Từ chối cũng là một trong những nghệ thuật sống, thể hiện lòng đắc nhân tâm của người từ chối, sao cho không gây buồn lòng đối phương. Vậy cách từ chối sao cho khéo? Chúng ta có nên nói “có” với tất cả đối tượng xung quanh không? Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu những cách từ chối sao cho khéo và không gây mất lòng người khác nhé!
Bạn đang đọc: Cách từ chối sao cho khéo và không gây mất lòng người khác
Contents
- 1 1. Đưa ra lý do hợp lý
- 2 2. Hãy nói lời cảm ơn
- 3 3. Giữ thái độ lịch sự khi nói lời từ chối
- 4 4. Tạm thời trì hoãn lời mời/ lời đề nghị
- 5 5. Từ chối qua tin nhắn
- 6 6. Luôn tôn trọng người mời/ người đề nghị
- 7 7. Không nên hứa hẹn nếu bản thân không muốn
- 8 8. Lảng tránh hoặc đánh lạc hướng
- 9 9. Trả lời nhanh chóng
- 10 10. Đề cập đến các mặt tích cực của câu chuyện
- 11 11. Đừng nói nước đôi
1. Đưa ra lý do hợp lý
Khi nhận được một lời mời, một lời đề nghị từ ai đó, dù đã nói lời từ chối khéo léo, tế nhị nhất. Tuy nhiên, điều đó vẫn khiến đối phương buồn lòng khi chưa biết được nguyên nhân, lý do thực sự dẫn đến lời từ chối kia.
Do đó, để lời từ chối trở nên thuyết phục hơn, bạn cần đưa ra lý do chính đáng để tránh làm buồn lòng đối phương. Hãy luôn thẳng thắn và trung thực với các lý do mình đưa ra. Đối phương sẽ thấy được tấm lòng của bạn mà hiểu và thông cảm cho lời từ chối của bạn hơn.
Ví dụ, người hàng xóm gửi bạn thiệp mời đám cưới cho bạn, tuy nhiên ngày hôm đó trùng lịch với một cuộc họp rất quan trọng tại công ty. Bạn có thể thành thật với lý do của mình và gửi lời chúc phúc đến hàng xóm cùng sự áy náy khi không thể tham dự.
2. Hãy nói lời cảm ơn
Nếu bạn đang từ chối một lời mời, hoặc một đề nghị có lợi cho bản thân từ bạn bè, hoặc gia đình, hãy nhớ kèm lời cảm ơn khi từ chối. Lời cảm ơn chân thành sẽ giúp người đề nghị cảm thấy được trân trọng, vì thế mà lời từ chối của bạn cũng có không khiến họ phiền lòng.
Trong nhiều trường hợp, câu cảm ơn kèm với lời từ chối của bạn khiến cho người đối phương cảm thấy thoải mái, bớt ngại ngùng và sẵn lòng hơn trong những dịp tiếp xúc sắp tới với bạn.
3. Giữ thái độ lịch sự khi nói lời từ chối
“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” là câu tục ngữ của ông bà lưu truyền từ xưa đến nay. Khi nói lời từ chối, bạn không chỉ phải lựa lời, lựa câu từ nói sao cho khéo léo, mà còn phải giữ thái độ lịch sự, nhã nhặn khi lắng nghe lời đề nghị và từ chối đối phương.
Thái độ mềm mỏng, lịch thiệp cùng câu từ khéo léo sẽ giúp lời từ chối của bạn trở nên nhẹ nhàng và dễ chấp nhận hơn. Ngoài ra, bạn cũng không nên nói “Không” ngay khi nhận được lời đề nghị. Điều này sẽ khiến đối phương hụt hẫng và tổn thương.
4. Tạm thời trì hoãn lời mời/ lời đề nghị
Nếu nhận được lời mời hoặc lời đề nghị quá nhiệt tình và chân thành, việc từ chối là rất khó khăn với chính bản thân bạn cũng như người nghe. Do đó, thay vì từ chối, bạn có thể tạm thời trì hoãn lời đề nghị/ lời mời sang một dịp khác thuận tiện hơn. Để lời trì hoãn thêm phần thuyết phục, bạn có thể đưa ra lý do cũng như tâm sự về cuộc sống của bản thân thời gian gần đây, để đối phương thêm hiểu và thông cảm hơn.
Tìm hiểu thêm: Người của công chúng là gì? Cách để thành người của công chúng
Việc tạm trì hoãn, không xác định thời gian cụ thể giúp cho cả hai đều cảm thấy thoải mái, không rơi vào tình thế khó xử và ngượng ngùng. Cách từ chối này cũng là mẹo hữu ích, giúp bạn duy trì được mối quan hệ tốt.
5. Từ chối qua tin nhắn
Nếu nhận được lời mời hoặc lời đề nghị qua tin nhắn, bạn có thể từ chối khéo léo thông qua tin nhắn điện thoại hoặc tính năng tin nhắn của các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Zalo hay Instagram…
Phương pháp này giúp bạn tránh nói lời từ chối trong các cuộc trò chuyện trực tiếp, giảm thiểu sự ngại ngùng và khó xử cho cả bạn và đối phương. Ngoài ra, việc gửi lời từ chối qua tin nhắn cũng ngắn gọn và nhanh chóng hơn, không làm mất thời gian của cả hai.
Tuy nhiên, khi soạn tin nhắn từ chối, bạn nên lựa chọn cách nói thật khéo léo, tinh tế để tránh ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ của cả hai.
6. Luôn tôn trọng người mời/ người đề nghị
Khi đối phương đưa ra lời đề nghị, lời mời với mình, điều này đồng nghĩa với việc, họ dành sự quan tâm, yêu mến cho mình. Chính vì vậy, khi từ chối, bạn nên giữ thái độ chân thành, nhẹ nhàng và lịch sự nhằm thể hiện sự tôn trọng tuyệt đối cho đối phương.
Tránh thái độ cười cợt hoặc to tiếng khi từ chối khiến người mời cảm thấy tổn thương và chính bản thân bạn cũng thấy ngại ngùng, không thoải mái trong những dịp gặp gỡ sau này.
7. Không nên hứa hẹn nếu bản thân không muốn
“Khi nào rảnh thì gặp”, “Mai mốt rãnh thì hẹn nhau nhé” là những câu nói cửa miệng quen thuộc của đa số người Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, những cuộc hẹn này có xu hướng không xảy ra và dần chìm vào quên lãng, trong sự mong chờ và hụt hẫng của đối phương.
Vậy nên, nếu bạn quá bận rộn với cuộc sống hàng ngày hay bạn không có hứng thú cho những cuộc hẹn tiếp theo, xin đừng hứa hẹn để tạo kỳ vọng và sự trông đợi cho người khác. Hãy tử tế, chân thành trong từng lần gặp gỡ nhau và nếu có duyên, ắt sẽ gặp lại.
8. Lảng tránh hoặc đánh lạc hướng
Mặc dù không phải là phương pháp từ chối lý tưởng nhất, tuy vậy cách đánh lạc hướng này vẫn phát huy hiệu lực tối đa khi được áp dụng trong mọi tình huống.
Ví dụ nếu bạn nhận được lời mời ăn uống từ người bạn đồng nghiệp và bạn đang bận việc gia đình. Thay vì nói lời từ chối thẳng thừng, bạn có thể khéo léo đánh lạc hướng đối phương bằng cách giới thiệu một đồng nghiệp khác có thể tham gia. Sau đó, bạn có thể trình bày lý do và lời từ chối của bản thân một cách nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.
Nói cách khác, đánh lạc hướng còn có thể hiểu là đưa ra đề xuất khác cho người mời, giúp họ có nhiều sự lựa chọn hơn và bản thân mình cảm thấy đỡ khó xử hơn khi từ chối.
9. Trả lời nhanh chóng
Khi bạn nhận được lời mời hoặc lời đề nghị từ ai đó mà bản thân không muốn tham gia, bạn thường ngập ngừng, lần lữa không biết phản hồi như thế nào. Chính vì thế mà những lời từ chối thường được gửi đi rất trễ, gây khó khăn cho người mời.
Do đó, phản hồi nhanh chóng, kịp thời cũng là một trong những cách từ chối sao cho khéo, đem lại sự thoải mái cho bản thân và thuận tiện cho cả đối phương. Một lưu ý nữa là bạn không nên giữ sự im lặng khi không muốn tham gia, điều này gây khó xử cho cả bạn và người mời.
10. Đề cập đến các mặt tích cực của câu chuyện
Khi nói lời từ chối, nhiều người có xu hướng thể hiện sự buồn bã, áy náy của bản thân khiến câu chuyện trở nên tiêu cực và ảm đạm hơn. Thay vào đó, bạn nên nói lời từ chối với thái độ đáng tiếc vì không thể tham gia, và nhanh chóng đề cập đến mặt tích cực của câu chuyện, chẳng hạn như: địa điểm đó hẳn rất đẹp, sự tụ họp chắc chắn rất vui và bày tỏ mong muốn bạn sẽ tham gia vào dịp khác thích hợp hơn.
11. Đừng nói nước đôi
Nhiều người thường không dám nói lời từ chối thẳng thắn vì sợ làm phiền lòng đối phương. Chính vì vậy, họ lựa chọn cách nói nước đôi, có nghĩa là không hoàn toàn từ chối nhưng cũng không hoàn toàn nhận lời. Họ sẽ thường dùng các cụm từ như “có lẽ”, “có thể”, hay “không chắc chắn”.
Lối nói nước đôi khiến người mời khó xử vì không biết tình hình thực tế bạn có tham gia hay không. Điều này khiến họ gặp khó khăn trong khâu chuẩn bị và tổ chức. Vậy nên, tránh nói nước đôi khi nhận được lời mời/ lời đề nghị, mà hãy thẳng thắn chia sẻ câu trả lời của bản thân để tạo sự thuận tiện cho cả hai.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách cho bột giặt và nước xả vào máy giặt giúp quần áo mềm thơm
Bài viết đã mô tả cụ thể các cách từ chối sao cho khéo léo, không gây buồn phiền cũng như tránh mất lòng đối phương. Trong cuộc sống thường ngày, những tình huống như thế thường xuyên xảy ra. Do đó, bạn nên bỏ túi phương pháp nói lời từ chối để giữ được hòa khí cho các mối quan hệ nhé!
Hy vọng chúng tôi đã cung cấp những thông tin bổ ích cho quý độc giả. Tiếp tục theo dõi Bloggiamgia.edu.vn ở những bài viết sắp tới nha!
Tham khảo
https://vnexpress.net/7-cach-tu-choi-loi-moi-kheo-leo-4485921.html