Nếu là một người quan tâm đến tâm lý học nói chung và các đặc điểm tính cách nói riêng, có lẽ bạn đã từng nghe qua thuật ngữ Empath một vài lần. Thông thường, từ này hay được dùng cho những cá nhân có thiên hướng nhạy cảm hoặc dễ xúc động. Tuy nhiên, trên thực tế thì ý nghĩa của nó còn rộng hơn thế rất nhiều. Vậy rốt cuộc Empath là gì? Cùng Bloggiamgia.edu.vn giải đáp thắc mắc thông qua bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Empath là gì? Dấu hiệu nhận diện một Empath đích thực
Contents
- 1 1. Empath là gì?
- 2 2. Đặc điểm của Empath
- 2.1 2.1 Dễ dàng đồng cảm
- 2.2 2.2 Sở hữu trực giác mạnh mẽ
- 2.3 2.3 Nhạy cảm và nhận diện cảm xúc rất nhanh
- 2.4 2.4 Hết lòng quan tâm và chăm sóc những người xung quanh
- 2.5 2.5 Thường xuyên phải gánh chịu sự căng thẳng
- 2.6 2.6 Gặp khó khăn khi buộc phải thiết lập ranh giới với mọi người
- 2.7 2.7 Có cái nhìn độc đáo và sinh động về thế giới
- 2.8 2.8 Dễ bị choáng ngợp khi đứng trước đám đông
- 2.9 2.9 Được người khác tìm đến để chia sẻ và nạp lại năng lượng
- 2.10 2.10 Ghét sự xung đột, tranh cãi
- 3 3. Một vài tips chăm sóc tinh thần dành cho Empath
1. Empath là gì?
1.1 Định nghĩa
Empath là gì là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Trên thực tế, đây là cụm từ tiếng Anh có nghĩa người thấu cảm, tương đương với khả năng nhận biết và thấu hiểu được phần nào cảm xúc của người khác trong một tình huống bất kỳ. Nói cách khác, người sở hữu năng lực này có thể đặt bản thân vào vị trí của đối phương, qua đó cảm nhận những cung bậc thăng trầm phức tạp mà họ đang phải trải qua.
Một Empath chính hiệu luôn biết cách kết nối suy nghĩ, cảm nhận của họ với mọi người, đồng thời nhìn nhận vấn đề từ góc độ khách quan để biết rằng người khác thực sự cảm thấy ra sao. Nhìn chung, họ là những người có mức độ thấu hiểu và đồng cảm cao hơn hẳn so với mức độ thông thường. Ngoài ra, người ta cùng sử dụng thuật ngữ Empathy để thể hiện sức mạnh thấu cảm mang tính bản năng.
1.2 Nguồn gốc
Mặc dù được sử dụng khá phổ biến song dường như vẫn có rất ít người biết đến nguồn gốc chính xác của Empathy và Empath. Trước khi được ứng dụng rộng rãi như hiện tại, hai thuật ngữ này vốn gắn liền với những nhân vật có khả năng ‘thần giao cách cảm’ xuất hiện trong các tác phẩm văn học viễn tưởng nổi tiếng. Từ Empathy được khai sinh bởi nhà tâm lý học Edward B vào năm 1909, trong khi Empath được giới thiệu đến độc giả lần đầu tiên thông qua cuốn The Empath – tiểu thuyết nổi bật của nhà văn Scotland mang tên J.T McIntosh.
2. Đặc điểm của Empath
Những Empath thường được nhận diện thông qua những đặc điểm nổi bật sau đây:
2.1 Dễ dàng đồng cảm
Một trong những dấu hiệu nhận biết người thấu cảm tiêu biểu nhất chính là khả năng đồng cảm dễ dàng. Không đơn thuần chỉ là quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc của người khác, các Empath có xu hướng kết nối mạnh mẽ với ‘tần số’ tinh thần từ đối phương và đặt mình vào tâm thế tương tự. Quá trình này có thể diễn ra có ý thức hoặc vô thức, áp dụng với cả những tình huống mà họ chưa bao giờ trải qua trước đó.
2.2 Sở hữu trực giác mạnh mẽ
Nhiều nghiên cứu tâm lý học đã chứng minh rằng người thấu cảm thường sở hữu trực giác mạnh mẽ phi thường. Họ có thể cảm nhận được những thay đổi rất nhỏ về cảm xúc, cộng thêm khả năng phán đoán và nắm bắt tình huống cực kỳ nhanh nhạy. Trên hết, đa phần các Empath rất tin tưởng vào bản năng và ưu tiên các quyết định dựa trên trực giác thay vì suy nghĩ logic.
2.3 Nhạy cảm và nhận diện cảm xúc rất nhanh
Như đã nói ở trên, người thấu cảm từ khi sinh ra đã được ban cho năng lực nhận diện cảm xúc tinh vi. Đặc điểm này thường biểu hiện dưới dạng tính cách nhạy cảm cùng kỹ năng ‘đọc’ cảm xúc chỉ trong tích tắc. Họ có thể nhận thấy sự thay đổi trong tâm trạng của người khác ngay cả khi đối phương không hề truyền đi bất cứ thông điệp cụ thể nào.
2.4 Hết lòng quan tâm và chăm sóc những người xung quanh
Không chỉ dừng lại ở việc thấu hiểu, một Empath còn muốn làm được nhiều hơn thế. Họ luôn cố gắng dùng hành động để xoa dịu những cảm xúc bất ổn ở đối phương, không nỡ nhìn bạn bè, người thân đau khổ,… Điều này khiến nhiều người thấu cảm rơi vào cái bẫy tâm lý quen thuộc: khi họ cảm thấy sụp đổ, thất vọng nếu không làm được gì giúp ích cho người khác.
2.5 Thường xuyên phải gánh chịu sự căng thẳng
Có thể nói, khả năng thấu cảm tồn tại như một con dao hai lưỡi. Một mặt, nó giúp ta hiểu người khác một cách sâu sắc hơn, tuy nhiên lại có thể đồng thời gây nên những nỗi căng thẳng khó giải quyết. Điều này rất dễ xảy ra khi họ không tách bạch được cảm xúc của mình và mọi người, do vậy tiếp nhận quá nhiều ‘tín hiệu thông tin’ tiêu cực khi bản thân không đủ khả năng xử lý.
Tìm hiểu thêm: Top 15 tiệm gội đầu dưỡng sinh TPHCM dịch vụ tốt nhất
2.6 Gặp khó khăn khi buộc phải thiết lập ranh giới với mọi người
Đa phần Empath thường gặp khó khăn trong việc thiết lập ranh giới và khoảng cách cần thiết với người khác. Khi là một phần của các mối quan, họ luôn bị thúc giục bởi cảm giác ‘phải cho đi’ và làm những điều tốt nhất cho người kia. Lúc này, ranh giới cá nhân lại vô tình biến thành một rào cản thực tế, thậm chí khiến họ đánh đồng nó với sự vô tâm.
2.7 Có cái nhìn độc đáo và sinh động về thế giới
Do ảnh hưởng trực tiếp của trực giác và năng lực thấu hiểu rõ rệt nên Empath luôn nhìn thế giới trước mắt bằng một góc nhìn hết sức độc đáo, sinh động. Sự nhạy cảm cho phép họ cảm nhận những điều mà người khác bỏ qua hoặc ít khi chú ý. Đây được xem là nền tảng cho đời sống cá nhân màu sắc, thú vị và đầy tính sáng tạo mà người thấu cảm có thể đạt được nếu biết cách tận dụng lợi thế tự nhiên.
2.8 Dễ bị choáng ngợp khi đứng trước đám đông
Việc phải tiếp xúc với quá nhiều người và quá nhiều cảm xúc sẽ làm người thấu cảm bị choáng ngợp cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi mức độ nhận diện vượt quá khả năng xử lý, tâm trí của họ rất dễ rơi vào trạng thái hỗn loạn hoặc cạn kiệt năng lượng.
2.9 Được người khác tìm đến để chia sẻ và nạp lại năng lượng
Vì khả năng thấu hiểu đặc trưng nên các Empath chính là địa chỉ tin cậy được mọi người lựa chọn để sẻ chia và tâm sự. Vai trò của họ cũng tương tự như một ‘nguồn sạc’ chất lượng, giúp đối phương dần dẫn khôi phục lại trạng thái tinh thần ổn định.
2.10 Ghét sự xung đột, tranh cãi
Bản chất của các Empath luôn hướng đến sự bình yên về cảm xúc, do đó họ rất ái ngại khi đứng trước các tình huống có thể dẫn đến tranh cãi hay xung đột. Điều này có thể khiến họ chủ động nhún nhường hoặc lựa chọn ‘vĩ hòa di quý’ để không khiến ai bị tổn thương cảm xúc vì mình.
3. Một vài tips chăm sóc tinh thần dành cho Empath
Mang trong mình sức mạnh Empathy đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải rất nỗ lực để bảo vệ tinh thần của mình và không để nó bị xáo trộn với các yếu tố ngoại lai. Để cân bằng năng lượng tự thân, bạn nên ưu tiên:
– Dành thời gian chất lượng cho bản thân và chăm sóc, chữa lành chính mình trước khi biến thành miếng bông hút cảm xúc của người khác
– Đưa ra những giới hạn chia sẻ cần thiết thay vì lắng nghe tràn lan, tiếp thu tất cả mọi thứ và gián tiếp đặt bản thân vào trạng thái kiệt quệ tinh thần
– Tìm một (vài) chỗ dựa tinh thần đáng tin cậy để tâm sự, dựa dẫm khi cần thiết
>>>>>Xem thêm: Quy Trình Thiết Kế Sân Golf Chuẩn Quốc Tế Từ A Đến Z
Trên đây là toàn bộ bài viết của Bloggiamgia.edu.vn về chủ đề Empath là gì. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!
>>>Đọc thêm:
- Thao túng tâm lý là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách đối phó với thủ đoạn thao túng tinh vi
- Toxic là gì? Những biểu hiện thường gặp ở một người Toxic