Outlet là gì? Outlet có ý nghĩa gì trong kinh doanh?

Rate this post

Nhắc đến outlet, nhiều người vẫn còn khá mới lạ với thuật ngữ này. Trong lĩnh vực kinh doanh, outlet là một loại hàng, loại cửa hàng khá phổ biến. Vậy outlet là gì? Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu ý nghĩa của outlet và các thuật ngữ liên quan nhé!

Bạn đang đọc: Outlet là gì? Outlet có ý nghĩa gì trong kinh doanh?

Outlet là gì? Outlet có ý nghĩa gì trong kinh doanh?

Outlet là gì? Outlet có ý nghĩa gì trong kinh doanh?

1. Outlet là gì? Ý nghĩa của outlet

Outlet là một thuật ngữ có nguồn gốc từ nước ngoài và rất phổ biến ở các nước phương Tây. Tuy nhiên, ở Việt Nam, outlet vẫn là từ ngữ còn rất mới lạ.

Dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, outlet có rất nhiều nghĩa, và tùy vào từng ngữ cảnh mà mỗi người có thể hiểu theo nét nghĩa khác nhau. Với lĩnh vực cơ điện tử, outlet có thể hiểu là cửa xả. Trong lĩnh vực ô tô, outlet lại mang nghĩa là ống bô xả khói. Hay trong điện dân dụng, outlet lại có nghĩa là lỗ cắm điện.

Ở bài viết này, Bloggiamgia.edu.vn không đề cập đến outlet ở những lĩnh vực kể trên, outlet ở đây nhằm để chỉ các cửa hàng bán lẻ, tức bán hàng trực tiếp đến khách hàng cuối cùng. Cửa hàng outlet có thể được hiểu là cửa hàng bán trực tiếp các sản phẩm được sản xuất từ nhà máy mà không thông qua bất kỳ đơn vị trung gian nào. Thông thường, các cửa hàng outlet là chuỗi cửa hàng tầm trung, chuyên bán hàng chính hãng. 

Vậy còn hàng outlet là gì? Hàng outlet là khái niệm rất đa dạng, không giới hạn bất kỳ loại hàng nào. Hàng outlet có thể là giày dép, quần áo hoặc đồng hồ…Hàng outlet thường được chắt lọc từ các trung tâm thương mại, bán với mức giá giảm trung bình từ 30% đến 80%.

Outlet là gì? Outlet có ý nghĩa gì trong kinh doanh?

Outlet là gì? Ý nghĩa của outlet trong từ hàng outlet

Trên thực tế, hàng outlet trong lĩnh vực thời trang là những sản phẩm đến từ các thương hiệu nổi tiếng, tuy nhiên sản phẩm có thể bị “thiếu size”, “lỗi thời” hoặc có một vài lỗi nhỏ về đường may, hay chất lượng vải. Đây chính là những nguyên nhân khiến sản phẩm không đạt chất lượng tiêu chuẩn và được bán với mức giá giảm hơn so với giá gốc. 

Hoặc người tiêu dùng có thể hiểu đơn giản hàng outlet chính là hàng tồn kho hoặc hàng xả kho.

2. Nguồn gốc xuất hiện của hàng outlet

Xuất hiện lần đầu tại Mỹ vào năm 1930, hàng outlet thuở đó là các thiết kế thời trang bị lỗi hoặc bị hư hỏng nhẹ. Nhà sản xuất không thể bán ra thị trường nên đề xuất ý tưởng bán lại cho nhân viên với mức giá thấp hơn hàng chuẩn, thay vì vứt đi mà không thu được bất kỳ khoản nào. 

Thời điểm bấy giờ, chiến lược này mang tên là “win-win”, giúp các nhà sản xuất giảm thiểu tối đa những tổn thất và rủi ro có thể xảy ra. Không chỉ vậy, hàng outlet còn giúp nhân viên công ty có thể sở hữu các sản phẩm đến từ những thương hiệu xa xỉ với mức giá thành thấp và phải chăng, phù hợp với thu nhập của họ.

Dần dần, hình thức cửa hàng outlet ngày càng được nhân rộng thành các chuỗi cửa hàng. Không chỉ bán những mặt hàng lỗi, các chuỗi cửa hàng outlet còn kinh doanh thêm các sản phẩm tồn kho từ những mùa mua sắm trước. 

Ví dụ như chuỗi cửa hàng outlet Troyes tại Pháp. Đây là thương hiệu outlet đầu tiên có mặt tại đất nước này vào năm 1936. Troyes nhanh chóng phát triển quy mô cửa hàng và hiện nay đã đạt con số hơn 200 outlet store, tập trung chủ yếu tại Troyes Champagne Metropole.  

Outlet là gì? Outlet có ý nghĩa gì trong kinh doanh?

Nguồn gốc xuất hiện của hàng outlet

Ở Mỹ, chuỗi cửa hàng outlet (hay còn gọi là factory outlet centre) đầu tiên khai trương năm 1974. Theo thời gian, loại hình này dần phổ biến và được ưa chuộng hơn. Các cửa hàng outlet thịnh hàng nhất vào những năm 1980.

3. Ưu điểm và nhược điểm khi mua sắm các sản phẩm outlet

Hàng outlet dù được ưa chuộng và độ phổ biến rộng rãi, tuy nhiên các sản phẩm này vẫn có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Người dùng cần cân nhắc trước khi mua để đảm bảo phù hợp với nhu cầu cũng như sở thích của bản thân.

Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của hàng outlet nhé!

3.1 Ưu điểm của hàng outlet

Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội chính là lý do khiến hàng outlet được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Một số ưu điểm của hàng outlet có thể kể đến như:

  • Giá thành phải chăng: Đây là ưu điểm nổi bật nhất của các sản phẩm outlet. Trên thực tế, hàng outlet có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với hàng chuẩn chính hãng. Thậm chí, nhiều mặt hàng outlet chỉ có giá khoảng 50% so với mức giá gốc của sản phẩm.
  • Chất lượng tốt: Dù có một số lỗi kỹ thuật, hoặc những lỗi sơ suất nhỏ, hàng outlet vẫn sở hữu chất lượng tương đối. Hàng outlet có giá thành hợp lý, thậm chí rất hời so với chất lượng. Người dùng chỉ cần bỏ ra một số tiền vừa phải, nhưng vẫn có thể sử dụng hàng chính hãng (dù chất lượng chắc chắn sẽ không bằng hàng chuẩn của thương hiệu đó).

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách chuẩn bị mâm cúng Thần Tài mồng 10 (vía Thần Tài) chi tiết

Outlet là gì? Outlet có ý nghĩa gì trong kinh doanh?
Hàng outlet có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với hàng chuẩn

  • Đa dạng mẫu mã: Hàng outlet sở hữu đa dạng mẫu mã với đủ các thể loại, đem đến sự đa dạng cho người tiêu dùng. Trên thực tế, hàng outlet còn đa dạng mẫu mã hơn so với hàng chính hãng. Lý do là vì, hàng chính hãng một số mẫu đã ngưng sản xuất hoặc bị hạn chế ở một số khu vực quốc gia nhất định. 
  • Sản phẩm có thương hiệu: Khi dùng hàng outlet, bạn sẽ có cơ hội sử dụng các sản phẩm đến từ những thương hiệu sang trọng, xa xỉ. Điều này không chỉ giúp cải thiện vẻ bề ngoài mà còn đem đến những trải nghiệm tiêu dùng đáng nhớ. 

3.2 Nhược điểm của hàng outlet

  • Sản phẩm lỗi: Đây là một hiện thực mà người tiêu dùng đã chấp nhận khi mua sắm hàng outlet. Tuy nhiên, không chỉ quần áo mà các mặt hàng điện tử outlet cũng bị những lỗi sản xuất. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tuổi thọ của hàng hóa mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm của người dùng.
  • Giới hạn về kích cỡ: Hàng outlet, đặc biệt là các mặt hàng thời trang có khuyết điểm lớn nhất chính là về size. Thông thường, hàng quần áo thời trang outlet tồn những size quá lớn, hoặc quá nhỏ, nhìn chung là những size khó bán. Do đó, khi lựa chọn những hàng outlet về thời trang, người dùng sẽ gặp trở ngại khi tìm kích thước phù hợp với bản thân.

Outlet là gì? Outlet có ý nghĩa gì trong kinh doanh?

Hàng outlet vẫn tồn tại một số nhược điểm mà người dùng cần lưu ý trước khi mua sắm

  • Không hợp thời/ lỗi mốt: Thông thường, hàng outlet là những mặt hàng tồn kho lâu năm. Chính vì vậy, tính thẩm mỹ của sản phẩm cũng không còn phù hợp với thời đại và thị hiếu đương thời. Chính vì vậy, mặt hàng này không phù hợp với những ai có phong cách riêng hoặc chú trọng về mặt thẩm mỹ.

4. Hàng outlet có được bảo hành không?

Đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi sử dụng hàng outlet. Trên thực tế, các sản phẩm outlet ở các cửa hàng được bảo hành quốc tế theo chế độ bình thường. Tuy nhiên, hàng outlet sẽ không được hưởng chính sách bảo hành chính thức từ các cửa hàng bán lẻ như hàng chuẩn chính hãng. 

Một ví dụ gần gũi với người tiêu dùng chính là chính sách đổi trả hàng. Nếu mua hàng chính hãng, người dùng có thể thực hiện đổi trả trong vòng 7 ngày hoặc 3 ngày (tùy theo chính sách mỗi cửa hàng) nếu size không vừa hoặc người mua không thích. Tuy nhiên, nếu mua hàng outlet, người dùng chỉ có thể đổi trả hàng nếu sản phẩm bị các lỗi kỹ thuật nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến tính năng sử dụng.

Outlet là gì? Outlet có ý nghĩa gì trong kinh doanh?

>>>>>Xem thêm: Dương trạch Tam yếu là gì? Mối quan hệ dương trạch tam yếu trong phong thủy

Hàng outlet có được bảo hành không?

Ở thị trường Việt Nam, hàng outlet của các thương hiệu lớn vẫn được bảo hành. Với các tên tuổi nhỏ lẻ hơn, hàng outlet hầu như không được hưởng các chế độ như hàng chính hãng.

Kết luận

Hàng outlet là gì, có thể hiểu đơn giản là hàng lỗi, hàng tồn kho trong thuật ngữ tiếng Việt. Dù không phải là những sản phẩm hoàn hảo, hàng outlet vẫn được đa số người tiêu dùng ưa chuộng vì giá thành và chất lượng phù hợp với mọi đối tượng người dùng.

Bạn có sở hữu sản phẩm outlet nào không? Chia sẻ cho Bloggiamgia.edu.vn cùng biết với nhé! Hy vọng bài viết của chúng tôi đã đem lại những kiến thức bổ ích cho quý độc giả. Tiếp tục theo dõi Bloggiamgia.edu.vn ở những bài viết sau nha!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *