Không chỉ tại Việt Nam mà ở rất nhiều nước trên thế giới số lượng người gặp áp lực tâm lý ngày càng tăng cao. Vậy áp lực là gì? Có những nguyên nhân nào khiến chúng ta dễ gặp áp lực tâm lý? Cách triệu chứng, hậu quả mà áp lực tâm lý có thể gây ra? Phải điều trị như thế nào để giảm áp lực tâm lý?
Bạn đang đọc: Áp lực là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả và cách điều trị?
Contents
1. Áp lực là gì?
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng nghe tới cụm từ áp lực tâm lý. Thế nhưng không phải tất cả mọi người đều hiểu đúng áp lực là gì? Áp lực tâm lý còn được gọi với cái tên tiếng Anh khá quen thuộc là stress. Đây là trạng thái mà thần kinh đang căng thẳng.
Trạng thái này được xem như một phản ứng của cơ thể khi phải đối mặt với những tình huống vượt ngoài khả năng chịu đựng nhưng đang cố gắng để thích nghi.
Cơ thể khi gặp phải các tác nhân gây ra áp lực tâm lý sẽ tự động tiết hormone để có thể cân bằng lại năng lượng mạnh mẽ cho các cơ, đồng thời khiến cho nhịp tim và nhịp thở tăng lên.
Nhìn chung, khi gặp áp lực tâm lý có thể mang lại cả kết quả tích cực lẫn tiêu cực. Kết quả tích cực là giúp chúng ta tập trung hơn trong công việc, học tập. Nhưng áp lực quá lớn và diễn ra liên tục, trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe tâm lý lẫn thể chất.
Khi này, cơ thể sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán nản, tiêu hóa kém, hệ thống miễn dịch suy giảm. Ngoài ra, áp lực tâm lý còn là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm.
2. Ai có nguy cơ gặp áp lực tâm lý cao?
Những người được đánh giá là có nguy cơ cao gặp áp lực tâm lý gồm:
- Người phải làm việc quá sức
- Người cơ thể, sức khỏe yếu, ví dụ như thường xuyên bị ốm đau, suy dinh dưỡng
- Người phải sống trong môi trường không lành mạnh như quá ồn ào, ô nhiễm,…
- Người tự ti, có ít mối quan hệ xã hội
- Người bị những người xung quanh gây ảnh hưởng áp lực tâm lý
3. Các nguyên nhân gây ra áp lực là gì?
Hãy cùng chúng tôi điểm qua những nguyên nhân gây ra áp lực là gì, từ đó bạn sẽ tìm được biện pháp phòng tránh, không để mình rơi vào trạng thái này. Theo các chuyên gia về tâm lý, có rất nhiều nguyên nhân gây ra áp lực, trong đó có thể chia thành nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài. Cụ thể:
3.1. Nguyên nhân bên trong
Về nguyên nhân bên trong, có 2 yếu tố cơ bản có thể khiến chúng ta gặp áp lực tâm lý, đó là:
- Sức khỏe: Những người có sức khỏe không tốt, hệ đề kháng yếu, thường xuyên ốm đau, bệnh tật, thiếu dinh dưỡng,… rất dễ gặp áp lực
- Tâm lý: Nếu thường xuyên suy nghĩ mọi chuyện theo hướng tiêu cực và đặt kỳ vọng quá cao vào những điều không thực tế sẽ khiến cho bản thân bạn gặp áp lực. Từ đó dẫn tới tình trạng mất ngủ, lo lắng, bồn chồn,…
3.2. Nguyên nhân bên ngoài
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều yếu tố bên ngoài khác tác động khiến chúng ta dễ rơi vào trạng thái áp lực. Đó là:
- Môi trường sống xung quanh quá ồn ào khiến cơ thể không thể nghỉ ngơi
- Thời tiết thay đổi đột ngột, có thể nhiệt độ tăng lên quá cao hoặc giảm xuống quá thấp
- Môi trường sống bị ô nhiễm khói bụi, giao thông tắc nghẽn
- Vấn đề về gia đình như mâu thuẫn với cha mẹ, người thân hoặc cha mẹ, người thân mất,…
- Các vấn đề bắt nguồn từ xã hội như áp lực công việc, gánh nặng thành tích trong học tập, xung đột với người xung quanh,…
4. Một số triệu chứng cho thấy bạn bị áp lực tâm lý
Khi bạn rơi vào tình trạng áp lực, stress sẽ xuất hiện một số triệu chứng khá dễ nhận ra. Vậy các triệu chứng của áp lực là gì? Đó là:
- Triệu chứng về thể chất: Bạn sẽ thấy cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không có năng lượng, sức khỏe. Các cơ nhức đầu xuất hiện nhiều hơn, tim đập nhanh, tức ngực, khó thở, chán ăn, buồn nôn, nôn, rối loạn giấc ngủ,…
- Triệu chứng về tinh thần: Khi bị áp lực tâm lý trạng thái tinh thần cũng rất kém, luôn cảm thấy buồn bã, trí nhớ giảm sút, không thể tập trung vào học tập hay công việc, nhớ nhớ quên quên,…
Tìm hiểu thêm: Top 11 quán nhậu quận 7 thơm ngon nức tiếng bạn nên thử qua
- Triệu chứng hành vi: Ăn uống thất thường, khóc lóc mà không rõ lý do, hút thuốc, có thể có hành vi làm hại bản thân hoặc người khác,…
- Triệu chứng cảm xúc: Thường xuyên cảm thấy bồn chồn, lo lắng, khó chịu, tức giận, bực bội, cáu gắt, căng thẳng, thất vọng với bản thân,…
5. Hậu quả của áp lực tâm lý
Áp lực tâm lý, stress trong thời gian dài có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về cả thể chất lẫn tinh thần của người bệnh.
5.1. Hậu quả về thể chất
Khi tình trạng căng thẳng, áp lực liên tục và kéo dài sẽ gây rối loạn chuyển hóa lipid trong cơ thể. Từ đó là tăng hàm lượng cholesterol trong máu.
Bên cạnh đó, cơ thể cũng phải tiết catecholamin và chủ yếu là adrenalin nhiều hơn làm co mạch máu. Đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu oxy ở tim và thành mạch, thiếu oxy tổ chức, loạn dưỡng, hoại tử cơ tim cùng thành mạch.
Ngoài ra, áp lực tâm lý cũng là nguyên nhân dẫn tới những căn bệnh sau:
- Bệnh tâm thần: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, buồn phiền, thường xuyên bực dọc, cáu gắt, trầm cảm,…
- Bệnh tiêu hóa: Chán ăn, ăn không tiêu, khô miệng, hơi thở có mùi, chảy máu tiêu hóa, rối loạn chức năng đại tràng, viêm loét dạ dày – tá tràng, thủng dạ dày,…
- Bệnh tim mạch: Đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não
- Bệnh cơ khớp: Chuột rút, máy mắt, đau lưng, đau khớp, co cứng cơ,…
- Bệnh tình dục: Suy giảm ham muốn tình dục, đau khi giao hợp, di tinh, mộng tinh
- Bệnh phụ khoa: Rối loạn nội tiết tố, rối loạn kinh nguyệt,…
- Toàn thân: Luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán nản, suy sụp và dễ mắc các bệnh dị ứng, truyền nhiễm
5.2. Hậu quả về tinh thần
Ngoài ra, áp lực tâm lý còn gây ra một số hậu quả về tinh thần cũng rất nghiêm trọng, đó là:
- Trí nhớ giảm sút, lú lẫn, hay quên
- Lo âu, căng thẳng, bồn chồn, thiếu bình tĩnh
- Mất ngủ
6. Các phương pháp điều trị giúp giảm áp lực tâm lý
Hiện nay có khá nhiều phương pháp để điều trị cho người bị áp lực tâm lý. Tuy nhiên, nên áp dụng phương pháp nào và hiệu quả ra sao còn phụ thuộc vào thái độ của người bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ cân nhắc để đưa ra lời khuyên, phác đồ điều trị và kê thuốc.
Trong đó, các phương pháp được đánh giá là giúp kiểm soát và giảm áp lực tâm lý an toàn, hiệu quả nhất đó là:
- Rèn luyện sức khỏe: Khi bị áp lực tâm lý bạn nên thường xuyên luyện tập thể thao đều đặn mỗi ngày. Có thể tập yoga, tập thiền, tập gym,… hay chơi các môn thể thao
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Bên cạnh đó cũng nên có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các nhóm chất, không ăn đồ ăn nhanh hay các loại đồ uống có chất kích thích và không bỏ bữa
- Kiểm soát cảm xúc: Có thể tập nấu ăn, đan len, nghe nhạc, đọc sách, chơi cờ,… để kiểm soát cảm xúc bản thân
- Các biện pháp khác: Thay đổi môi trường sống, giao lưu kết bạn nhiều hơn, châm cứu, massage,…
7. Các phương pháp đề phòng áp lực tâm lý
Qua tìm hiểu áp lực là gì và các hậu quả có thể thấy đây là một trạng thái tâm lý khá nguy hiểm nếu kéo dài. Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể gặp phải tình trạng này? Vậy làm sao để phòng tránh?
>>>>>Xem thêm: Khám phá ý nghĩa hoa thanh liễu và cách giúp làm hoa tươi lâu
- Luôn cố gắng giữ cho tinh thần vui vẻ, lạc quan
- Học tập, làm việc kết hợp với nghỉ ngơi, vui chơi hợp lý
- Duy trì các mối quan hệ tích cực
- Đặt mục tiêu thực tế, không vượt quá khả năng của mình
- Ngủ sớm và đủ giấc
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
- Không sử dụng các chất kích thích
Với những chia sẻ trên của chúng tôi chắc hẳn bạn đã hiểu rõ áp lực là gì. Hậu quả mà áp lực gây ra rất nghiêm trọng. Vì vậy chúng ta không thể xem thường. Ngay khi cảm thấy bản thân đang rơi vào tình trạng stress hãy kịp thời điều trị để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nguồn tham khảo: https://vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/stress-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri/