Bí kíp chinh phục Núi Chứa Chan – Nóc nhà của Đồng Nai

Rate this post

Đồng Nai một tỉnh thành thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam – Nơi sở hữu rất nhiều di tích lịch sử và các địa điểm du lịch tiềm năng. Nếu có dịp đến Đồng Nai, bạn đừng bỏ qua cơ hội chinh phục núi Chứa Chan – một địa điểm nổi tiếng dành cho người yêu thích hoạt động trekking leo núi tại vùng đất này nhé. 

Bạn đang đọc: Bí kíp chinh phục Núi Chứa Chan – Nóc nhà của Đồng Nai

Bí kíp chinh phục Núi Chứa Chan – Nóc nhà của Đồng Nai

Núi Chứa Chan – Nóc nhà của Đồng Nai

1. Tìm hiểu về núi Chứa Chan – Đồng Nai

Núi Chứa Chan còn được gọi với cái tên khác là núi Gia Lào. Núi Chứa Chan nằm ở thị trấn Gia Ray, thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Địa điểm này cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 100km. Núi Chứa Chan là ngọn núi cao thứ nhì Đông Nam Bộ, với chiều cao khoảng 837m, đây cũng là lý do núi Chứa Chan được mệnh danh là ‘’nóc nhà’’ của tỉnh Đồng Nai. 

Hiện nay, núi Chứa Chan đang là điểm đến mới lạ, thu hút nhiều bạn trẻ đam mê trekking và khám phá. Du khách khi tới đây cũng có thể thăm quan, lễ Phật ở chùa Gia Lào trên núi và cắm trại ngắm cảnh giữa thiên nhiên hoang sơ. 

2. Leo núi Chứa Chan vào thời điểm nào?

Khoảng thời gian lý tưởng nhất để thăm quan và leo núi Chứa Chan bắt đầu từ tháng 10 cho tới tháng 4 năm sau. Do lúc này vùng Đông Nam Bộ bước vào mùa khô, không còn nhiều những cơn mưa rào nặng hạt nên thời tiết sẽ đẹp hơn, phù hợp cho việc đi du lịch. 

Thời tiết tại Đồng Nai thường nóng bức quanh năm nhưng khi leo lên đến đỉnh núi Chứa Chan bạn sẽ có cảm nhận hoàn toàn khác. Khí hậu trên đỉnh núi rất thoáng đãng, nhiều gió mang lại cảm giác mát mẻ. Nếu cắm trại qua đêm trên núi thì bạn cần mang thêm áo khoác bởi đêm xuống nhiệt độ trên đỉnh núi sẽ xuống thấp, nhiệt độ hơi se lạnh. 

Bí kíp chinh phục Núi Chứa Chan – Nóc nhà của Đồng Nai

Nên leo núi Chứa Chan vào tháng 10 đến tháng 4 năm sau

3. Từ TP.HCM tới núi Chứa Chan bằng phương tiện nào?

Do khoảng cách không quá xa nên từ TP.HCM bạn có thể đi những phương tiện sau để tới núi Chứa Chan. 

3.1. Di chuyển bằng xe máy

Nếu thích đi phượt và có sẵn phương tiện cá nhân thì di chuyển bằng xe máy tới núi Chứa Chan khá tiện lợi. 

  • Bạn bắt đầu xuất phát từ hướng xa lộ Hà Nội đi về phía cầu Đồng Nai. 
  • Sau khi qua trạm thu phí, bạn rẽ phải vào quốc lộ 51 và đi thẳng cho tới đường Võ Nguyên Giáp. 
  • Đi hết đường Võ Nguyên Giáp, bạn rẽ vào quốc lộ 1A
  • Từ quốc lộ 1A, bạn tiếp tục đi đến Trảng Bom – Long Khánh. Khi tới vòng xuyến Long Khánh, bạn rẽ trái để vào đường Nguyễn Văn Bé
  • Từ đường Nguyễn Văn Bé đi thêm 1 đoạn bạn sẽ thấy ngã ba Ông Đồn. Có rất nhiều hàng gửi xe kiêm cho thuê đồ trekking leo núi. Bạn có thể gửi xe ở đây, đi vào thêm 200m là thấy đường leo lên núi. 

3.2. Đi bằng phương tiện công cộng

Một phương tiện an toàn và đỡ tốn sức hơn đó là xe buýt hoặc xe ô tô khách. Để tới núi Chứa Chan, bạn hãy đến bến xe miền Đông, hỏi các nhà xe có chạy tuyến đường Bình Thuận và Đức Linh. Các nhà xe đi tuyến đường này đều sẽ đi qua cổng chào du lịch của núi Chứa Chan nên bạn có thể xuống xe ngay tại đây rất tiện lợi. Đường lên chỗ leo núi cách cổng chào khoảng 2-3km nên bạn có thể bắt xe ôm để đi vào. 

4. Thời gian thăm quan và giá vé cáp treo

Nếu không phải là dân leo núi mà chỉ muốn đi chơi vãn cảnh thì những du khách đến với núi Chứa Chan vẫn có thể đi cáp treo lên thẳng chùa Gia Lào trên đỉnh núi. Vào ngày thường từ thứ hai đến thứ năm, cáp treo hoạt động từ 6h sáng tới 6h tối. Vào những ngày cuối tuần (Thứ sáu tới chủ nhật), các dịp đặc biệt và mùng 1 âm lịch, cáp treo hoạt động 24/24h. 

Bí kíp chinh phục Núi Chứa Chan – Nóc nhà của Đồng Nai

Ga cáp treo trên núi Chứa Chan

Giá vé cáp treo bạn có thể tham khảo như sau (tính đến năm 2023)

Giá vé đi cáp treo 1 chiều:

  • Chiều đi lên: Người lớn: 110.000đ/1 người/lượt. Trẻ em: Khoảng 60.000đ/1 người/lượt
  • Chiều đi xuống: Người lớn: 90.000đ/1 người/lượt. Trẻ em: Khoảng 50.000đ/1 người/lượt

Giá vé đi cáp treo khứ hồi:

  • Người lớn: 180.000 đồng/người
  • Trẻ em: 90.000 đồng/người. Miễn phí cho trẻ em dưới 0,9m. Trẻ em cao trên 1,2m giá vé như người lớn. 

5. Các cung đường leo núi

Do núi Chứa Chan khá cao nên cung đường leo núi cũng khó đi, dễ mất phương hướng dẫn đến lạc đường. Nếu bạn mới leo núi lần đầu thì sẽ cần người hướng dẫn leo cùng. Dưới đây là hai cung đường mà những người leo núi thành công đánh giá là ổn nhất:

Cung đường đi lên chùa Gia Lào: Cung đường này có các bậc thang dẫn đến chùa Gia Lào. Tuy có sẵn các bậc thang nhưng bạn phải leo một quãng đường rất dài khá mệt, chưa kể có một số chỗ vẫn cần người hướng dẫn. Bạn có thể đi men theo các bậc thang hoặc đi cáp treo đến chùa, sau đó từ chùa Gia Lào sẽ có con đường mòn để lên đỉnh núi. 

Cung đường cột điện: Cung đường này được nhiều dân trekking lựa chọn hơn cung đường lên chùa. Trải khắp sườn núi là những cây cột điện được đánh số, bạn chỉ cần nhớ và đi theo số cột điện là được. Để leo lên đỉnh núi bạn cần đi qua cột điện từ số 20 cho tới cột số 145. Trong đó, chỗ cột điện số 135 được coi là điểm dừng chân cắm trại và ngắm cảnh lý tưởng. 

Tìm hiểu thêm: Top 22 quán cafe quận 5 trăm góc sống ảo, view đẹp như Hồng Kông

Bí kíp chinh phục Núi Chứa Chan – Nóc nhà của Đồng Nai
Điểm dừng chân cắm trại đẹp trên núi Chứa Chan

6. Lý do nên đến núi Chứa Chan

Có rất nhiều lý do để bạn chinh phục Chứa Chan và trải nghiệm nhiều điều thú vị

Ngắm cảnh cực đẹp: Từ cung đường đi xe máy tới núi Chứa Chan cho tới phong cảnh khi nhìn xuống từ trên đỉnh núi đều vô cùng đẹp và nên thơ. Không những vậy bạn còn có thể cảm nhận được sự trong lành và không khí mát lạnh của nơi này, rất đáng để trải nghiệm. 

Check-in tại cột mốc 837m trên đỉnh núi: Bất cứ ai khi chinh phục nóc nhà Đồng Nai đều không thể thiếu ‘’chiến lợi phẩm’’ là bức hình chụp cùng cột mốc 837m. Cột mốc nằm trên một mỏm đá cao nhưng dễ leo lên, từ đây bạn có thể nhìn xuống khung cảnh phía bên dưới núi. 

Bí kíp chinh phục Núi Chứa Chan – Nóc nhà của Đồng Nai

‘’Chiến lợi phẩm’’ cột mốc 837m khi chinh phục đỉnh núi

Cắm trại trên núi: Trên đường leo núi, điểm cắm trại đẹp nằm ở gần cột điện 134 135, nơi đây có khoảng sân cỏ rộng thích hợp để dựng lều nghỉ ngơi, cắm trại. Ngoài khu này bạn cũng có thể cắm trại trên đỉnh núi, view này sẽ vô cùng đắt giá để bạn tha hồ check in có những bức hình đẹp lung linh.  

Vãn cảnh chùa Gia Lào: Khi đi leo núi Chứa Chan, ai ai cũng sẽ ghé chùa Gia Lào để vãn cảnh và lễ Phật. Ngôi chùa cổ kính này nằm trong một hang đá, với lối kiến trúc được uốn cong như một con rồng rất đặc biệt. Chùa Gia Lào cũng nổi tiếng linh thiêng, nhiều phật tử và du khách gần xa thường đến đây để cầu tự và tỏ lòng thành kính. 

7. Kinh nghiệm chinh phục núi Chứa Chan

Để đảm bảo an toàn, bạn hãy lưu ý một số vấn để dưới đây trên con đường chinh phục núi Chứa Chan nhé. 

  • Nước uống: Chuẩn bị đủ nước uống trong suốt hành trình leo núi là điều bắt buộc bạn phải nhớ. Nước giúp bạn duy trì thể lực, khiến bạn không bị mất nước, chóng mặt trên đường leo núi. Ngoài ra bạn cũng có thể chuẩn bị thêm một số đồ ăn nhẹ như bánh quy, lương khô để cung cấp năng lượng trong chuyến trekking 
  • Giày thể thao chống trơn trượt và áo mưa: Giày thể thao chống trơn trượt sẽ giúp bạn dễ di chuyển hơn ở những địa hình khó và giúp bạn không bị đau chân. Ngoài ra hãy mang theo áo mưa hoặc áo khoác gió vì càng lên cao độ ẩm càng lớn, dễ có sương mù hoặc mưa phùn. 

Bí kíp chinh phục Núi Chứa Chan – Nóc nhà của Đồng Nai

>>>>>Xem thêm: Top 7 cách xử lý áo da bị mốc, bạn đã biết chưa? 

Hãy chuẩn bị đủ đồ dùng cần thiết để chinh phục núi Chứa Chan

  • Thuốc, băng cá nhân: Một số loại thuốc và đồ dùng bạn nên mang theo để dự phòng đó là xịt chống côn trùng, băng dán vết thương, thuốc cảm, kẹo gừng ngậm ho. Đây đều là những vật dụng y tế cần thiết chuẩn bị cho việc leo núi. 

Trên đây là những thông tin về núi Chứa Chan và kinh nghiệm hữu ích khi leo núi. Hy vọng qua bài chia sẻ của Bloggiamgia.edu.vn, bạn sẽ biết thêm một điểm du lịch hấp dẫn gần Sài Gòn để có thêm nhiều trải nghiệm thú vị. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *