Những người dốc sức theo đuổi ta, ta lại không màng lại đi nhớ thương một người không biết là có thật lòng với mình hay không? Hay những cặp yêu xa cảm thấy nôn nao và háo hức khi được gặp nhau nhưng khi ở bên nhau một thời gian dài lại rất mau chán.
Bạn đang đọc: Scarcity Psychology là gì? Tại sao chúng ta có xu hướng thích những gì khan hiếm
Phải chăng những gì càng có số lượng ít hay khan hiếm lại hấp dẫn chúng ta đến như vậy. Hiện tượng này là Scarcity Psychology hay còn được gọi là Tâm lý khan hiếm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Scarcity Psychology là gì qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
1. Scarcity Psychology là gì?
Scarcity Psychology được tạm hiểu là Tâm lý khan hiểm có thể bắt gặp nhiều trong kinh doanh cũng như đời sống hằng ngày. Những gì càng ít càng giá trị lại càng thu hút chúng ta sở hữu.
Theo National Geographic Society, những món hàng có giá trị quý hiếm được mọi người đánh giá rất cao và những món hàng dư dả lại bị đánh giá thấp. Những món hàng liên tục hết hàng hay sắp hết hàng sẽ kích thích mua hàng đối với người tiêu dùng vì đem lại cảm giác hàng chất lượng cao được săn đón nên mới hết hàng liên tục.
2. Những biểu hiện của Scarcity Psychology
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp những biểu hiện của Scarcity Psychology:
- Hành động ngay: Tâm lý sợ hết hàng hay không mua được hàng là đòn bẩy trong Marketing. Khi đó tâm lý khan hiếm thôi thúc chúng ta mua hàng một cách vô thức
- Cạnh tranh: Khi những món đồ khó tìm và khan hiếm thì chúng ta có xu hướng mong muốn đạt được những thứ đó trước mọi người.
- Giữ cho riêng mình: Với những món hàng giá trị được sale vào những khung giờ cố định luôn khiến chúng ta háo hức để săn sale. Hay việc sở hữu chiếc iphone mới ra mắt cũng khiến chúng ta quý trọng và không muốn vào tay người khác
- Khủng hoảng: đây là tâm lý chung với những ai quá đề cao sự thiếu sót đây chính là khủng hoảng thuộc cấp độ nhẹ. Chẳng hạn như bạn sẽ cảm thấy cô đơn và thiếu thốn khi không được sự quan tâm, chăm sóc từ đối phương.
- Dự trữ: Bạn luôn có tâm lý muốn để dành, sợ thiếu, cứ mua về đó rồi không biết có dùng hay không
- Coi nhẹ: Những thứ chúng ta dễ dàng có được chúng ta lại không quan tâm và nhanh chán. Như việc chúng ta dành quá yêu thương cho một người thì người ta lại không trân trọng và phớt lờ, xem việc đó là việc hiển nhiên.
- Quyết định chưa chín chắn: Việc thiếu thốn tình cảm dẫn đến việc chúng ta chấp nhận một mối tình tạm bợ và hạ thấp tiêu chuẩn của mình. Khi khát nước trong rừng thay vì đợi ra khỏi rừng để mua nước suối thì có thể uống tạm nước sông dù nước không được sạch.
- Phóng đại: Cảm giác khi thiếu thốn một thứ gì đó trong cuộc sống khiến chúng ta có cảm giác không thỏa mãn và trọn vẹn. Khi vấn đề tài chính bị thiếu hụt, đời sống tình thần và vật chất dường như bị xáo trộn.
- FOMO: Đây là tâm lý sợ hãi và lo lắng khi người khác đã sở hữu món đồ khan hiếm nhưng mình lại không có.
3. Scarcity Psychology thể hiện như thế nào xung quanh chúng ta?
Hiện tượng Scarcity Psychology đã được thao túng như thế nào trong đời sống của chúng ta. Hãy tiếp tục khám phá qua phần dưới đây nhé.
3.1. Kim cương không thực sự hiếm như chúng ta nghĩ
Trên thực tế, nhu cầu của con người có thể vô hạn trong khi nguồn lực kinh tế lại hữu hạn. Sự hữu hạn được thể hiện trong khái niệm “scarcity”, khi đó nhu cầu tiêu dùng cao nhưng nguồn cung lại thấp. Lúc đó, giá thành tất nhiên cũng sẽ tăng để thỏa mãn kỳ vọng tiêu dùng của khách hàng.
Trong marketing, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thành công thuyết khan hiếm để đem về lợi nhuận khi tạo ra vỏ bọc hoàn hảo để tạo nên sự quý hiếm cho sản phẩm của họ.
Kim cương là một ví dụ điển hình trong Scarcity Psychology. Tập đoàn De Beer là tập đoàn sở hữu gần 80% mỏ kim cương trên thế giới. Họ tạo ra tâm lý khan hiếm khi kiểm soát được lượng kim cương khi tung ra thị trường mỗi năm để biến những viên kim cương này trở nên quý hiếm và quyền lực khi ai sở hữu được nó.
Tìm hiểu thêm: Top 30+ địa điểm du lịch Đồng Tháp nổi tiếng
Nhưng theo nghiên cứu, Kim Cương không hề hiếm như cách De Beer đã truyền thông vì nó được tìm thấy ở khá nhiều mỏ khoáng sản tại Châu Phi. Và chúng cũng có thể bị đập vỡ, phai màu và hao mòn theo thời gian như những loại đá khác
3.2. Khái niệm Flash sale – Marketing
Tương tự như sự tâm lý khan hiếm của Kim Cương, khái niệm Scarcity Psychology cũng xuất hiện trong ngành Marketing bởi những cách truyền thông sản phẩm.
Trong chiến dịch Marketing bạn sẽ thường thấy những thuật ngữ như “ chỉ còn 3 cái duy nhất”, “chỉ còn 1 tiếng đồng hồ” để kích thích tâm lý sợ hết hàng, sợ bỏ lỡ của khách hàng để thôi thúc hành động
4. Scarcity Psychology đã được áp dụng trong nghệ thuật bán hàng như thế nào?
Hiệu ứng khan hiếm trong Marketing thực sự là hiệu ứng rất mạnh mẽ thôi thúc người tiêu dùng mua hàng một cách dễ dàng.
- Tạo sự khan hiếm bởi thời gian
Đây là chiến lược được áp dụng khá phổ biến và dễ dàng bắt gặp trên các đường phố ở các cửa hàng với những khẩu hiệu “Chỉ duy nhất hôm nay”, “Flash sale từ 2 pm – 4 pm”. “Giảm giá từ ngày 2/6 đến ngày 4/6”. Đây là những cụm từ để tạo nên sự khan hiếm và độc quyền của sản phẩm.
- Tạo sự khan hiếm qua không gian
Đây là chiến lược giúp những nhà kinh doanh tăng doanh thu ở một khu vực nào đó. Chẳng hạn như bạn đang khai trương cửa hàng mới tại chi nhánh khác, mọi ưu đãi của cửa hàng sẽ đổ dồn về cửa hàng này để nhiều người biết đến.
- Tạo sự khan hiếm về số lượng
Đây chính là chiến lược nắm bắt tâm ký khách hàng khi muốn sở hữu những sản phẩm sắp khan hiếm với những khẩu hiệu như “Chỉ còn 5 cái duy nhất”, “Giảm 50% cho 5 khách hàng đầu tiên”.
5. “Hard to get” là chiến thuật tâm lý giúp bạn trở nên cuốn hút hơn
Những mối quan hệ tình cảm xung quanh chúng ta có thể bị ảnh hưởng bởi Scarcity Psychology. Chẳng hạn như trong việc tình yêu, nhiều bạn nữ cứ đâm đầu vào những mối quan hệ với những bạn nam chưa thực sự tốt.
Điển hình như khi có một người toàn tâm toàn ý chăm lo, yêu thương cho mình nhưng bạn lại hời hợt lại đi thích những người quan tâm mình một cách thất thường, không xem bạn là duy nhất. Với mối quan hệ thứ hai sẽ khiến bạn từ vui đến buồn rồi lại vui khiến bạn cảm thấy cảm giác phấn khích hơn mối quan hệ an toàn phía trên.
Với trường hợp trên tâm lý chúng ta mặc định rằng những người mà chúng ta bỏ công để theo đuổi là những người mình xứng đáng có được. Vì vậy, bạn cần phải nâng cấp bản thân, trở nên bí ẩn và không dễ có được mới khiến bạn trở nên cuốn hút hơn.
>>>>>Xem thêm: 10+ món quà sinh nhật cho nữ được yêu thích hiện nay
Không chỉ trong vấn đề tình yêu, tâm lý khan hiếm cũng xuất hiện khá phổ biến trong đời sống. Khi nhận được offer về công việc mới, hãy hạn chế tỏ ra nhiệt huyết quá đà khi nhận được việc, khiến cho nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn có í hoặc không có sự lựa chọn nào ngoài công ty của họ.
Để tạo được ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng, ứng viên nên có câu trả lời tinh tế “ Tôi đã có nhiều offer cho vị trí công việc này, tuy nhiên tôi vẫn quyết định lựa chọn gắn bó với công ty vì lý do …” để nâng cao giá trị của bản thân.
Con người luôn muốn tranh giành những thứ không chỉ tốt đẹp mà còn quý hiếm. Hiểu rõ được Scarcity Psychology là gì giúp bạn cải thiện bản thân để trở thành một phiên bản đặc biệt và tốt nhất tạo nên sức hút với mọi người xung quanh. Hãy nhận thức được giá trị của bản thân để tự tin hơn trong cuộc sống nhé.
Nguồn tham khảo: https://vietcetera.com/vn/scarcity-psychology-tai-sao-chung-ta-chi-thich-nhung-gi-khan-hiem