mà không ảnh hưởng đến khả năng lấy sáng đặc trưng của nó. Những tấm poly rỗng ruột thường được sử dụng tại các công trình dân sinh, khu công nghiệp có yêu cầu cao về khả năng cách nhiệt.
Ưu điểm lớn nhất của dòng này là khả năng lấy sáng tốt hơn nhiều so với dòng đặc ruột.
Nhược điểm của tấm lợp này là khả năng uốn cong và chịu lực thấp hơn so với tấm đặc. Bởi chúng là thành quả của những tấm lợp mỏng ghép lại.
2.3. Tấm nhựa Poly dạng sóng
Sản phẩm được thiết kế với hình dáng giống như miếng tôn kim loại dưới dạng sóng tròn và sóng vuông. Tấm nhựa Poly dạng sóng là sự kết hợp hoàn hảo giúp thay thế các sản phẩm mái tôn Composite và tôn kim loại giúp khả năng lắp đặt vị trí trên mái nhà được thoát nước nhanh và thẩm mỹ hơn.
Thêm vào đó, các sóng lớn và nhỏ của tấm Poly sóng này có độ cứng cao hơn, bắt mắt hơn, không bị biến dạng khi vận chuyển và trong suốt quá trình sử dụng. Độ dày của những tấm lợp lượn sóng này thường là: 0.8cm, 1cm, 1.5m, 2cm, 2.5cm
Kích thước tiêu chuẩn của 1 tấm poly sóng là 86cm x 240cm
3. Bảng màu của tấm lợp poly dạng sóng
Tấm lợp nhựa lấy sáng dạng sóng có bảng màu khá đa dạng để người dùng lựa chọn như:
- Tosca – là màu xanh ngọc lục bảo
- Grey – là màu xám
- Green – là màu xanh lá cây
- Blue – là màu xanh da trời, xanh lục, xanh nước biển
- Bronze – là màu nâu đồng, màu trà
- Opal – là màu trắng sữa, trắng đục, white
- Clear – là màu trong suốt, trong kính
- Silver millenium – là màu bạc
4. Những lưu ý khi lắp đặt tấm poly lấy sáng
Để đạt được kết quả tốt nhất khi thi công bạn cần lưu ý thêm những thông tin sau:
- Khi vận chuyển, phải đặt các tấm nằm ngang so với mặt phẳng tiếp xúc. Mặt khác bạn cũng có thể cuộn tròn tấm để vận chuyển sao cho tương ứng với bán kính tối thiểu.
- Các tấm có thể chồng lên nhau, nên chọn tấm dài để bên dưới và tấm ngắn xếp lên phía trên.
- Tránh để tấm ngoài trời mưa quá lâu vì chúng có thể để đọng nước lại bên trong ống sáo.
- Tránh để tấm ở nơi có mặt trời trực tiếp chiếu vào khi chưa lắp đặt trong thời gian dài, vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và làm giảm độ bền của sản phẩm.
- Các công trình lắp đặt cần thợ có tay nghề thực hiện để đạt hiệu quả thẩm mỹ cao.
- Đảm bảo độ dốc khi lắp đặt, tránh để khu vực nào có thể trũng hay đọng nước.
- Lắp đặt đúng kỹ thuật đúng quy trình xếp lớp để đảm bảo độ bền cho sản phẩm.
- Lựa chọn những thương hiệu có uy tín, thời gian bảo hành dài hạn và chi phí hợp lý nhất.
5. Giới thiệu những thương hiệu tấm lợp lấy sáng uy tín và giá bán
- Về thương hiệu:
Tại thị trường Việt Nam, hiện có rất nhiều thương hiệu tốt ở trong và ngoài nước chuyên sản xuất và phân phối các tấm lợp nhựa lấy sáng này để khách hàng lựa chọn. Một số cái tên nổi bật mà bạn có thể tham khảo là: Poly Queenlite, Poly Eco Poly, Baye Sunlight, Poly Nice Light, Poly Solite, Poly TwinLite, Poly XLite, Poly Tileron, Poly Super-Lite, Poly NAEHOO…
- Về giá thành:
Mỗi dòng tấm lợp lấy sáng khác nhau sẽ có mức giá khác nhau, tuy nhiên giá thành của chúng khá rẻ, chỉ từ 20.000đ/m2, hoặc 110.000đ/cây nếu tính theo cây. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình mà bạn có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất.
>>>>>Xem thêm: Tinh dầu tỏi và những công dụng tuyệt vời nên biết
Để có được mức giá tốt nhất bạn hãy lựa chọn loại tấm lợp bạn định sử dụng, sau đó tham khảo giá các đơn vị cung cấp uy tín và chọn đơn vị phù hợp nhất.
6. Kết luận
Với những thông tin chi tiết về tấm lợp nhựa lấy sáng mà Bloggiamgia.edu.vn đã giới thiệu đến bạn trong bài viết trên, chúng tôi hy vọng bạn đã được có cái nhìn tổng quát nhất về sản phẩm này.