Từ xưa đến nay, chùa Thiên Mụ đã trở thành một trong những biểu tượng nổi tiếng của xứ Huế mộng mơ. Nơi đây mang đến cho du khách ghé thăm cảm giác thanh tịnh, cùng với những câu chuyện thiêng liêng bí ẩn. Trong bài viết này, Bloggiamgia.edu.vn sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin thú vị về chùa Thiên Mụ và kinh nghiệm du lịch tại địa điểm này.
Bạn đang đọc: Chùa Thiên Mụ ở đâu? Kinh nghiệm du lịch Chùa Thiên Mụ
Contents
- 1 1. Chùa Thiên Mụ ở đâu? thuộc tỉnh nào?
- 2 2. Du lịch Chùa Thiên Mụ mùa nào đẹp nhất?
- 3 3. Các địa điểm check in lý tưởng tại Chùa Thiên Mụ
- 4 4. Đến du lịch Chùa Thiên Mụ nên ăn gì?
- 5 5. Hướng dẫn di chuyển đến Chùa Thiên Mụ dễ dàng
- 6 6. Lựa chọn địa điểm lưu trú khi đến du lịch Chùa Thiên Mụ
- 7 7. Những lưu ý cần nhớ khi du lịch ở Chùa Thiên Mụ
1. Chùa Thiên Mụ ở đâu? thuộc tỉnh nào?
Chùa Thiên Mụ nằm trên đồi Hà Khê, thuộc địa phận Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ngôi chùa này còn được gọi là Linh Mụ, khởi lập vào năm Tân Sửu (1601) và là một trong những ngôi chùa cổ nhất đất cố đô.
Chùa Thiên Mụ có nhiều biểu tượng nhưng nổi bật nhất phải kể đến tháp Phước Duyên. Tháp này gồm bảy tầng, cao 21m, được xây dựng ở phía trước chùa. Trong đó, mỗi tầng của tháp đều thờ tượng Phật, bên trong có cầu thang xoắn ốc để lên tầng cao nhất có thờ tượng Phật bằng vàng.
Chùa Thiên Mụ nằm trên đồi Hà Khê, thuộc địa phận Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế
2. Du lịch Chùa Thiên Mụ mùa nào đẹp nhất?
Khách thập phương có thể ghé thăm chùa Thiên Mụ vào bất kỳ thời gian nào trong năm, tuy nhiên theo kinh nghiệm của nhiều người thì thời điểm đẹp nhất là vào đầu năm, khoảng từ tháng 1 đến tháng 3. Thời tiết lúc này khá mát mẻ, không khí dễ chịu, thích hợp để vãn cảnh chùa.
3. Các địa điểm check in lý tưởng tại Chùa Thiên Mụ
3.1. Điện Đại Hùng
Điện Đại Hùng sở hữu kiến trúc vô cùng nguy nga với tất cả cột,, kèo, bệ,… được xây lại bằng bê tông rồi phủ thêm một lớp sơn giả gỗ bóng bẩy. Trong điện có tượng Phật Di Lặc và tượng Phật bằng đồng, cùng với một pho tượng lớn khắc hình mặt nguyệt.
3.2. Đồi Hà Khê
Đồi Hà Khê là điểm check in bạn không thể bỏ qua khi ghé thăm chùa Thiên Mụ Huế. Nơi đây khiến du khách ấn tượng với khung cảnh sông Hương tuyệt mĩ, được bao bọc bởi hàng cây xanh ngắt. Đặc biệt, đón hoàng hôn trên đồi Hà Khê sẽ là trải nghiệm đáng nhớ khi bạn đến với xứ Huế mộng mơ.
3.3. Tháp Phước Duyên
Tháp Phước Duyên được xem là biểu tượng của chùa Thiên Mụ, được xây dựng vào năm 1984. Tháp Phước Duyên có tất cả 7 tầng với chiều cao lên đến 21m và tại mỗi tầng đều được đặt tượng Phật. Bên trong có hai ngôi nhà hình lục giác, cùng với đó còn có gác chuông thờ Quốc chúa Đại Việt Nguyễn Phúc Chu.
Tháp Phước Duyên – biểu tượng độc đáo của chùa Thiên Mụ
3.4. Đình Hương Nguyên
Đình Hương Nguyên nằm trước tháp Phước Duyên, được xây vào thời vua Thiệu Trị. Trước đây, đình Hương Nguyên sở hữu lối kiến trúc độc đáo và quy mô. Nhưng sau cơn bão năm 1904 đã khiến đình bị hư hỏng nặng. Sau đó, đình được tu bổ để khách du lịch đến tham quan.
3.5. Điện Địa Tạng
Điện Địa Tạng nằm sau đền Đại Hùng, hai khu vực này phân cách bởi khoảng sân rộng lớn đầy cây xanh. Điện này xây dựng năm 1907 để thờ Quan Công. Theo quan niệm dân gian, Quan Công rất thiêng, có thể đoán trước tương lai tốt xấu ra sao nên được rất nhiều người kính trọng.
3.6. Khu mộ thờ trụ trì Thích Đôn Hậu
Khu chôn cất chủ trì Hòa thượng Thích Đôn Hậu nằm ở cuối khuôn viên. Cuộc đời ông có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam, giúp nhiều người vượt qua khó khăn và chữa lành tâm hồn cho người đang rơi vào bế tắc.
3.7. Cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan có thiết kế 2 tầng, 8 mái cùng 3 mối đi. Các cửa ở đây làm từ gỗ son đỏ vô kiên cố. Xung quanh cổng Tam Quan có đặt những bức tượng thần Hộ Pháp với niềm tin sẽ bảo vệ sự bình yên cho ngôi chùa, đồng thời tạo nên vẻ uy nghiêm cho cổng.
Cổng Tam Quan có thiết kế 2 tầng, 8 mái cùng 3 mối đi
3.8. Điện Quan Thế Âm
Không bề thế uy nghiêm, điện Quan Âm giản dị hơn khi nằm ẩn mình trong bụi cây. Nơi đây đem lại cảm giác bình yên, thanh thản với tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng tọa trên đài sen. Nếu đang cần chữa lành tâm hồn thì bạn nên ghé thăm điểm này nhé.
4. Đến du lịch Chùa Thiên Mụ nên ăn gì?
Xứ Huế vốn nổi tiếng với nhiều món đặc sản, từ món chính đến các món ăn vặt với giá cả vô cùng phải chăng. Gần chùa Thiên Mụ, bạn có thể thưởng thức bún bò trên đường Lê Lợi, bánh bèo, nậm trên cung đường Nguyễn Thái Học, bánh canh cua trên đường Phạm Hồng Thái, bún hến đường Nguyễn Sinh Cung, chè hẻm đường Hùng Vương,…
Tìm hiểu thêm: Làm sạch cao răng tại nhà không tốn kém chỉ trong 10 phút
Thưởng thức bánh nậm Huế khi đến thăm chùa Thiên Mụ
>>>Đừng bỏ lỡ: Top 22 đặc sản Huế tạo nên tinh hoa ẩm thực cố đô Huế
5. Hướng dẫn di chuyển đến Chùa Thiên Mụ dễ dàng
Về đường đi, chúng ta có thể đi từ Kinh thành Huế qua đường Đặng Thái Thân. Đi thẳng cho đến khi thấy đường Yết Kiêu thì chúng ta rẽ trái. Tiếp đó, chúng ta rẽ trái vào đường Lê Duẩn, khi tới vòng xoay rẽ vào Kim Long, đi tiếp khoảng 2km sẽ tới chùa Thiên Mụ.
Việc di chuyển đến Chùa Thiên Mụ khá đơn giản, bạn có thể chọn một trong số những phương tiện sau:
Taxi: Nếu lần đầu tới Huế và đang đi theo nhóm/gia đình thì đây là lựa chọn khá hợp lý. Đi taxi khá thuận tiện, không lo phải tìm đường hoặc nắng mưa. Tuy nhiên nhớ kiểm tra giá trước khi đặt xe để tránh bị “chém” nhé!
Xe ôm: Việc bắt xe ôm tới chùa Thiên Mụ Huế khá đơn giản. Bạn có thể chọn xe ôm tự phát của dân hoặc xe ôm công nghệ đều được. Vì số lượng tài xế khá nhiều nên chúng ta cũng không cần lo đến việc phải chờ đợi.
Xe máy: Di chuyển bằng xe máy giúp chúng ta chủ động hơn, phù hợp với các bạn trẻ. Giá thuê xe máy theo ngày tại Huế giao động từ 80.000 – 150.000 vnđ/ngày. Không chỉ tham quan chùa Thiên Mụ, bạn còn có thể khám phá thêm nhiều địa điểm khác mà không lo tốn thêm chi phí di chuyển.
Xe đạp: Nếu muốn có những trải nghiệm mới mẻ thì bạn có thể thuê xe đạp. Con đường đi đến chùa Thiên Mụ khá nắng nhưng rất đẹp, vừa đi vừa ngắm cảnh, chụp hình check in cũng khá thú vị. Tuy vậy, bạn chỉ nên đạp xe vào sáng sớm hoặc chiều mát để tránh nắng gắt, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu muốn có những trải nghiệm mới mẻ thì bạn có thể thuê xe đạp đến chùa Thiên Mụ
6. Lựa chọn địa điểm lưu trú khi đến du lịch Chùa Thiên Mụ
Tọa lạc tại vị trí trung tâm nên không khó để chúng ta tìm nơi lưu trú gần chùa Thiên Mụ. Bạn có thể lựa chọn các khách sạn, resort, homestay từ cao cấp đến bình dân. Nếu bạn muốn nghỉ dưỡng thì có thể chọn resort hoặc các khách sạn cao cấp, còn nếu muốn trải nghiệm thì bạn nên chọn khách sạn, homestay bình dân.
Bạn có thể tham khảo một vài khách sạn được nhiều du khách yêu thích như: Vinpearl Hotel Huế 5 sao, Charming Riverside, khách sạn Beaulieu Boutique, Eva Homestay.
7. Những lưu ý cần nhớ khi du lịch ở Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ không đặt ra nhiều quy định bắt buộc, tuy nhiên để chuyến tham quan được trọn vẹn bạn cần ghi nhớ một số lưu ý sau:
- Khi đến chùa bạn cũng cần ăn mặc lịch sự, kín đáo, tránh mặc trang phục hở hang, rách hoặc quá ngắn ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của chùa.
- Bạn nên “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên”, không nên nói chuyện to, đùa giỡn hay chửi tục trong khuôn viên chùa, làm ảnh hưởng đến những người xung quanh và sự thanh tịnh của chùa.
- Chuyến tham quan sẽ di chuyển nhiều trong thời gian dài nên bạn cần mang những đôi giày thoải mái, dễ vận động, đồng thời mang theo nước để uống.
- Nếu đi vào mùa nắng, bạn cần mang áo khoác, mũ, ô che nắng, kính râm để bảo vệ bản thân khỏi cái nắng của miền Trung, tránh bị cháy nắng, đen sạm.
>>>>>Xem thêm: Cung Nước: Giải đáp về tính cách, sự nghiệp và tình yêu
Nên mang trang phục lịch sự khi ghé thăm chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ là địa điểm đặc biệt mà bạn nên ghé thăm khi đến với xứ Huế. Địa điểm này hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị đấy, cùng lên lịch để khám phá nơi thiêng liêng này sớm nhất nhé!