Đi tìm 12 khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam, bạn đã biết chưa? 

Rate this post

Để nhanh chóng bắt kịp sự phát triển của các nước trên thế giới, Việt Nam ngày càng đẩy mạnh quy mô và chất lượng của các khu công nghiệp. Những khu công nghiệp này chính là tiền đề cho sự giàu mạnh của một đất nước xưa nay vẫn được biết đến với nền văn minh lúa nước. Để chúng ta có thêm kiến thức và biết được đất nước đang phát triển ở giai đoạn nào, hãy cùng nhau đi tìm top khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Bạn đang đọc: Đi tìm 12 khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam, bạn đã biết chưa? 

1. Khu công nghiệp Tân Tạo

Khu công nghiệp Tân Tạo là một trong những cái tên nổi bật khi người ta nhắc đến ngành công nghiệp ở Việt Nam. Nơi đây sở hữu vị trí vô cùng đắc địa, là cầu nối giữa các tỉnh miền Tây Nam Bộ và thuận tiện cho việc giao thương với những nước khác trong khu vực châu Á. Chưa hết, nó còn được xem là hạt nhân của nền kinh tế miền Nam. 

Hiện nay khu công nghiệp này có tổng diện tích là 443 ha với hơn 200 doanh nghiệp đang ngày đêm chuyên tâm sản xuất. Trong số những doanh nghiệp này, có những đơn vị được hưởng nguồn đầu tư FDI từ các nước như Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan,…

  • Địa chỉ: Lô 33 Đường 1 KCN Tân Tạo, Tân Tạo A, Bình Tân

Đi tìm 12 khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam, bạn đã biết chưa? 

Khu công nghiệp Tân Tạo thu hút nhiều nguồn vốn đầu từ FDI

2. Khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh

Nam Sơn – Hạp Lĩnh là một trong những khu công nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn ở khu vực phía Bắc. Nơi đây có tổng diện tích sử dụng lên đến 1000 ha. Cấu trúc của khu công nghiệp này bao gồm 80% đất doanh nghiệp và 20% đất đô thị.

Người ta nhận xét đây là khu công nghiệp có vị trí đắc địa vì dễ dàng vận chuyển hàng hóa từ sân bay quốc tế Nội Bài, cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân, cửa khẩu Hữu Nghị. Có lẽ chính ưu điểm này đã thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp đặt nhà máy sản xuất tại đây.

  • Địa chỉ: Xã Nam Sơn và phường Hạp Lĩnh, Bắc Ninh

3. Khu công nghiệp Bình Xuyên

Đến với vùng đất Vĩnh Phúc, chắc chắn bạn sẽ nghe đến cái tên khu công nghiệp Bình Xuyên không dưới một lần. Đây được xem là một trong những khu công nghiệp ra đời sớm nhất tại tỉnh Vĩnh Phúc. Bình Xuyên được đánh giá là tạo ra nhiều sự thuận lợi trong quá trình vận chuyển hàng hóa qua lại bằng cả đường hàng không, đường bộ và đường thủy.

Bên trong khu công nghiệp này cũng được đầu tư bài bản với hệ thống điện, nước và xử lý rác thải tiên tiến. Hiện tại đang có khoảng 60 doanh nghiệp sử dụng Bình Xuyên để sản xuất và góp phần phát triển kinh tế miền Bắc.

  • Địa chỉ: Thị trấn Hương Canh và Xã Đạo Đức, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc

Đi tìm 12 khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam, bạn đã biết chưa? 

Khu công nghiệp Bình Xuyên có diện tích lớn và thu hút nhiều doanh nghiệp

4. Khu công nghiệp Becamex

Với diện tích lên đến 4600 ha, khu công nghiệp Becamex Bình Phước đang giữ vị trí cao trong top khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam. Hiện tại, có hơn một nửa đất của khu công nghiệp này là phục vụ để sản xuất. Còn lại sẽ là những công trình nhà ở, công viên và các tiện nghi khác như siêu thị, trường học,…

Nếu xét về vị trí địa lý thì Becamex nằm ở khu vực khá đặc biệt, tiếp giáp với tứ giác kinh tế gồm 4 tỉnh thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương và Đồng Nai. 

  • Địa chỉ: Xã Minh Thành, huyện Chơn Thành, Bình Phước

5. Khu công nghiệp Mỹ Phước

Khu công nghiệp Mỹ Phước nằm ở Bình Dương và đi vào hoạt động từ năm 2002. Ngay từ lúc còn là bản vẽ, Mỹ Phước đã được định hướng xây dựng và phát triển theo dạng khu công nghiệp kiểu mẫu. Đến nay, nơi đây đã và đang thực hiện tốt sứ mệnh của mình.

Không chỉ hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp còn tích cực nâng cấp hệ thống xử lý nước thải để vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo không gây hại cho môi trường. Hơn nữa, đây cũng là một trong những khu công nghiệp nằm trong tứ giác kinh tế ở miền Nam.

  • Địa chỉ: Thị trấn Mỹ Phước, Bến Cát, Bình Dương

Đi tìm 12 khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam, bạn đã biết chưa? 

Khu công nghiệp Mỹ Phước đã hoạt động khoảng 20 năm

6. Khu công nghiệp Phú Nghĩa 

Khu công nghiệp Phú Nghĩa là một trong những trung tâm sản xuất trọng điểm tại thành phố Hà Nội. Nó có tổng diện tích là 170 ha và có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển rất hoàn thiện. Tính tới thời điểm hiện tại, Phú Nghĩa đã có rất nhiều năm hợp tác với doanh nghiệp lớn đến từ nước ngoài như Toyota Electric Control, Tập đoàn Thực phẩm CP, Công ty May thời trang cao cấp Starlight,…

  • Địa chỉ: Quốc lộ 6, thị trấn Trúc Sơn và Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội

7. Khu công nghiệp Tân Phú Trung

Cách sân bay Tân Sơn Nhất chỉ 15km, nằm ở Củ Chi, Tân Phú Trung là khu công nghiệp hiện đại và đi theo lối phát triển bền vững. Đây cũng chính là cầu nối hàng hóa và kinh tế giữa nước ta với các quốc gia Đông Nam Á, gần nhất là Campuchia.

4 phía của Tân Phú Trung đều tiếp giáp với những tỉnh thành có nguồn lực kinh tế lớn. Điều này giúp nó tăng tiềm năng thu hút nguồn vốn đầu tư cao và đều đặn. Hiện nay, khu công nghiệp đang hợp tác với nhiều công ty cơ khí, chế biến thực phẩm, dịch vụ,…

  • Địa chỉ: 151 Liêu Bình Hương, Tân Thông Hội, Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh

Tìm hiểu thêm: Cá rồng và những đặc tính mà người nuôi cá cảnh cần biết

Đi tìm 12 khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam, bạn đã biết chưa? 
Tân Phú Trung có vị trí thuận tiện cho việc vận chuyển

8. Khu công nghiệp Phước Đông

Phước Đông là một Khu liên hợp Công nghiệp – Đô thị – Dịch vụ với tổng diện tích lên đến 3.158 ha. Nơi đây có nguồn vốn đầu tư hơn 3 trăm triệu USD nên cực kỳ hiện đại. Hiện tại, Phước Đông chính là niềm tự hào của người dân Tây Ninh và khu vực miền Nam. Nếu đặt cơ sở sản xuất tại đây, các doanh nghiệp có thể tận dụng triệt để cửa khẩu Mộc Bài và hệ thống đường biển, đường bộ khang trang. 

  • Địa chỉ: Xã Phước Đông, Gò Dầu, Tây Ninh

9. Khu công nghiệp Dung Quất 

Khu đô thị công nghiệp Dung Quất có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và là một điểm thu hút vốn đầu tư ở tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đây có nhiều ưu điểm vượt trội, điển hình là nằm ngay sát biển. Vì thế mà nó tạo ra sự thuận tiện trong quá trình vận chuyển bằng đường thủy.

Bên cạnh đó, đây cũng sẽ là nơi phù hợp để đầu tư xây dựng nhà máy chuyên sản xuất mặt hàng thủy hải sản. Toàn bộ dự án khu công nghiệp này có tổng diện tích là 1.303 ha và cung cấp nhiều sản phẩm cho thị trường như cơ khí, thực phẩm, may mặc, công nghệ điện tử,…

  • Địa chỉ: Xã Bình Thạnh, Bình Sơn, Quảng Ngãi

Đi tìm 12 khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam, bạn đã biết chưa? 

Khu công nghiệp Dung Quất thuận lợi cho những doanh nghiệp làm về dầu khí

10. Khu công nghiệp Giang Điền

Khu công nghiệp Giang Điền là nơi đang tạo ra hàng nghìn công việc cho người dân Đồng Nai. Với diện tích khoảng 529.2 ha, nơi đây có tiềm lực lớn để phát triển đa ngành nghề. Không chỉ hợp tác với nhiều doanh nghiệp lớn, hiện nay Giang Điền còn có hệ thống giao thông, trạm đèn, xử lý nước thải tiên tiến bậc nhất khu vực miền Nam.

  • Địa chỉ: Xã Giang Điền, An Viễn, Trảng Bom, Đồng Nai

11. Khu công nghiệp Long Sơn

Không chỉ là thành phố du lịch biển mà Vũng Tàu còn là nơi thu hút nhiều chủ đầu tư mở khu công nghiệp. Hiện tại, khu công nghiệp Long Sơn chính là một trong số đó. Sở hữu diện tích khoảng 850 ha, đây được xem là khu công nghiệp dầu khí lớn nhất miền Nam với tổng vốn đầu tư không hề nhỏ. 

  • Địa chỉ: Xã Long Sơn, Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu

Đi tìm 12 khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam, bạn đã biết chưa? 

>>>>>Xem thêm: Bạn đã biết: Ăn chay thứ 6 Tuần Thánh kiêng gì? 

Khu công nghiệp Long Sơn có đường thủy phát triển

12. Khu công nghiệp Sóng Thần

Khu công nghiệp Sóng Thần nằm ở Bình Dương, một tỉnh tiếp giáp với Hồ Chí Minh và có nền kinh tế đang trên đà phát triển. Từ lâu, Sóng Thần đã là một khu công nghiệp điển hình đối với nguồn nhân lực dồi dào ở các địa phương lân cận. 

Hiện nay, với diện tích khoảng 1 ngàn ha, Sóng Thần là nơi đặt nhà máy sản xuất của 90 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Khu công nghiệp này có đến 3 cơ sở, mỗi nơi đều nằm gần những trục giao thông cực kỳ quan trọng của cả nước. Vì đầu tư xây dựng đến 3 cơ sở nên Sóng Thần dường như đã thâu tóm hết tất cả các lĩnh vực từ công nghiệp nhẹ đến công nghiệp cơ khí, ô tô,…

  • Địa chỉ: Phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, Bình Dương

Sau khi đã điểm qua top khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam, chúng ta đã có cái nhìn khái quát hơn về tình hình kinh tế nước ta. Hiện nay, trong khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam vẫn là nơi có nhiều tiềm lực thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Hy vọng rằng những khu công nghiệp này sẽ ngày càng thịnh vượng để tạo nên một nền kinh tế vững mạnh hơn.

  • Điểm danh TOP 11 khu công nghiệp lớn nhất miền Bắc hiện nay
  • Bật mí TOP 11 khu công nghiệp lớn nhất miền Nam có thể bạn chưa biết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *