Theo kết quả thu được từ các nghiên cứu khoa học, ngôn ngữ cơ thể (gồm biểu cảm, cử chỉ và hành vi) có thể tiết lộ đến 90% khả năng rằng liệu một người có đang bày tỏ thật lòng hay không. Mời bạn cùng Bloggiamgia.edu.vn đọc vị 20 cách phát hiện người khác đang nói dối cực chính xác thông qua bài viết sau đây!
Bạn đang đọc: Mách bạn 20 cách phát hiện người khác đang nói dối cực chính xác
Contents
- 1 1. Trả lời một cách ngập ngừng
- 2 2. Liên tục lặp lại
- 3 3. Vòng vo và sử dụng từ ngữ mang tính mơ hồ
- 4 4. Tránh tương tác và giao tiếp trực tiếp
- 5 5. Có cách nói rất ‘kịch’
- 6 6. Liếm, mím hoặc cắn môi
- 7 7. Nói chậm hơn bình thường
- 8 8. Cố gắng kiểm soát biểu cảm và cử chỉ
- 9 9. Thay đổi tone giọng
- 10 10. Hắng giọng khi nói
- 11 11. Trình bày quá nhiều thông tin
- 12 12. Bất ngờ thay đổi hành vi
- 13 13. Hất cằm cao hoặc ngả vai về phía sau
- 14 14. Mở to mắt
- 15 15. Chỉ ngón tay trỏ về phía bạn
- 16 16. Chạm vào cổ
- 17 17. Nói chuyện trong tư thế hơi quay lưng
- 18 18. Chỉnh sửa vẻ ngoài
- 19 19. Giữ chặt các đồ vật xung quanh
- 20 20. Tin vào trực giác của mình
1. Trả lời một cách ngập ngừng
Để nhận diện hành vi nói dối ở một người, bạn có thể nhìn vào cách trả lời của họ khi cả hai đang tiến hành đối thoại. Trên thực tế, những ‘kẻ nói dối’ thường có xu hướng trả lời ngập ngừng nếu chưa kịp chuẩn bị cho mình câu chuyện nào từ trước. Dù điều này không phải là dấu hiệu chắc chắn song nó cũng giống như một ‘manh mối’ đáng chú ý để bạn kịp đề phòng.
2. Liên tục lặp lại
Nếu để ý kỹ, bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng khi một ai đó muốn che giấu sự thật, nhiều khả năng họ sẽ vô thức nói chuyện lặp lại. Điều nảy xảy ra với cả câu trả lời của họ lẫn những thông điệp mà bạn truyền đi. Hành vi này được xem là cách thức giúp người nói dối nhìn lại toàn bộ câu chuyện và tìm cách để hợp lý hóa mọi thứ.
3. Vòng vo và sử dụng từ ngữ mang tính mơ hồ
Để ‘đánh lừa’ chúng ta, người nói dối thường hay ưu tiên cách nói vòng vo, dông dài hoặc sử dụng các từ ngữ mang tính mơ hồ, khó hiểu. Điển hình là lối diễn đạt theo kiểu ‘có lẽ’, ‘có thể’, ‘chắc là’, ‘tôi nghĩ’,…
4. Tránh tương tác và giao tiếp trực tiếp
Một đặc trưng thường gặp ở những kẻ nói dối chính là hạn chế tối đa việc giao tiếp đối mặt cũng như các tương tác trực tiếp nếu có. Điều này sẽ giúp họ ‘che mắt’ người kia, không cho chúng ta cơ hội để nhìn thấy sự lúng túng hay lo lắng đang hiện diện.
5. Có cách nói rất ‘kịch’
Nếu có điều kiện, người nói dối sẽ chủ động lên sẵn một kế hoạch hoặc câu chuyện, đồng thời vạch ra những chi tiết liên quan một cách thật logic nhằm khiến cho chúng ta hoàn toàn tin tưởng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu đối phương không đủ óc tưởng tượng hay thiếu thời gian chuẩn bị thì những tình tiết có thể được dựng lên một cách rất ‘kịch’. Mặt khác, họ cũng có thể rơi vào tình trạng nói quá ít hoặc quá nhiều hơn mức cần thiết hòng che giấu sự thật.
6. Liếm, mím hoặc cắn môi
Một trong những cách phát hiện người khác đang nói dối tiêu biểu nhất là cử chỉ liếm/mím hoặc cắn môi liên tục. Điều này chứng tỏ họ đang cảm thấy rất bồn chồn, lo lắng và khó có thể kiểm soát được cơ thể như thường lệ.
7. Nói chậm hơn bình thường
Nếu nhận thấy đối phương đột ngột thay đổi tốc độ giao tiếp, cụ thể là nói chậm hơn bình thường thì phần trăm cao là họ đang sợ bị bại lộ một chuyện gì đó. Việc này cũng xảy ra khi họ đang phải làm một lúc hai nhiệm vụ: vừa kể vừa tự ‘sáng tạo’ nên một câu chuyện khác trong đầu.
8. Cố gắng kiểm soát biểu cảm và cử chỉ
Một khi cố gắng nói dối, con người sẽ thường cố gắng kiểm soát biểu cảm và cử chỉ của mình, tùy thuộc vào mức độ lo lắng mà họ cảm nhận. Đặc biệt là những chuyển động ở tay (cánh tay, bàn tay) được thực hiện theo kiểu rất cứng nhắc, thiếu tự nhiên.
9. Thay đổi tone giọng
Ngoài biểu cảm và hành động, giọng nói đồng thời là một dấu hiệu nhận biết kẻ nói dối tinh vi mà bạn không nên bỏ qua. Điều này được thể hiện rõ nhất ở tone giọng, tuy nhiên lại có sự sai khác (không đồng nhất) giữa các quốc gia/nền văn hóa. Ví dụ như:âm vực của người Tây Ban Nha khi nói dối sẽ thấp hơn bình thường, trái ngược với người Trung Quốc….
10. Hắng giọng khi nói
Khi phát hiện ra bản thân đang lo lắng quá mức, người nói dối thường chủ động hắng giọng với mong muốn đánh lạc hướng đối phương. Nhìn chung, đây là một phản ứng tiêu biểu giúp con người đối phó với tình trạng lo âu, căng thẳng rất hay được họ sử dụng.
11. Trình bày quá nhiều thông tin
Nếu đang trò chuyện mà bạn bỗng dưng cảm thấy bị choáng ngợp bởi dung lượng thông tin mà đối phương cung cấp thì hãy ngay lập tức nâng cao cảnh giác. Nhất là khi họ vẫn tiếp tục nói dù không được hỏi thì khả năng cao là họ đang cố gắng để không cho bạn tiếp cận với sự thật.
Tìm hiểu thêm: Top 20 món ăn sáng phổ biến của người Việt Nam ngon không tưởng
12. Bất ngờ thay đổi hành vi
Bất ngờ thay đổi hành vi vốn là một kiểu hành động điển hình thường gặp ở những người đang nói dối. Do đó, tuyệt đối đừng ‘sơ hở’ và cho qua nếu nhận diện được dấu hiệu bất thường này..
13. Hất cằm cao hoặc ngả vai về phía sau
Việc một người nào đó đột ngột hất/nâng cao cằm hoặc ngả vai thõng về phía sau có thể cho thấy họ đang cảm thấy bất an khi nói chuyện. Mục đích của hành động này là tạo cảm giác rằng lời nói của họ ‘có sức nặng’ hơn so với thực tế.
14. Mở to mắt
Để có thể lấp liếm thành công, kẻ nói dối rất ít khi duy trì việc giao tiếp bằng mắt với người còn lại quá lâu. Tuy nhiên, một số người có kinh nghiệm hoặc hiểu được tâm lý này sẽ cố gắng nhìn trực diện vào mắt bạn để gia tăng niềm tin khi cần thiết. Dẫu vậy thì họ cũng khó mà che giấu được sự căng thẳng được biểu hiện ‘rõ mồn một’ khi mở to mắt hay nhìn chằm chằm về phía bạn.
15. Chỉ ngón tay trỏ về phía bạn
Trong hầu hết mọi tình huống, chỉ ngón tay trỏ luôn được xem là một cử chỉ mất lịch sự, mang tính xúc phạm và hung hăng hơn cả. Do vậy, khi ai đó phản ứng lại với vấn đề đặt ra bằng động tác này thì rất có thể họ chỉ đang muốn làm ‘nhiễu loạn’ nhận định của bạn mà thôi.
16. Chạm vào cổ
Trong những tình huống ‘nguy cấp’, chúng ta thường xuyên đưa tay lên chạm vào cổ cũng như kéo lại phần cổ áo nhằm lấy thêm không khí. Thế nhưng, việc tác động đến bộ phận nhạy cảm này có thể phần nào tiết lộ việc họ đang vô cùng muốn thoát ra khỏi tình huống hiện tại.
17. Nói chuyện trong tư thế hơi quay lưng
Khi giao tiếp chủ động, dù không nhìn thẳng vào mắt song chúng ta vẫn sẽ giữ thái độ cởi mở và hướng bản thân mình về phía đối phương. Chính vì thế mà nếu nhận ra ai đó đang hơi quay lưng lúc nói chuyện, bạn nên quan sát thật kỹ để tránh bị ‘lừa gạt’ vì những lời không thật.
18. Chỉnh sửa vẻ ngoài
Chỉnh sửa vẻ ngoài là biểu hiện thường gặp ở phụ nữ trong trường hợp họ đang không thực sự thoải mái để trả lời về một câu hỏi/vấn đề nào đó. Trong đó, nghịch tóc, kéo lại quần áo hay miết lại lớp trang điểm quanh vùng mắt,… là những biểu hiện rõ ràng nhất. Hành động nói trên giúp họ tiếp thêm sự tự tin cần thiết và tiếp tục ‘vào guồng’ với những lời nói dối nho nhỏ.
19. Giữ chặt các đồ vật xung quanh
Nghe có vẻ ‘sai sai’ song việc nói dối sẽ khiến chúng ta có cảm giác dễ bị tấn công hơn. Và khi điều này xảy ra thì mọi người thường cố để kiểm soát bằng cách bám vào bàn, ghế hoặc giữ chặt các vật thể đang nằm trong tầm với.
>>>>>Xem thêm: Tháng 4 cung hoàng đạo gì? Tính cách, sự nghiệp, tình yêu thế nào?
20. Tin vào trực giác của mình
Theo kinh nghiệm, bất chấp việc bạn không thể nào đọc vị được bất cứ dấu hiệu khác thường nào thì cảm nhận mang tính bản năng rằng đối phương đang nói dối cũng là một dấu hiệu cảnh báo không nên phớt lờ.
Trên đây là bài viết của Bloggiamgia.edu.vn về đề tài 20 cách phát hiện người khác đang nói dối đơn giản và chính xác nhất. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!
>>>Đọc thêm:
- Red Flag là gì? Những dấu hiệu dễ nhận thấy của một mối quan hệ Red Flag
- Gaslighting là gì? 10 Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh Gaslighting
- Toxic là gì? Những biểu hiện thường gặp ở một người Toxic