Sở trường là gì? Một số sở trường mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm

Rate this post

Trong công việc hay trong cuộc sống, bạn sẽ thường xuyên nhận được những câu hỏi liên quan đến sở trường hay sở đoản. Vậy sở trường là gì? Làm cách nào để khám phá sở trường của bản thân? Hãy cùng bài viết sau đây của Bloggiamgia.edu.vn làm rõ nhé!

Bạn đang đọc: Sở trường là gì? Một số sở trường mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm

Sở trường là gì? Một số sở trường mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm

Bạn đã khám phá được sở trường của bản thân mình?

1. Sở trường là gì?

Sở trường hay strength, strong point hoặc forte (trong tiếng Anh) là những điểm mạnh, thế mạnh của mỗi cá nhân do bẩm sinh, rèn luyện hoặc trong quá trình học tập mà tạo thành. Sở trường của mỗi người là không giống nhau, có người có năng lực tư duy tốt, nhưng có những người lại có năng lực giao tiếp xã hội tốt hơn.

Tuy nhiên, cho dù là gì thì mỗi sở trường đều cần phải được trau dồi và không ngừng rèn luyện, để tạo ra thêm nhiều giá trị và lợi ích cho bản thân cũng như cộng đồng. 

Sở trường là gì? Một số sở trường mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm

Sở trường là điểm mạnh của cá nhân mỗi người

2. Một số sở trường nhà tuyển dụng đang tìm kiếm

2.1. Giải quyết vấn đề

Một trong những điểm mạnh mà nhân viên cần có đó là kỹ năng phân tích. Điều này sẽ giúp họ giải quyết các vấn đề phát sinh cần đòi hỏi kiến thức chuyên ngành, theo cách không có trong sách giáo khoa một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Kỹ năng giải quyết vấn đề được xem là một trong những nền tảng quan trọng đóng góp cho sự thành công của cá nhân và doanh nghiệp.

2.2. Khả năng giao tiếp tốt

Nhắc đến những sở trường có thể thu hút được nhà tuyển dụng thì không thể nào bỏ qua kỹ năng giao tiếp. Cho dù là bạn đang làm việc trong ngành nghề nào, thì kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và cả văn bản đều vô cùng quan trọng. Nhân viên không chỉ cần giao tiếp tốt với sếp, mà còn với cả khách hàng. Những lúc như thế này thì việc có được khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp tạo ra một khác biệt cực kỳ to lớn đấy. 

2.3. Tinh thần đồng đội

Dù là tổ chức lớn hay nhỏ thì đều cần đến tinh thần đồng đồng đội của các nhân viên. Bất kỳ lãnh đạo nào cũng muốn nhân viên của mình hợp tác tốt với nhau. Để từ đó cải thiện hiệu suất công việc và hiệu quả của cả công ty. 

Sở trường là gì? Một số sở trường mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm

Có tinh thần đồng đội là điều mà nhà tuyển dụng tìm kiếm

2.4. Kỹ năng kỹ thuật

Kỹ năng kỹ thuật là sở trường mà nhiều người bỏ qua khi được nhà tuyển dụng hỏi. Tuy nhiên, có 1 sự thật rằng kỹ năng kỹ thuật là điểm mạnh quan trọng mà bất kỳ vị trí nào. Bởi sở trường này quyết định rất lớn đến chất lượng và mức độ công việc mà họ có khả năng thực hiện được. Trên thực tế, một cá nhân một khi có chuyên môn cao thì thường sẽ hiếm khi mắc những sai lầm. 

Vì vậy, việc tuyển dụng họ vào công ty sẽ giúp cải thiện tối đa hiệu suất và chất lượng công việc. Ngược lại, nhân viên thiếu kiến thức có thể gây ra những lỗi không đáng có và mất thêm nhiều thời gian cho việc đào tạo.

2.5. Linh hoạt

Mọi việc trong cuộc sống đều có thể thay đổi. Do đó, nhà tuyển dụng thường thích ứng viên có thể sẵn sàng làm quen với những thay đổi bên trong công ty. Điều này đôi khi yêu cầu nhân viên phải thích ứng, hòa hợp với văn hóa công ty bằng việc thay đổi thói quen và phong cách làm việc của họ.

Dẫu vậy, tất nhiên phải thừa nhận rằng đa số ứng viên sẽ thích những khuôn mẫu và sự quen thuộc mỗi khi có ý định đi xin việc ở đâu đó. Thế nhưng, có một thực tế rằng các doanh nghiệp luôn luôn thay đổi theo thời gian. Do đó, chỉ có những nhân viên có khả năng thích nghi tốt, và linh hoạt cao thì mới có thể có được một vị trí vững chắc trong công ty. 

Tìm hiểu thêm: Mệnh Kim với mệnh Thổ có hợp với nhau hay không?

Sở trường là gì? Một số sở trường mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm
Sở trường linh hoạt giúp bạn được đánh giá cao

2.6. Chính trực

Sự chính trực ở một nhân viên là điều mà doanh nghiệp luôn mong muốn. Bởi lẽ, đây là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp có triển vọng phát triển lâu dài. Những người chính trực sẽ không ngần ngại thừa nhận những điểm mạnh hay điểm yếu của mình. Họ cũng không có thói quen nói xấu cấp trên hay đồng nghiệp. 

Nhà tuyển dụng thường sẽ không có phương pháp để biết được một cá nhân chính trực bao nhiêu, tuy nhiên họ vẫn có thể xác định dựa trên hồ sơ, kinh nghiệm làm việc trong quá khứ cũng như thông qua người tham chiếu.

3. Hướng dẫn cách xác định sở trường

3.1. Làm bài test trắc nghiệm về tính cách

Những bài trắc nghiệm sẽ đặt ra những câu hỏi nhằm giúp cá nhân khai thác được tính cách, năng lực tiềm ẩn để từ đó hiểu hơn về bản thân, biết được đâu là thiên hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình.

3.2. Lắng nghe người xung quanh

Để xác định sở trường là gì, bạn cũng có thể lắng nghe những nhận xét, đánh giá từ bạn bè, đồng nghiệp. Bởi lẽ nhiều lúc, bạn không thể tự nhận ra những ưu điểm của mình mà cần những người xung quanh nói cho bạn biết.

3.3. Tự bản thân cảm nhận

Bất cứ ai cũng nên học cách tự khám phá năng lực, sở trường của mình để sớm phát huy trong cuộc sống. Bạn có thể nhận thấy rõ thế mạnh bản thân là gì qua quá trình học tập, làm việc hay sinh hoạt thường ngày. 

Sở trường là gì? Một số sở trường mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm

Bản thân bạn cần tự thấu hiểu chính mình

3.4. Trải nghiệm nhiều hơn

Bạn cũng có thể khám phá sở trường của bản thân thông qua những hoạt động tình nguyện, tham gia các khóa học ngắn hạn chuyên đề phát triển cá nhân hay các câu lạc bộ, hội nhóm theo sở thích.

4. Ví dụ về cách trả lời sở trường, sở đoản

4.1. Cách trả lời sở trường

Khi được nhà tuyển dụng hỏi “Bạn có sở trường là gì?”, thay vì cứ liệt kê hàng loạt sở trường thì bạn chỉ nên tập trung vào những sở trường liên quan trực tiếp với công việc mà bạn đang ứng tuyển. Hãy làm rõ những sở trường đó bằng cách nêu lên tầm ảnh hưởng và cách mà bạn đã áp dụng trong môi trường làm việc, học tập,… trước đó.

Điển hình nếu sở trường của bạn là thân thiện và quản lý cảm xúc tốt thì bạn nên thể hiện với nhà tuyển dụng trong những vị trí liên quan đến dịch vụ hoặc xã hội, nếu diễn đạt tốt thì phù hợp với những ngành nghề như giảng dạy, trợ giảng,…

Ví dụ như: “Em có điểm mạnh là ham học hỏi và dễ thích ứng trước môi trường mới. Trước đây dù đã từng gặp nhiều khó khăn khi làm việc trái ngành (từ nhân sự sang marketing) nhưng em đã nhanh chóng khắc phục sự bỡ ngỡ bằng cách tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước”.

Trong khi trả lời, bạn cần đảm bảo tính trung thực. Việc “thêm mắm dặm muối” chỉ khiến nhà tuyển dụng trở nên nghi ngờ về mức độ đáng tin của câu trả lời.

Sở trường là gì? Một số sở trường mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm

Kể sở trường của mình một cách trung thực

4.2. Cách trả lời sở đoản

Vậy thì đối với câu hỏi “Bạn có sở đoản là gì” thì ứng viên nên trả lời như thế nào? Khi ứng viên gặp phải những câu hỏi như thế này, hãy trình bày những điểm yếu của bản thân một cách ngắn gọn nhất có thể. Tất nhiên đừng quên rằng, một người khéo léo và thông minh sẽ có cách biến sở đoản thành sở trường!

Ví dụ, sở đoản của bạn là khá cầu toàn hay thỉnh thoảng làm việc hơi chậm. Lý do là vì bạn chú trọng vào sự chỉn chu của từng chi tiết và luôn mong muốn kết quả công việc được hoàn hảo nhất nên mất khá nhiều thời gian.

Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên đề cập đến việc bản thân đang không ngừng khắc phục những sở đoản cũng như đưa ra giải pháp đang áp dụng.

5. Hướng dẫn cách trình bày sở trường trong CV

Nếu đã biết được bạn có sở trường là gì, hãy cố gắng thể hiện trong CV của bạn khi ứng tuyển. Trong CV, bạn nên sắp xếp hợp lý các điểm mạnh kết hợp với trình bày rõ ràng để nhà tuyển dụng chú ý và đề cao sự thành thật của bạn. Đừng quên liệt kê ra những ưu điểm cần có như:

  • Kỹ năng làm việc: Hiểu được vị trí ứng tuyển đang yêu cầu những kỹ năng gì, từ đó dùng ưu điểm của bản thân móc nối vào chúng nhằm gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng.
  • Kỹ năng mềm: Bao gồm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý vấn đề, kỹ năng teamwork,… Đây là một lợi thế lớn khi bạn muốn cạnh tranh với những ứng viên khác.
  • Tài lẻ: Để văn hóa doanh nghiệp mang nhiều màu sắc mới, nhiều nhà tuyển dụng thường sẽ ưu tiên cho những ứng viên có tài lẻ. Do đó, bạn đừng ngần ngại thể hiện điều này trong CV nếu đam mê của bạn là lành mạnh nhé!
  • Ngoài ra, một số ưu điểm khác mà bạn cũng nên đề cập đến trong CV là khả năng đàm phán tốt, chịu được áp lực và có tinh thần trách nhiệm,…để profile cá nhân trở nên thu hút hơn.

Sở trường là gì? Một số sở trường mà nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm

>>>>>Xem thêm: TOP 11 biểu tượng cho dịp Lễ Giáng Sinh và ý nghĩa đặc biệt của nó

Liệt kê sở trường của mình một cách ấn tượng

Trên đây là giải đáp sở trường là gì cũng như cách để thể hiện nó trong hồ sơ xin việc của bạn. Qua bài viết mà Bloggiamgia.edu.vn đã cung cấp, chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ biết cách phát huy sở trường của mình trong cả công việc lẫn cuộc sống nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *