Trong quá trình trang trí nội thất nhà ở, việc lựa chọn kính là khâu quan trọng và mất nhiều thời gian tìm hiểu. Bởi vì, đây là bộ phận ảnh hưởng lớn tới độ thẩm mỹ và tính an toàn của cả ngôi nhà. Chính vì vậy nhiều người thường ưu tiên lựa chọn kính chịu nhiệt so với kính thông thường.
Bạn đang đọc: Kính Chịu Nhiệt là gì? 5 lý do nên lựa chọn Kính Chịu Nhiệt
Nếu bạn đã từng nghe về loại vật liệu này nhưng không biết tường tận về nó thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây. Bloggiamgia.edu.vn sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi kính chịu nhiệt là gì, đặc điểm và những lợi ích khi lựa chọn loại vật liệu này trong thi công nhà ở.
Contents
1. Kính Chịu Nhiệt là gì?
Kính chịu nhiệt là loại kính được các nhà sản xuất phết thêm 1 lớp sơn chịu nhiệt trên bề mặt, sau đó đem đi tôi luyện trong môi trường nhiệt độ cao từ 600 đến 700 độ C.
Sau khi đủ thời gian nung, kính sẽ được làm nguội đột ngột bằng hệ thống giàn gió. Điều này giúp tăng độ chịu lực cho bề mặt kính. Sau quá trình nung và làm nguội, kính có khả năng chịu nhiệt cao gấp 3-5 lần so với kính thông thường.
Sau quá trình xử lý nhiệt, sơn trên kính sẽ có độ nhám nhiều hơn, ít bóng nhưng bền màu, ít xuất hiện tình trạng bong tróc. Đặc biệt hơn cả là khả năng chịu nhiệt vượt trội.
2. Đặc điểm kính chịu nhiệt
2.1 Về độ dày
Kính chịu nhiệt có độ dày dao động khoảng từ 6mm đến 10mm, trong đó độ dày 8mm được đánh giá là phù hợp và tốt nhất. Lý do là bởi nếu chọn loại kính cách nhiệt mỏng quá (dưới 6mm), kính dễ xuất hiện tình trạng cong vênh, độ chịu nhiệt cũng kém hơn, dễ dẫn đến tình trạng nứt vỡ gây nguy hiểm cho người đứng gần.
Ngược lại, nếu chọn loại kính độ dày lớn (10 – 12mm) thì sẽ ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ, màu sắc cũng trở nên không chân thật. Đồng thời, giá thành cũng cao hơn, gây lãng phí.
2.2 Về thông số kỹ thuật
Một số thông số kỹ thuật của kính chịu nhiệt mà bạn cần biết là:
- Về độ chịu nhiệt: Loại kính này có khả năng chịu nhiệt trong ngưỡng 1000 độ C đến 2000 độ C.
- Về độ chịu lực: Ngưỡng chịu tối đa là 248 MPa (1MPa= 10kg/cm2).
- Về độ cứng: 5.5 (theo tỷ lệ Mohs).
- Về khả năng chịu sốc nhiệt: Tối thiểu là 500 độ c.
- Về sức căng bề mặt: Dao động trong khoảng 19 MPa đến 248 MPa.
- Về độ dày kính: Dao động trong khoảng 5mm đến 199m. Đối với kính chịu nhiệt cho bếp, bạn nên chọn đồ dày 8mm.
3. Ưu điểm của kính chịu nhiệt
3.1. Tính an toàn cao
Sau khi được phủ 1 lớp sơn chịu nhiệt cùng quá trình tôi luyện trong nhiệt độ cao trên 700 độ C, kính có khả năng chịu nhiệt ấn tượng cùng độ bền cao vượt trội so với các loại kính thông thường.
Ước tính, 1 chiếc kính chịu nhiệt có thể sử dụng lên đến 30 năm, đảm bảo an toàn cho người sử dụng trong suốt thời gian này.
Bên cạnh đó, việc sử dụng kính chịu nhiệt sẽ giúp bạn tiết kiệm khoản chi phí lớn so với việc phải định kỳ thay lớp phủ thông thường do nứt, vỡ bởi nhiệt độ cao như đá, gỗ, kính,…
Bạn cũng không phải lo lắng kính hư vỡ do va đập do kính chịu nhiệt có độ chịu lực rất cao.
3.2. Sạch sẽ, dễ vệ sinh
Kính chịu nhiệt sở hữu mặt phẳng cao, độ bóng vừa phải, dễ dàng vệ sinh hơn so với các loại vật liệu như gạch, gỗ, đá ốp lát,… đem đến sự tiện lợi hơn trong việc chăm sóc nhà cửa bếp núc. Chị em nội trợ cũng không còn nỗi ám ảnh mang vệ sinh cầu thang, bếp.
Khi mua kính chịu nhiệt cho nhà bếp, bạn nên ưu tiên chọn các tấm kính khổ lớn thì chắc chắn nỗi lo dầu mỡ đọng lại sau mỗi lần nấu nướng sẽ không còn nữa.
3.3. Thời gian sử dụng lâu, độ bền cao
Như đã nói phía trên, kính chịu nhiệt có thể sử dụng lên đến 30 năm mà không hề xuất hiện các vấn đề gì. Độ bền ấn tượng này không chỉ đem đến sự an tâm tuyệt đối cho người sử dụng mà còn giúp gia chủ tiết kiệm kha khá chi phí thay mới so với các loại kính thông thường.
Mặt kiếng vẫn giữ được độ hoàn hảo cùng màu sắc rõ nét dưới tác động của điều kiện tự nhiên như nhiệt, ánh nắng mặt trời, dầu mỡ,…
Màu kính cũng không bị bay màu hoặc ố vàng theo thời gian. Bạn có thể chọn các loại kính cách nhiệt sở hữu 2 -3 lớp sơn để độ bền màu và bền cơ học vượt trội hơn.
3.4. Phong phú, đa dạng về mẫu mã và màu sắc
Tìm hiểu thêm: Mã morse là gì? Cách học mã morse cho người mới
Nhiều người e ngại sử dụng kính chịu nhiệt vì cho rằng không có nhiều sự lựa chọn về màu sắc đối với chất liệu này. Nhưng thực tế, ngày nay, người ta đã phát triển ra nhiều loại sơn công nghệ cao đem đến kính chịu nhiệt nhiều màu sắc khác nhau đáp ứng nhu cầu thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng.
Bên cạnh các màu sắc cơ bản, thị trường còn cho ra mắt nhiều mẫu kính chịu nhiệt được sơn bằng họa tiết 3D sống động, đem đến vẻ đẹp mới lạ, ấn tượng và thu hút hơn cho tổ ấm nhà bạn.
3.5. Phổ biến và ứng dụng rộng
Bạn có thể tìm thấy kính chịu nhiệt ở bất kỳ ngóc ngách nào trong ngôi nhà của mình bởi vì đây là sản phẩm có tính ứng dụng khá rộng. Một số ứng dụng phổ biến nhất của kính chịu nhiệt có thể kể đến là vách kính văn phòng, kính ốp bếp, kính cầu thang, kính ban công, tranh kính,…
4. Kinh nghiệm khi lắp kính chịu nhiệt
Dưới đây Bloggiamgia.edu.vn sẽ chia sẻ cho bạn 1 số kinh nghiệm khi lắp kính chịu nhiệt để sản phẩm mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ cao cho không gian, đồng thời đảm bảo độ an toàn.
4.1. Kinh nghiệm lắp kính ốp bếp chịu nhiệt
Lắp kính chịu nhiệt tại khu vực này bạn cần cực kỳ lưu ý bởi vì đây là khu vực thường xuyên chịu tác động của nhiệt độ cao trong ngôi nhà. Các vật liệu như đá tự nhiên hay gạch men ốp đều khó có thể đáp ứng được môi trường bếp về lâu dài.
Đối với kính thông thường, sau 1 thời gian sử dụng sẽ xuất hiện hiện tượng bong tróc, xỉn màu. Đối với khu vực này, bạn nên chọn kính cách nhiệt có độ dày khoảng 8 -10mm để sử dụng lâu dài.
4.2. Kinh nghiệm lắp vách kính chịu nhiệt cho phòng tắm
Vách kính phòng tắm chính là 1 trong những ứng dụng phổ biến nhất của kính chịu nhiệt. Đối với không gian này, bạn có rất nhiều sự lựa chọn như vách 90 độ, vách 180 độ, cabin,..
Kính chịu nhiệt còn giúp quá trình tản nhiệt đều và hiệu quả hơn. Tính chất cách điện, chịu nhiệt của kính giúp giảm tối đa nguy cơ cháy nổ hay sốc nhiệt. Từ đó, đem đến sự an tâm tuyệt đối cho người sử dụng,
Khi lắp đặt kính chịu nhiệt cho phòng tắm, có nhiều điều bạn cần lưu ý. Lý do là bởi, phòng tắm là nơi dễ xảy ra sự cố nhất và phòng hộ kém nhất. Nếu sự cố không may xảy ra thì kính có thể tạo ra sát thương cho người tắm.
Do đó, khi mua kính chịu nhiệt cho căn phòng này, bạn cần kiểm tra kỹ các thông số kỹ thuật như khả năng cách nhiệt, chịu lực. Đồng thời, cũng nên lựa chọn thật kỹ các phụ kiện sử dụng cùng kính bao gồm bản lề, gioăng, thanh kẹp… Chất lượng công trình không chỉ phụ thuộc vào kính mà còn phụ thuộc vào mức độ chất lượng, chính xác của phụ kiện nữa đấy!
4.3. Kinh nghiệm lắp lan can kính, mái kính
Bên cạnh kính bếp, kính vách tắm thì ứng dụng phổ biến khác của kính chịu nhiệt chính là dùng để lắp lan can kính hoặc mái kính trong các văn phòng làm việc, resort, khách sạn,..
Trong đó, mái kính được xem là vật liệu xu hướng thay thế cho những khối bê tông sắt thép nặng nề, thô kệch. Bên cạnh đó, quá trình thi công mái kính cũng dễ dàng và nhanh chóng.
Kính chịu nhiệt sử dụng cho những công trình trên yêu cầu độ dày cao cùng các thông số kỹ thuật tốt để có thể đảm bảo an toàn cho cư dân sinh hoạt.
>>>>>Xem thêm: Top 10+ nhà hàng buffet hải sản ngon nhất TP.HCM
Có thể thấy, kính chịu nhiệt là sản phẩm có tính ứng dụng rất cao, có thể kể tới là cửa kính, bàn kính, vách tắm, ốp bếp. So với kính thông thường, kính chịu nhiệt sở hữu nhiều điểm vượt trội đem lại sự an toàn và tiện nghi hơn nữa cho cuộc sống gia chủ. Hy vọng những thông tin bài viết chia sẻ đã giúp bạn giải đáp câu hỏi kính chịu nhiệt là gì cùng những thắc mắc xoay quanh chủ đề này rồi nhé!