Trong nhà bạn chắc chắn sẽ có một hoặc rất nhiều vật dụng được gọi là đồ gốm. Trước giờ, chắc chắn đại đa số mọi người đều chỉ biết về gốm như là một loại được làm từ đất sét. Tuy nhiên, những kiến thức về nó còn nhiều hơn như vậy. Hãy cùng khám phá gốm là gì và có bao nhiêu loại trong bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Gốm là gì? Có mấy loại gốm? Ứng dụng của gốm trong cuộc sống
Contents
1. Gốm là gì?
Gốm một loại vật liệu vô cơ không chứa kim loại. Ngay từ khi con người xuất hiện, họ đã tạo ra rất nhiều đồ dùng được làm từ gốm. Để làm gốm, thứ không thể thiếu trong lúc bấy giờ chính là đất sét. Hiện nay, gốm có hai dạng là gốm truyền thống và gốm kỹ thuật. Gốm góp mặt trong rất nhiều ngành nghề, từ nội thất, gia dụng, đến điện tử, hàng không, cơ khí,…
2. Gốm làm từ gì?
Người ta dùng đất sét hoặc hỗn hợp của đất sét cùng nhiều chất khác để tạo nên gốm. Từ xa xưa, gốm chỉ được làm từ đất sét nên nhiều người vẫn định nghĩa nó là vật liệu phi kim loại. Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc như hiện nay, bằng công nghệ tiên tiến, người ta đã phát minh ra những loại gốm có pha thêm kim loại.
Nếu sử dụng nguyên liệu và kỹ thuật khác nhau, chúng ta sẽ thu lại được những loại gốm khác nhau. Có rất nhiều loại gốm trên thị trường như gốm sành, gốm sứ, gốm đất nung, gốm sành xốp, gốm sành nâu,…
3. Đặc tính của gốm
3.1. Độ bền cao
Từ trước đến giờ, chắc chắn vẫn có rất nhiều người mặc định rằng gốm có độ bền không bằng kim loại. Tuy nhiên, sau nhiều lần kiểm định, người ta cho biết độ cứng của gốm cao hơn thép đến 4 lần. Chính điều này đã khiến cho vật liệu này ngày càng được đánh giá cao hơn. Có lẽ vì phát hiện được đặc tính này mà tổ tiên loài người đã phát minh ra gốm để phục vụ cho những hoạt động trong cuộc sống.
3.2. Trọng lượng nhỏ
Độ cứng của gốm tỉ lệ nghịch với trọng lượng. Mặc dù rất khó bể khi va đập nhưng gốm lại siêu nhẹ. Ưu điểm này giúp nó được sử dụng để thay thế cho kim loại trong một số trường hợp. Mặt khác, vì gốm nhẹ nên khi dùng để làm những đồ vật gia dụng, nếu chúng có kích thước lớn cũng là điều dễ hiểu. Chẳng có gì tuyệt vời hơn việc kích thước lớn mà trọng lượng chỉ tăng lên không đáng kể.
3.3. Chịu nhiệt tốt
Bạn đừng quá bất ngờ nếu như tìm được trong đống tro tàn những đồ dùng làm từ gốm vẫn còn nguyên vẹn. Vốn dĩ gốm đã được tạo ra nhờ quá trình nung nóng ở nhiệt độ cực kỳ cao. Do đó, khả năng chịu nhiệt của nó là không còn gì để bàn cãi. Chính nhờ ưu điểm này mà đồ gồm có thời gian sử dụng lâu dài và tính ứng dụng cũng rất cao.
3.4. Không độc hại
Đồ gốm có thành phần cấu tạo chủ yếu đến từ thiên nhiên. Do đó, nó không chứa thành phần độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó, gốm cũng không khiến cho vấn đề ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng. Chính vì những lẽ trên mà đồ dùng làm từ gốm nên được sử dụng rộng rãi hơn.
Tìm hiểu thêm: Tiểu cảnh sân vườn mini là gì? Những mẫu tiểu cảnh sân vườn đẹp 2024
4. Phân loại gốm
4.1. Gốm đất nung
Gốm đất nung là loại gốm được làm từ đất sét. Đây cũng chính là loại gốm truyền thống nhất. Nhiệt độ mà gốm đất nung có thể chịu được là từ 600 – 1100 độ C. Loại gốm này có bề mặt thô và dễ thấm nước. Ngoài ra, chúng ta còn có thể nhận ra gốm đất nung thông qua những đặc điểm sau:
- Màu sắc của đất sét cũng chính là màu của gốm đất nung sau khi chế tạo. Thông thường, đồ vật làm từ loại gốm này có 3 màu chính là nâu, nâu da bò và đen. Trong một số trường hợp, nếu đất sét chứa sắt thì gốm sẽ có màu nâu đỏ.
- Gốm đất nung sẽ không sở hữu bề mặt bóng bẩy vì không được tráng men. Do đó, nó khá thích hợp với những không gian đậm chất cổ điển và đề cao tính mộc mạc.
4.2. Gốm sành
Gốm sành vẫn sử dụng đất sét để tạo hình nhưng nhiệt độ nung sẽ cao hơn gốm đất nung, từ 1100 đến 1200 độ C. Sau khi ra thành phẩm, gốm sành có những tính chất như:
- Rất cứng cáp và có độ bền vượt trội, rất khó bị vỡ, nếu va đập quá mạnh thì cũng chỉ bị nứt nhẹ.
- Chống thấm nước tốt nên nếu dùng trong xây dựng sẽ là vật liệu mang đến sự an tâm trong mùa mưa bão.
- Cách điện tốt và ít bị tác động bởi nhiệt độ.
- Khi gõ vào gốm sành, âm thanh vang hơn so với gốm đất nung.
- Màu nâu nhạt, bề mặt được tráng men bóng loáng để gia tăng độ bền, chống nước và tạo nét đẹp thẩm mỹ.
4.3. Gốm sứ
Gốm sứ là loại cao cấp nhất và được làm từ đất sét cao lanh. Nhiệt độ nung của gốm sứ là cao nhất, từ 1200 – 1400 độ C. Nếu xét về độ bền cũng như thẩm mỹ, gốm sứ được đánh giá cao hơn nhiều so với gốm đất nung và gốm sành. Tất nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc nó có giá nhỉnh hơn. Để nhận biết gốm sứ cũng khá dễ dàng, mọi người có thể dựa vào những điểm sau:
- Gốm sứ có màu trắng và được phối với rất nhiều loại men như men thuý hồng, men rạn, men hoả biến,…
- Âm thanh khi gõ vào đồ làm từ gốm sứ cũng trong trẻo hơn.
- Gốm sứ thường xuất hiện trên những đồ dùng đắt tiền và mang tính trang trí cao.
5. Ứng dụng của gốm
5.1. Ngói gốm
Ở Việt Nam và một số nước châu Á, người dân thường dùng ngói làm từ gốm để lợp nhà. Ngoài sự bền bỉ thì vật liệu này còn mang đến cho căn nhà giao diện vô cùng cuốn hút. Ngoài ra, lợp mái bằng ngói gốm là biện pháp khôn ngoan để tránh nóng và giữ ấm. Hiện nay, trên thị trường có nhiều dòng ngói gốm thông dụng, nhưng được sử dụng rộng rãi nhất chính là ngói âm dương và ngói mũi hài.
5.2. Cầu dao truyền thống
Cầu dao là công tắc điện đóng vai trò quan trọng trong việc mở hoặc cắt nguồn điện ở bất cứ đâu. Hiện nay, đa số mọi người đều đã sử dụng loại cầu dao có độ an toàn cao và cần gạt thường làm từ nhựa. Tuy nhiên, trong quá khứ, những chiếc cầu dao đầu tiên đều có phần cần gạt làm từ gốm sứ. Ứng dụng này đã một lần nữa chứng minh rằng gốm sứ có khả năng cách điện tuyệt vời.
5.3. Đồ gia dụng
Các bà nội trợ thường kháo nhau rằng kho cá trong nồi đất chính là đỉnh cao ẩm thực Việt. Điều này hoàn toàn chính xác và đã được kiểm chứng bởi rất nhiều đầu bếp có tay nghề. Không chỉ được dùng để làm nồi, gốm còn là những cái chén, tô, bát, muỗng, dĩa, ấm, hũ,… Trong mỗi gian bếp của người Việt hiện nay, chắc chắn sẽ không bao giờ thiếu đi sự hiện diện của những đồ dùng làm từ gốm.
>>>>>Xem thêm: Vàng non là gì? Cách nhận biết vàng non? Có nên mua loại vàng này không?
5.4. Đồ trang trí
Những căn nhà dù theo phong cách hiện đại hay cổ xưa đều sẽ đánh giá cao tính trang trí của đồ dùng làm từ gốm. Những bức tượng, bình hoa hay thậm chí là tranh làm từ gốm có giá trị thường thức rất cao. Nếu chúng có thêm yếu tố lịch sử nữa thì lại càng đáng giá hơn.
- Ceramic là gì? Ceramic có phải là vật liệu thay thế đỉnh cao?
- Làng gốm Bát Tràng ở đâu? Kinh nghiệm du lịch làng gốm Bát Tràng hơn 700 tuổi
- Men gốm là gì và sự đa dạng của men gốm
Như vậy là sau bài viết trên, bạn đã phần nào giải đáp được thắc mắc gốm là gì. Hiện nay, dù có nhiều vật liệu được phát minh, nhưng gốm vẫn luôn chiếm ưu thế nhờ những thế mạnh mà nó sở hữu. Hiểu được chi tiết về các đặc tính của gốm sẽ giúp bạn tận dụng vật liệu này tốt hơn.