Thành Cổ Loa ở đâu? Vượt thời gian về xem huyền thoại nỏ thần An Dương Vương

Rate this post

Đối với người dân Việt, di tích thành Cổ Loa đã trở thành tên gọi quen thuộc gắn với huyền thoại nỏ thần, An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ. Nơi đây đã trở thành một địa danh ghi đậm dấu ấn trong lòng du khách bởi kiến trúc độc đáo, được lưu giữ và bảo tồn cho đến ngày nay. Cùng Bloggiamgia.edu.vn vượt thời gian để trở về khám phá thành Cổ Loa – toà thành cổ lớn nhất Việt Nam. 

Bạn đang đọc: Thành Cổ Loa ở đâu? Vượt thời gian về xem huyền thoại nỏ thần An Dương Vương

Thành Cổ Loa ở đâu? Vượt thời gian về xem huyền thoại nỏ thần An Dương Vương

Tìm hiểu về thành Cổ Loa đầy đủ và chi tiết nhất

1. Thành Cổ Loa ở Đâu? 

Thành Cổ Loa còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như Loa Thành (thành Ốc), thành Côn Lôn, thành Tư Long, Cửu thành, thành Khả Lũ, thành Việt Vương… Cho đến thế kỷ thứ 10, khi Ngô Quyền lên ngôi vua đã lựa chọn nơi đây là kinh đô lần thứ hai. Khi du tích này trải rộng trên địa phận 3 xã là Cổ Loa, Việt Hùng và Dục Tú thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. Đây là vùng đất có bề dày truyền thống văn hoá và lịch sử nổi tiếng. 

Nằm cách trung tâm Thành phố Hà Nội 24km nên di tích thành Cổ Loa đã trở thành một trong những địa điểm du lịch gần Hà Nội, được nhiều bạn bè yêu thích lựa chọn làm điểm tham quan vào những dịp cuối tuần. 

Thành Cổ Loa ở đâu? Vượt thời gian về xem huyền thoại nỏ thần An Dương Vương

Bạn đã biết thành Cổ Loa ở đâu?

2. Giới thiệu di tích lịch sử thành Cổ Loa

Dưới thời Âu Lạc, Cổ Loa toạ lạc tại vị trí rất đắc địa, nằm ở trên đỉnh tam giác châu thổ Sông Hồng, đây là đầu mối quan trọng của đường bộ và đường thuỷ. Đây cũng là nơi chứng kiến giai đoạn phát triển mới của cư dân Việt Cổ.

CHính vì lẽ đó, nơi đây đã được chọn làm kinh đô của nước Âu Lạc từ thế kỷ III TCN và nhà nước của vua Ngô Nguyền thế kỷ X SCN. Nơi đây lưu giữ hàng loạt di chỉ khảo cổ, phản ánh quá trình phát triển liên tục của dân tộc Việt Nam từ sơ khai qua các thời kỳ. Thành Cổ Loa là toà thành cổ gắn liền với truyền thuyết An Dương Vương xây thành cùng câu chuyện công chúa Mị Châu và Trọng Thuỷ. 

Thành Cổ Loa ở đâu? Vượt thời gian về xem huyền thoại nỏ thần An Dương Vương

Thành Cổ Loa là di tích lịch sử có quy mô, cấu trúc lớn nhất nước ta

Cổ Loa có quy mô, cấu trúc thuộc loại lớn nhất ở nước ta. Trong khu di tích hiện có khoảng 60 di tích cổ, trong đó có 7 di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia. Nơi đây hiện còn đang bảo tồn một hệ thống di sản văn hoá phi vật thể bao gồm tập tục, lễ hội dân gian đặc sắc cùng những làng nghề truyền thống, văn hoá ẩm thực đặc trưng.

Nơi đây còn có ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử khi thể hiện sức sáng tạo và trình độ kỹ thuật của người Việt Cổ. Các công trình ở bên trong khu di tích như Đình Cổ Loa, Đền Thượng, Am Bà Chúa, Giếng Ngọc… vẫn ngày ngày đón những lượt du khách đến tham quan và chiêm ngưỡng. 

3. Nét kiến trúc độc đáo thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa xây dựng theo kiểu cách vòng ốc nên được gọi là Loa Thành, tương truyền rằng thành có đến 9 vòng thành xoáy trôn ốc, tuy nhiên theo khai quật thì hiện nay chỉ còn 3 vòng, được chia làm 3 khu vực chính, đó là:

Thành ngoại: Thành được xây dựng theo phương pháp đào đất tới đâu, khoét hào tới đó, đắp thành, xây lũy liền kề có chu vi khoảng 8km. Chiều cao trung bình của luỹ xưa từ 4 đến 5m, cũng có một vài luỹ thành được xây cao từ 8 đến 12m tiêu tốn khoảng 2,3 triệu m3 đất.

Thành chung: Được xây dựng kết cấu như thành ngoại nhưng có diện tích hẹp và kiên cố hơn với chu vi khoảng 6, 5km. 

Thành nội: Đây là nơi ở của vua chúa cùng một số quan lại triều đình với chu vi khá nhỏ chỉ khoảng 1,65km. Ngày nay, khu vực này được nhân dân xây dựng đền thờ vua An Dương Vương, công chúa Mị Châu, đồng thời đây cũng là nơi quy tụ những công trình kiến trúc lịch sử nổi tiếng. 

4. Những điểm đến khi tham quan thành Cổ Loa

4.1. Đền thờ An Dương Vương

Nằm ở vị trí trung tâm thành, đền thờ An Dương Vương còn được gọi là đền Thượng, nơi đây được xây dựng từ dưới thời vua Lê năm 1687 và được trùng tu vào năm 1893.

Đền toạ lạc ở trên một gò đất hình đầu rồng, bao bọc xung quanh hai bên bởi hai cánh rừng, phía bên dưới có hai hố tròn được gọi là mắt rồng. Đứng từ vị trí này quan sát, bạn sẽ thấy Giếng Ngọc, nơi mà Trọng Thuỷ đã gieo mình tự vẫn như trong truyền thuyết. 

Khi vào bên trong đền, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng di vật lịch sử như tượng An Dương Vương, hai con ngựa hồng cùng vô số món đồ cổ bằng sứ, gỗ, đồng và vải. 

Thành Cổ Loa ở đâu? Vượt thời gian về xem huyền thoại nỏ thần An Dương Vương

Đền thờ An Dương Vương cổ kính và tôn nghiêm

4.2. Ngự triều di quy – Đình Cổ Loa

Tương truyền rằng đây vốn là ngôi đình cổ được chuyền từ nơi khác về và dựng lại ở cuối thế kỷ XVII. Hiện nay, đền còn được biết đến với những tên gọi khác như Ngự Đình hay đình Cổ Loa.

Kiến trúc nơi đây có phần mái đình cong vút, phía trên cột đình có sự hiện diện của đôi câu đối cho chính thủ lĩnh Cần Vương Tôn Thất Thuyết từng nói về Cổ Loa thành. Ở bên trong đình vẫn lưu giữ và trưng bày nhiều di tích khảo cổ niên đại hàng nghìn năm và có giá trị lực sử vô cùng quý giá. Tiêu biểu là mũi tên bằng Đồng ở thời An Dương Vương.

Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa tên Thùy Dương là gì? Cuộc đời người tên Thùy Dương thế nào?

Thành Cổ Loa ở đâu? Vượt thời gian về xem huyền thoại nỏ thần An Dương Vương
Ngự triều di quy là di tích không thể bỏ lỡ khi tham quan thành Cổ Loa

4.3. Am Bà Chúa

Nằm ở ngay bên trái đình Cổ Loa là Am Bà Chúa, nơi đây được dân làng gọi là mộ Mị Châu và cũng là nơi thờ của công chúa. Cạnh am là cây đa nghìn năm tuổi rợp bóng mát xum xuê như đang dang tay che chở, bảo vệ am nhỏ. Ở bên trong am có bức tượng gọi là tượng công chúa Mị Châu, đây vốn là hòn đá tự nhiên có hình dáng người cụt đầu. 

Tương truyền rằng sau khi chết, Mị Châu đã hoá thành hòn đá to trôi dạt về bãi Đường Cấm ở phía Đông thành Cổ Loa. Người dân thấy vậy bèn bảo nhau đem võng ra cáng về. Tuy nhiên khi đến gốc đa thì võng đứt, hòn đá rơi xuống, mọi người kháo nhau lập am thờ ở ngay vị trí đó. 

Thành Cổ Loa ở đâu? Vượt thời gian về xem huyền thoại nỏ thần An Dương Vương

Am Bà Chúa là nơi thờ tự công chúa Mị Châu

4.4. Đền thờ Cao Lỗ

Nằm cách không xa đền thờ An Dương Vương chính là đền Cao Lỗ. Ở dưới thời Thục Phán An Dương Vương, ông chính là vị tướng tài ba, người đã chế tạo ra nỏ Liên Châu, một loại nỏ bắn được nhiều mũi tên cùng một lúc. Hơn nữa, ông cũng là người có công rất lớn trong việc chỉ huy cho xây dựng thành Cổ Loa.

5. Nên đến tham quan di tích thành Cổ Loa vào thời gian nào?

Khi muốn vãn cảnh, khách du lịch có thể ghé thăm khu di tích vào bất kỳ mùa nào ở trong năm. Dù vậy, thời điểm lý tưởng nhất vẫn là mùa hè khi hoa bằng lăng và hoa phượng rực nỡ. 

Bên cạnh đó, khi muốn trải nghiệm không khí hội hè sôi động, du khách có thể đến du lịch vào ngày 5 và ngày 6 tháng giêng. Đây chính là thời điểm diễn ra Lễ hội Cổ Loa nhằm tôn vức công đức của An Dương Vương trong việc xây thành vào lập nước Âu Lạc. 

Ngoài ra, du khách đừng bỏ lỡ đến đây vào ngày 1, 6, 11, 16, 21 và 26 âm lịch hàng tháng để tham gia phiên chợ Sa. Đây là phiên chợ chỉ họp 5 ngày mỗi tháng và họp từ 5h sáng đến 11h trưa, ngay tại trục đường chính dẫn vào thành. 

Thành Cổ Loa ở đâu? Vượt thời gian về xem huyền thoại nỏ thần An Dương Vương

Thời gian thích hợp nhất để tham quan thành Cổ Loa là những ngày diễn ra phiên chợ Sa

6. Giá vé tham quan thành Cổ Loa bao nhiêu?

Khu di tích Cổ Loa thành mở cửa cho du khách tham quan từ 8 giờ đến 17 giờ hàng ngày, giá vé tham quan từ 4 đến 10.000đ/người. Đặc biệt nơi đây sẽ miễn phí vé cho trẻ em dưới 15 tuổi và những người có công với Cách Mạng. Chi phí làm lễ dâng hương là 600.000đ/đoàn và phí thuê hướng dẫn viên du lịch khoảng 300.000/người hướng dẫn. 

7. Hướng dẫn cách di chuyển đến thành Cổ Loa

Hiện nay, du khách có thể lựa chọn di chuyển đến thành Cổ Loa bằng nhiều phương tiện như xe máy, xe ô tô, taxi và xe buýt. 

Đối với những phương tiện cá nhân, du khách có thể tham khảo những lộ trình sau:

  • Hướng từ cầu Thăng Long: Trung tâm thành phố qua Phạm Văn Đồng qua cầu Thăng Long qua Hải Bối qua đường 6km qua Quốc lộ 3 qua Cổ Loa.
  • Hướng cầu Chương Dương: Trung tâm thành phố đến cầu Chương Dương qua Nguyễn Văn Cừ qua cầu Đông Trù qua Tiên Hội qua Quốc Lộ 3 qua Cổ Loa.
  • Hướng cầu Nhật Tân: Trung tâm thành phố qua cầu Nhật Tân qua đường 5 kéo dài qua Quốc lộ 3 đến Cổ Loa.

Từ Hà Nội có nhiều tuyến xe buýt đến Đông Anh như gần khu Mỹ Đình có xe buýt số 46, gần Ga Hà Nội và công viên Thống Nhất có xe số 43, gần khu Như Quỳnh và đại học Công nghiệp có xe buýt số 58, gần điểm trung chuyển Long Biên tuyến xe buýt số 15 và 17. 

Thành Cổ Loa ở đâu? Vượt thời gian về xem huyền thoại nỏ thần An Dương Vương

Hướng dẫn cách di chuyển đến thành Cổ Loa

8. Một số lưu ý khi tham quan thành Cổ Loa

Dưới đây là những lưu ý khi tham quan thành Cổ Loa, đó là:

  • Khách du lịch nên lựa chọn trang phục lịch sự, không nên mặc váy hay quần áo hở hang quá ngắn.
  • Tránh nói to, gây ồn ào làm ảnh hưởng đến các du khách cũng như sự thanh tịnh và bình yên của di tích.
  • Không nên sờ mó, nghịch ngợm lung tung vào những hiện vật lịch sử được lưu giữ và trưng bày ở bên trong di tích.

Thành Cổ Loa ở đâu? Vượt thời gian về xem huyền thoại nỏ thần An Dương Vương

>>>>>Xem thêm: Hãng xe Mercedes của nước nào? Ý nghĩa logo và các dòng xe Mercedes phổ biến

Những lưu ý khi tham quan Loa Thành

Trên đây là những thông tin hữu ích khi tham quan thành Cổ Loa mà Bloggiamgia.edu.vn muốn gửi đến bạn đọc. Chúc bạn có một chuyến du lịch và tham quan tuyệt vời!

>>>Đọc thêm:

  • Làng gốm Bát Tràng ở đâu? Kinh nghiệm du lịch làng gốm Bát Tràng hơn 700 tuổi
  • Nhà thờ lớn Hà Nội – danh thắng ‘xuyên lịch sử’ lộng lẫy nhất thủ đô

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *