Tình trạng phát âm nhầm lẫn âm l và n rất phổ biến và không phải là mối e ngại của riêng bạn. Khi phát âm sai, mọi người thường cảm thấy tự ti và thiếu chuyên nghiệp trong giao tiếp. Vậy đâu là nguyên nhân khiến chúng ta phát âm sai cũng như cách phát âm l và n chuẩn nhất? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách phát âm l và n chuẩn xác và đơn giản nhất
Contents
1. Nguyên nhân gây nhầm lẫn trong cách phát âm l và n
Theo khoa học, ngôn ngữ được hình thành trên cơ sở phản xạ có điều kiện trước kích thích của các yếu tố môi trường bên ngoài vào trung tâm nghe. Vì vậy, chỉ cần phát sinh một trục trặc nhỏ trọng quá trình hình thành ngôn ngữ cũng khiến chúng ta phát âm sai hay dẫn đến hiện tượng rối loạn ngôn ngữ, điển hình là ngọng.
Ngọng sinh lý là do cơ quan phát âm bị lỗi như ngắn lưỡi, khớp cắn ngược, đầy lưỡi, răng mọc lệch có nhiều khe hở,… Cơ quan phát âm bị khiếm khuyết nên phát âm bị sai, không rõ.
Một nguyên nhân khác được đề cập là do thói quen và môi trường bạn tiếp xúc trong quá trình hình thành ngôn ngữ. Cụ thể:
- Khi mới học nói, bạn tiếp xúc với người phát âm nhầm lẫn l và n nên bị ảnh hưởng mà không hề hay biết.
- Hoặc do trêu đùa, bạn có tình phát âm nhầm lẫn l và n rồi lâu ngày quen miệng và hình thành thói quen không thể sửa được.
- Nơi bạn sinh ra và lớn lên có nhiều người nói ngọng âm l và n như một số địa phương phía Bắc: Thái Bình, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định.
Lý do thứ ba chính là việc giảng dạy Tiếng Việt hiện nay chưa được chú trọng nhiều vào việc rèn luyện cách phát âm l và n cho các bé. Khi lớn lên, thói quen hình thành từ lâu rất khó sửa đổi.
2. Cơ chế phát âm chữ l và n chuẩn nhất
Để có thể luyện cách phát âm l và n chuẩn, đầu tiên các bạn cần nắm rõ cơ chế phát âm của từng chữ. Trong đó:
2.1. Cơ chế phát âm chữ l chuẩn nhất
Cơ chế phát âm chữ l được chia làm 4 phần:
- Thứ nhất, về định vị thì đầu lưỡi cần nhọn ra và nâng lên đặt sát với phía sau lợi của răng cửa hàm trên. Song song với đó, mép lưỡi thỏng xuống để hơi thở có thể thoát ra ngoài thông qua hai bên mép lưỡi. Khi phát âm thì hàm dưới hạ xuống để mở rộng khoang miệng sao cho đầu lưỡi được nâng cao lên trên.
- Thứ hai, về cách tạo âm thì mọi người hãy thổi hơi từ trong cổ họng ra ngoài miệng. Lúc này, hơi đạt đủ qua miệng sẽ làm rung không khí trong khoang miệng và tạo ra được âm thanh. Kết hợp cùng đầu lưỡi bật xuống dưới, luồng hơi sẽ được đẩy ra ngoài. Lưu ý, khi phát âm chữ l, bạn không được cho hơi đi qua mũi.
- Thứ ba, về khoan tạo âm thanh thì trong quá trình cấu âm, luồng hơi sẽ đi qua miệng và làm rung không khí trong khoang miệng. Từ đây tạo nên âm thanh và có thể khẳng định âm l là âm miệng.
- Thứ tư, về mức độ tham gia của dây thanh, dây thanh sẽ rung mạnh khi phát âm nên âm l cũng là âm vang.
2.2. Cơ chế phát âm chữ n chuẩn nhất
Còn đối với cơ chế phát âm chữ n cũng có 4 phần cần lưu ý tương tự như âm l:
- Thứ nhất, định vị phần đầu lưỡi cần bẹt ra và đặt lên dính sát với răng cửa hàm trên. Đồng thời, mép lưỡi bịt kín hàm răng trên để hơi không bị truyền ra khỏi miệng. Khi phát âm chữ n, khoang miệng hẹp và mép thanh nhành ra hai bên.
- Thứ hai, về cách tạo thanh sẽ khác với chữ l, mọi người thổi hơi từ cổ ra ngoài mũi. Khi luồng hơi đi qua mũi đã đạt sẽ làm rung không khí trong khoang mũi và tạo ra âm thanh. Kết hợp cùng đầu lưỡi bật xuống, luồng hơi sẽ được thoát ra ngoài mũi. Đặc biệt, khi phát âm n, không được cho hơi đi qua khoang miệng.
- Thứ ba, về khoan tạo âm thanh thì trong quá trình cấu âm, luồng hơi sẽ đi qua mũi và làm rung không khí trong khoang mũi. Từ đây tạo nên âm thanh và có thể khẳng định âm n là âm mũi.
- Thứ 4, về mức độ tham gia của dây thanh, tương tự như âm l, khi phát âm chữ n, dây thanh cũng sẽ rung mạnh nên âm n còn được gọi là âm vang.
3. Hướng dẫn luyện tập cách phát âm l và n chuẩn xác
Sau khi đã hiểu rõ cơ chế phát âm, mọi người có thể bắt đầu luyện tập cách phát âm chữ l và n chuẩn xác.
3.1. Bước 1: Đặt lưỡi đúng vị trí và lấy hơi đúng khi phát âm chữ l và n
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách làm sữa hạt dẻ thơm ngon, đơn giản chỉ trong tích tắc
- Đối với chữ l, khi phát âm, đầu lưỡi đặt ở chân răng hàm trên kết hợp cùng miệng mở ra lấy hơi. Tiếp theo, bạn uốn đầu lưỡi cong lên rồi bật mạnh ra, rồi hạ lưỡi xuống đến khi hơi luồng từ họng qua mép lưỡi để tạo nên âm thanh.
- Đối với chữ n, khi phát âm, bạn cũng sẽ bật đầu lưỡi ở chân răng hàm trên sao cho miệng hơi mở. Sau đó, lưỡi cứng lại và bật nhẹ lưỡi xuống đến khi luồng hơi đi từ họng qua hai lỗ mũi để tạo nên âm thanh.
Mọi người có thể thực hành cách phát âm l và n, sau đó dùng tay để kiểm tra thử phần khí thoát ra. Nếu phần khí thoát ra không đúng như hướng dẫn thì hãy điều chỉnh vị trí đặt lưỡi và cách lấy hơi.
3.2. Bước 2: Luyện tập cách phát âm nhiều lần chữ l và n
Lúc đầu, luyện tập cách phát âm l và n chậm chậm để chỉnh cho chuẩn xác nhất sau đó tăng dần tốc độ. Sau khi luyện từng âm vị, mọi người hãy phát âm xen kẽ l – n, n – l. Tốc độ thay đổi chậm rồi nhanh cho đến khi não bộ và lưỡi quen, linh hoạt hơn.
- Bạn hãy bắt đầu với từ ngắn như Nờ/Lờ, Nơ/Lơ, Nó/Ló, Nắm/Lắm, Nên/Lên, Nào/Lào,… sau đó dần ghép từ có âm phụ N/L mà vần tương tự nhau. Ví dụ: Nặng/Lặng với Nặng là Nặng nề, Gánh nặng, Nặng Nhọc,… Với Lặng là Lặng lẽ, Lặng thầm, Lặng thinh,… Hay Năng/Lăng với Năng là Năng suất, Năng khiếu, Năng lực, Năng động,… Với Lăng là Lăng xăng, Lăng mộ, Bằng lăng, Lăng trụ,…
3.3. Bước 3: Luyện cách phát âm l và n qua văn bản
Khi đã quen với từng từ đơn giản và từ ghép, mọi người có thể nâng cấp việc luyện cách phát l và n bằng một câu dài. Bắt đầu bằng các câu có nguyên chữ l và nguyên chữ n. Ví dụ: Lan lên lầu lấy lưỡi lam, Lan lấy lộn lưỡi liềm, Lan lên lầu lấy lại lưỡi lam.
Sau đó mọi người có thể chuyển sang luyện đọc các văn bản, thơ ca có trọn cả chữ l và chữ n. Ví dụ: Lúc nào lên núi lấy nứa về làm lán nên lưu ý nước lũ.
3.4. Bước 4: Luyện cách phát âm l và n qua trong giao tiếp
>>>>>Xem thêm: Top 22 đặc sản Hà Tĩnh nhất định không được bỏ qua
Việc ứng dụng cách phát âm l và n vào trong hội thoại hằng ngày sẽ giúp mọi người có khả năng giao tiếp hiệu quả hơn. Khi luyện được cách phát âm qua giao tiếp thì các lỗi nhầm lẫn âm l và n sẽ giảm đi rõ rệt.
Đặc biệt là với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh là người thường xuyên tiếp xúc với bé nên cần nói chậm, phát âm rõ khi gặp các từ có âm phụ l và n để có bé quen, ghi nhớ rõ.
Trên đây là các nguyên nhân gây nhầm lẫn khi phát âm l và n cũng như cách phát âm l và n chuẩn xác nhất do chúng tôi mang đến. Mọi người hoàn toàn có thể luyện tập phát âm mọi lúc mọi nơi khi đọc báo, xem phim, giao tiếp hằng ngày,… Và cuối cùng, chúng bạn khắc phục thành công lỗi phát âm của mình sớm nhất có thể nhé!