Ngày nay, bộ môn golf ngày một phổ biến, không chỉ là thú vui của doanh nhân hay chính trị gia như trước đây. Các sân golf được mở tại nhiều khu vực, nhằm đáp ứng thị hiếu của người chơi. Vậy quy trình thiết kế sân golf chuẩn quốc tế cần đáp ứng tiêu chuẩn gì và gồm những bước nào? Cùng tìm hiểu về thiết kế sân golf trong bài viết này của Bloggiamgia.edu.vn nhé!
Bạn đang đọc: Quy Trình Thiết Kế Sân Golf Chuẩn Quốc Tế Từ A Đến Z
Contents
1. Tiêu chuẩn trong quy trình thiết kế sân golf là gì?
Một quy trình thiết kế sân golf đạt chuẩn cần đảm bảo được các yếu tố liên quan đến kỹ thuật và tính thẩm mỹ. Thông thường, một sân golf tiêu chuẩn có 18 hố, và có các phần sau:
- Đường đánh (là khu vực đất nằm giữa phần phát bóng và lỗ golf), được gọi là fairway.
- Phần hố cát bunkers
- Khu cỏ cao rough
- Hồ nước
- Các chướng ngại vật khác được thiết kế hợp lý bởi kiến trúc sư.
Theo tiêu chuẩn quốc tế, một sân golf cần thiết kế đủ 3 khu vực tee box – fairway – green và trên sân sẽ cần có 3 loại hố cơ bản, đó là par 3 – par 4 – par 5.
1.1. Tiêu chuẩn 3 khu vực
- Tee box: Là một bề mặt phẳng hình vuông, dùng làm điểm phát bóng cho người chơi. Khu vực này còn có tên gọi khác là teeing, tee shot hay driver. Tại vị trí này, golfer đặt bóng tại điểm chốt tee và dùng gậy nào để đánh ra đường bóng, đưa bóng đến vùng green.
- Fairway: Là vùng lý tưởng để bóng di chuyển từ tee đến green, còn gọi là đường bóng. Fairway được thiết kế để đảm bảo khi golfer phát bóng đúng quỹ đạo của fairway thì dễ dàng vượt chướng ngại vật và đi tới đúng hố. Đường bóng chủ yếu xuất hiện ở hố par 3 và par 5 với mục tiêu bóng dài. Người chơi cần dùng gậy số 3, 45 và 5 để đánh bóng.
- Green: Là vùng đồi cỏ quanh các hố golf, có tông màu xanh lá của cỏ. Loại cỏ được chọn cần là cỏ nhân tạo mịn hoặc cỏ tự nhiên (giống Bermuda hoặc Bentgrass). Cấu trúc lớp cỏ có thể khác nhau về cả hình dạng, kích thước. Thông thường người ta sẽ làm green hình thuôn hoặc bầu dục. Độ cao của green có thể hơi dốc hơn hoặc ngang với đường fairway.
Ở một số sân, có thể xuất hiện “Double green”, tức là vùng green có chứa 2 lỗ. Loại green này dùng cho hai nhóm golfer cùng chơi trong một thời điểm. Ngoài ra còn có kiểu Alternate Greens- gree, loại green xen kẽ giữa hai khu vực chơi.
1.2. Tiêu chuẩn 3 lỗ par
- Lỗ chuẩn par 3: Đây là hố gần nhất trên sân golf, dài 229m. Các golfer chuyên nghiệp có thể hoàn thành par 3 trong 3 cú đánh. Người chơi giỏi có thể đánh bóng vào green trong cú đánh đầu tiên. Sau đó sử dụng tiếp 2 gậy tiêu chuẩn để đưa bóng vào hố.
- Lỗ chuẩn par 4: Độ dài tiêu chuẩn từ 230m đến 430m. Các tay golf chuyên nghiệp thường cần 4 cú đánh để hoàn thành par 4. Trên fairway có nhiều chướng ngại vật như hồ nước, dốc, hố cát, tốc độ và chiều gió. Tất cả chúng khiến golfer khó khăn trong việc đưa bóng vào hố.
- Lỗ chuẩn par 5: Thường có độ dài khoảng 431m trở lên, quy chuẩn theo khả năng hoàn thành của người chơi chuyên nghiệp. Họ có thể đưa bóng vào hố trong khoảng 5 cú đánh. Trên mỗi sân golf 18 hố có từ 2 đến 6 lỗ par 5, chia đều ở 9 hố đầu và 9 hố sau.
Ngoài các hố golf tiêu chuẩn đề cập trên, đôi khi bạn có thể thấy lỗ par 6. Hố này không có quy chuẩn tuyệt đối về chiều dài. Việc phân chia vị trí của các hố par trên sân golf sẽ phụ thuộc vào ý tưởng của nhà thiết kế cũng như đơn vị đầu tư.
Ở nước ta, khi thiết kế sân golf người ta tận dụng những yếu tố tự nhiên có sẵn để xác định vị trí hố par sao cho phù hợp nhất, làm gia tăng tính thử thách cho người chơi.
2. Tiêu chuẩn chung trong quy trình thiết kế sân golf mini
2.1. Cấu trúc thiết kế thi công sân golf
Mini golf có nhiều loại và xu hướng chính hiện nay là phòng golf 3D. Ngoài ra còn có mini golf sân vườn & mini golf sân thượng. Dù là thiết kế sân golf mini loại nào cũng cần phải có:
- Thảm putting: Là thảm gạt và chipping golf. Hiện nay có khá nhiều loại thảm khác nhau nên bạn cần lựa chọn cẩn thận. Bạn nên quan sát phần cỏ nhân tạo để có thể chọn được sản phẩm tốt. Thảm cỏ nhân tạo đạt chuẩn phải đảm bảo độ mềm, độ cao, màu cỏ tươi, không bị thô ráp, mũi khâu thẳng và đều. Từ đó đem lại tốc độ bóng tốt và ổn định.
- Lớp kết cấu đế: Được làm từ mút cao su, cũng có nhiều loại khác nhau. Theo các chuyên gia, loại tốt nhất là loại có thành phần cao su cao, độ cứng vừa phải, có thể bẻ cong được. Như vậy sẽ tạo ra tính đàn hồi, khả năng đỡ lực tốt, bền hơn.
- Thảm Swing (hay thảm phát): Sẽ được lắp đặt cùng với khung chắn bóng giúp những cú swing của người chơi đi đúng quỹ đạo.
- Khung chắn bóng: Giúp gia tăng độ an toàn khi thực hiện cú swing trong diện tích nhỏ hẹp.
- Landscape: Gia tăng tính thẩm mỹ, vẻ đẹp của sân golf, giúp người chơi thêm phần hứng thú khi lên sân.
Ngoài các loại nêu trên, cần chuẩn bị một số vật dụng khác như cờ, lỗ, tee,…
2.2. Các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quy trình thiết kế sân golf mini
- Kích thước tổng thể tối thiểu 20m2.
- Có 1, 5 hoặc 10 làn đánh với độ dài lưới dưới 50m.
- Tee box là bề mặt phẳng, dạng hình vuông. Khu vực này để đặt Tee Shot đánh bóng qua fairway và vùng Green.
- Fairway đảm bảo giúp golfer đánh bóng đến green hơn là đánh vào vùng rough hoặc Hazards.
- Green cần được thiết kế bằng cỏ rất mịn để tăng độ chính xác của bóng. Có thể dùng cỏ Bermuda hoặc Bentgrass. Ngoài ra, vùng green cần dốc và khô ráo.
- Trong thiết kế thi công sân golf sân vườn, cần lưu ý đến độ bằng phẳng, thoáng mát.
Tìm hiểu thêm: Những đặc điểm và tính cách của cung mọc Sư Tử
3. Quy trình thiết kế sân golf đạt chuẩn quốc tế
3.1. Bước 1: Khảo sát mặt bằng và xây dựng bản vẽ tổng thể
Việc thiết kế bản vẽ tổng thể sân golf liên quan trực tiếp đến phần khảo sát mặt bằng, gặp gỡ đối tượng khách hàng tiềm năng và kiểm tra địa hình. Sau đó, ban nghiên cứu dự án cần khảo sát ý kiến đánh giá của khách hàng và phác thảo hình ảnh bản vẽ tổng thể sân golf dự kiến sẽ xây dựng.
Tất cả các dữ liệu cần căn cứ vào thực tế. Nếu có đầy đủ các yếu tố thuận lợi để tiến hành xây dựng sân golf thì mới đi tới bước thực hiện bản vẽ thiết kế xây dựng. Ngược lại, nếu khu vực đó không phù hợp thì bên thiết kế phải bàn bạc lại với nhà đầu tư để tìm ra phương hướng giải quyết hiệu quả nhất.
3.2. Bước 2: Lên bản vẽ thiết kế sân golf chi tiết
Để thiết kế bản vẽ xây dựng chi tiết, kiến trúc sư phải rà soát kỹ lưỡng lại những vấn đề cần lưu ý trên bản vẽ tổng thể trước đó. Ngoài ra, họ cũng cần thu thập thêm thông tin về dự án thông qua nhiều nguồn để chuẩn bị cho giai đoạn hoạch định chi tiết, xây dựng yếu tố kỹ thuật của sân golf. Trong giai đoạn này, đội thiết kế cần báo cáo chi tiết về kế hoạch xây sân golf cho khách hàng.
Thông thường một bản vẽ thiết kế xây dựng sân golf bao gồm:
- Bản vẽ tổng thể dự án
- Bản vẽ mặt bằng phần đất sử dụng cho các hạng mục liên quan.
- Bản vẽ các khu thương mại trong sân golf .
- Bản vẽ hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực sân golf.
- Bản vẽ hệ thống kênh rạch, ao hồ, sông và vùng ẩm thấp trên sân golf.
- Báo cáo chi tiết bản vẽ tổng thể, cái nhìn tổng quan và những đề xuất về sân golf cùng khu vực cảnh quan xung quanh.
3.3. Bước 3: Giám sát thi công xây dựng
Giai đoạn giám sát thi công đòi hỏi phải có đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp theo sát. Đồng thời họ cũng cần có kinh nghiệm lâu năm để kịp thời phân tích, đánh giá các số liệu. Có như vậy, mới phát hiện và xử lý được những phát sinh trong quá trình xây dựng một sân golf.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách tra cứu Mã bưu điện TP Hồ Chí Minh – Zip Code/ Postal Code
Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình thiết kế sân golf và các tiêu chuẩn khi thiết kế sân golf. Nhà đầu tư cần lựa chọn kỹ địa hình, yếu tố dân cư, điều kiện kinh tế xã hội để tìm được phương án kinh doanh hiệu quả nhất.