Trong cuộc sống, ta không tránh khỏi những lúc phải đối mặt với những định kiến. Khác với những quan điểm thông thường, định kiến luôn tiềm ẩn tính chủ quan, tiêu cực và không có căn cứ rõ ràng. Vậy định kiến là gì? Tại sao nhiều người cho rằng định kiến có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội? Cùng Bloggiamgia.edu.vn làm rõ ngay bây giờ nhé!
Bạn đang đọc: Định kiến là gì? Ảnh hưởng của định kiến đối với đời sống xã hội?
Contents
1. Định kiến là gì?
Định kiến, tiếng Anh là prejudice, được hiểu tổng quát là những quan điểm, ý kiến của một hay một nhóm đối tượng nào đó hình thành trước khi nhận thức được chính xác về vấn đề hiện quan tâm. Hay nói cách khác, định kiến thường tương đối chủ quan, độ chính xác không cao và xa rời thực tế.
Trong bất kỳ vấn đề nào hiện nay hầu như cũng sẽ tồn tại định kiến. Ví dụ như định kiến về giới tính khi trọng nam khinh nữ, kỳ thị giới tính thứ 3,… Tuy những định kiến đó cho đến nay đã có xu hướng thay đổi theo thời gian nhưng ở nhiều nơi, chúng vẫn rất phổ biến.
2. Định kiến có nguồn gốc từ đâu?
Sau khi tìm hiểu định kiến là gì, hẳn không ít độc giả sẽ thắc mắc nguồn gốc định kiến là từ đâu. Nhiều nhà xã hội học, tâm lý học sau khi nghiên cứu đã chỉ ra 2 điểm mấu chốt cho việc hình thành định kiến, cụ thể:
- Định kiến hình thành và lưu truyền bởi truyền miệng, tập tục sinh hoạt và ý thức chung của cộng đồng. Để đảm bảo vị thế và lợi ích bản thân, người ta ban đầu sẽ đặt ra quy tắc, luật lệ và nhìn cộng đồng khác bằng một thái độ cảnh giác. Do đó, có nhiều nơi mà định kiến trong làng còn có uy lực hơn quy tắc chung.
- Định kiến xuất phát từ quan niệm sai lệch đối với một vấn đề. Chẳng hạn định kiến “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” từ lâu đã đi vào tiềm thức người Việt khiến mối quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu thường chẳng mấy khi tốt đẹp.
3. Nguyên nhân gây ra định kiến
3.1. Sự cạnh tranh ở trong xã hội
Khi những nhóm xã hội khác nhau bắt đầu cạnh tranh về cơ hội và giá trị tiện nghi thì định kiến cũng dần dần xuất hiện. Điều này khiến những thành viên ở mỗi nhóm ngày càng có suy nghĩ tiêu cực về nhau. Họ tự gắn mác cho nhau là kẻ thù và cho rằng chỉ nhóm mình mới có lối sống đạo đức chuẩn mực. Một rào cản vô hình được dựng lên giữa hai bên khiến sự thù địch càng lúc càng sâu sắc.
Từ cuộc cạnh tranh hết sức đơn giản, những định kiến gay gắt hơn lần lượt xuất hiện. Thậm chí nghiêm trọng đến mức cả hai bên nổ ra những cuộc mâu thuẫn trực tiếp và có khuynh hướng bạo lực.
3.2. Sự bất bình đẳng xã hội
Có xã hội đồng nghĩa với việc xuất hiện những tầng lớp địa vị không ngang hàng nhau. Sự bất bình đẳng về lợi ích, cơ hội, giá trị,…sẽ chính là cơ hội để những định kiến phát sinh dễ dàng.
Lúc này, những người định kiến thường đánh giá cao vị thế của mình so với người khác bằng một thái độ vô cùng kiêu ngạo. Họ cũng tự cho phép mình được phán xét người khác khi luôn cho rằng bản thân mình là cao quý. Đối với họ, những ai thuộc nhóm xã hội khác đều có đặc điểm tiêu cực và không xứng đáng được hưởng ưu ái, công bằng.
Tìm hiểu thêm: Top 10 danh lam thắng cảnh Việt Nam nên đến thăm quan 1 lần trong đời
3.3. Tính xã hội hóa
Nguyên nhân dẫn đến hình thành định kiến là gì? Ngay từ khi sinh ra, những đứa trẻ đã bị áp đặt lên mình những định kiến. Lúc này, môi trường hay những khuôn mẫu được đặt ra do bố mẹ đương nhiên trở thành nguồn hiểu biết quan trọng nhất cho trẻ em.
Theo đó, bố mẹ là cầu nối giúp con trẻ có thể liên kết với thế giới bên ngoài và trẻ sẽ có xu hướng lặp lại những điều bố mẹ hay người lớn dạy dỗ. Có thể thấy, những bài học đầu tiên trong cuộc đời con trẻ có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến việc hình thành nên định kiến
3.4. Những khuôn mẫu cứng nhắc về nhận thức
Khi con người thiếu hụt về thông tin, chúng ta thường dựa vào kinh nghiệm sống còn hạn chế của bản thân để đưa ra giải pháp dễ dàng nhất khi giải bài toán về người khác.
Cụ thể hơn, xu hướng của con người lúc này là xếp những con người đa dạng vào các nhóm đơn giản và kết luận sai lầm về họ. Bên cạnh đó, ta sẽ căn cứ vào các khuôn mẫu đã định hình sẵn để đưa ra lời đánh giá thay vì tiếp xúc, tìm hiểu để phản ánh chính xác hơn.
3.5. Hình tượng trong xã hội
Không ít biểu tượng xã hội điển hình xuất hiện trong đời sống hiện nay. Lấy ví dụ như đối với xã hội Mỹ, người da trắng thường thông minh, trong sạch và có lòng tốt. Trong khi đó, người da đen lại thường ác độc, ngu dốt, bệnh hoạn và không có trách nhiệm.
Chính những biểu tượng xã hội có phần tiêu cực này đã khiến những nhóm người thiểu số trở thành nạn nhân của phân biệt đối xử. Không ít người cảm thấy đánh mất niềm tin vào giá trị tốt đẹp của bản thân mình.
3.6. Tại trường học
Khó có thể tin rằng trường học lại là một trong những nơi hình thành nên định kiến. Dễ thấy nhất, những cuốn sách giáo khoa hay những bài giảng khuôn mẫu đều là những hình thức hình thành định kiến phổ biến thông qua việc tiếp thu khuôn mẫu từ sách vở.
3.7. Kiểu hình của thần kinh
Những người có thần kinh yếu thường tạo cơ hội để định kiến phát triển. Bởi lẽ, họ khá tự ti, rụt rè và kém linh hoạt. Khi đối mặt với những tình huống không mấy thuận lợi, họ thường có xu hướng suy nghĩ tiêu cực, thậm chí bệnh hoạn.
Người thần kinh yếu rất ngại việc ngao du và khi phải tiếp xúc trực tiếp với ai đó, họ cũng khó cởi mở. Đối với những giá trị mới hay những thay đổi liên tục của môi trường, họ sẽ khó chấp nhận và thích nghi.
4. Định kiến gây nên những tác hại gì?
- Khiến con người ngày càng xa cách, cô lập lẫn nhau.
- Khi định kiến trở thành chuẩn mực xã hội, xã hội sẽ ngày càng đi lùi, chậm phát triển và khiến cuộc sống con người trở nên khó khăn, ít hạnh phúc.
- Người bị định kiến trở nên khó hòa nhập, mang những tổn thương không hề nhỏ về tinh thần lẫn thể xác.
- Là nguồn gốc của sự phân biệt đối xử giữa những con người trong xã hội. Qua đó, phẩm giá của phụ nữ có thể bị xem thường và nảy sinh những “hủ tục” lạc hậu.
- Định kiến không tốt về giới tính, đặc biệt là trọng nam khinh nữ hay kỳ thị giới tính thứ ba,… Đây cũng là nguyên nhân xuất hiện tình trạng mất cân bằng về giới tính.
5. Lời khuyên để bạn vượt qua được những định kiến
Rất khó để loại bỏ hoàn toàn những định kiến ra khỏi xã hội vì nó đã ăn sâu vào tư tưởng, tiềm thức của con người từ bao đời nay. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà ta cứ phải chấp nhận sống chung với định kiến và chịu những ảnh hưởng mà nó mang lại. Thay vào đó, chúng ta phải sớm nhận ra định kiến để vượt qua nó và sống hạnh phúc hơn.
Để làm được điều này, trước tiên bản thân bạn cần xác định được nguyên nhân định kiến xuất hiện. Sau đó, bạn sẽ có biện pháp thiết thực để thay đổi định kiến đó. Chẳng hạn như việc mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu của bạn chưa thật sự tốt và mẹ chồng luôn cho rằng con dâu là người ngoài, không là máu mủ.
Lúc này, cách tốt nhất để xóa tan định kiến là gì? Bạn hãy dùng hành động để mẹ chồng thấy dù con dâu hay con gái thì đều là con. Chỉ khi có yêu thương chân thành, mọi mối quan hệ mới dần được gắn kết.
Bên cạnh đó, đừng quên rằng chính bạn phải luôn tin tưởng vào giá trị của mình. Việc học hỏi, trau dồi thêm nhận thức sẽ khiến tư duy của bạn không bị trói buộc vào những định kiến. Lúc này, bạn mới có khả năng đưa những người xung quanh thoát ra khuôn khổ của những định kiến lâu đời.
>>>>>Xem thêm: Hồ Con Rùa – Địa điểm “chill” lý tưởng của giới trẻ Sài Thành
Bài viết là tổng hợp những thông tin về định kiến là gì và những nguyên nhân khiến định kiến vẫn hình thành và tồn tại trong đời sống ngày nay. Qua đây, Bloggiamgia.edu.vn mong rằng bạn đọc sẽ sớm vượt qua những định kiến để tự tin sống chính mình!