Trong quá trình đi học hay đi làm, hẳn bạn đã từng không chỉ một mà nhiều lần nghe qua thuật ngữ “brainstorming”. Vậy brainstorming là gì? Đóng vai trò như thế nào đối với nhóm và cá nhân? Cùng Bloggiamgia.edu.vn phân tích kỹ hơn về thuật ngữ này trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Brainstorming là gì? 5 bước thực hiện brainstorming hiệu quả
Contents
1. Brainstorming là gì?
“Brainstorming” khi dịch ra tiếng Việt thì có nghĩa là “động não”. Nói đúng hơn, thuật ngữ này đề cập đến phương pháp động não, khai thác một vấn đề theo nhiều chiều hướng khác nhau. Căn cứ vào những ý tưởng nảy sinh liên quan đến vấn đề cần giải quyết, người brainstorming sẽ cân nhắc những mặt lợi ích – tồn đọng để đưa ra giải pháp tốt nhất.
Brainstorming có thể thực hiện bởi một hoặc nhiều người. Trong thực tế, có nhiều ví dụ để bạn liên tưởng đến thuật ngữ “brainstorming”, chẳng hạn như khi trong một khoảnh khắc nào đó, bạn bất chợt nảy ra ý tưởng trang trí căn phòng của mình.
2. Nguồn gốc của thuật ngữ “Brainstorming”
Alex Osborn – Marketing SEO, được biết đến là “cha đẻ” của “brainstorming”. Ông đã đề cập đến thuật ngữ này trong cuốn sách “Applied Imagination” được xuất bản vào năm 1953.
Theo đó, ông mô tả rằng “brainstorm” là phương pháp hội ý giữa một nhóm người để thống nhất giải pháp cho một vấn đề của họ. Họ sẽ góp nhặt những ý kiến mà tất cả thành viên cùng đề xuất trong cùng một khoảng thời gian. Ngày nay, brainstorming được ứng dụng khá phổ biến trong giảng dạy hay bất cứ khi nào bạn muốn tìm phương án giải quyết vấn đề đang gặp phải.
3. Brainstorming có vai trò như thế nào đối với nhóm và cá nhân?
Sau khi giải thích được brainstorming là gì, chúng ta hãy cùng đi sâu vào phân tích vai trò của nó đối với nhóm và cá nhân.
3.1. Brainstorming nhóm
Alex Osborn đã từng đề cập đến brainstorm nhóm như cách mà ông đã sáng tạo ra phương pháp này. Ngày nay, brainstorm nhóm được ứng dụng rộng rãi trong học tập hay làm việc. Chẳng hạn như khi một nhóm cần tìm ý tưởng để thuyết trình hay phòng marketing hội ý để phát triển ý tưởng truyền thông sản phẩm mới, đây là những lúc brainstorm nhóm được phát huy.
Tuy nhiên trong quá trình brainstorm nhóm, ta cần lưu ý:
- Lựa chọn thời điểm thích hợp, bởi lẽ nếu bản thân bạn hay đồng nghiệp/cấp dưới đang có thể chất và tinh thần không tốt thì việc động não cũng sẽ không hiệu quả. Tốt nhất là bạn hãy dành ra khoảng 30 – 60 phút khi tất cả mọi người đều đã nạp đầy năng lượng để cùng động não.
- Lựa chọn những địa điểm lý tưởng như phòng họp cách âm, khu vực yên tĩnh không bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài gây xao nhãng.
- Lưu lại ý tưởng của toàn bộ thành viên để thảo luận và đề ra phương án tốt nhất.
- Nếu là trưởng nhóm, bạn hãy khuyến khích và tạo bầu không khí thoải mái để thúc đẩy mọi người đề xuất ý kiến của mình. Hay nói cách khác, để brainstorming thành công thì cần hai yếu tố quan trọng là tôn trọng và bình đẳng với nhau.
- Lắng nghe ý kiến của mọi người với một thái độ tích cực, sẵn sàng góp ý.
3.2. Brainstorm cá nhân
Bên cạnh brainstorm nhóm thì brainstorm cá nhân cũng là phương pháp mà mỗi chúng ta ai cũng đã từng trải qua. Để brainstorm cá nhân hiệu quả, bạn nên tham khảo những lời khuyên sau:
- Chọn nơi yên tĩnh, không bị tác nhân bên ngoài làm ảnh hưởng.
- Thả lỏng cơ thể và tập trung vào vấn đề đang suy nghĩ. Hãy tìm hiểu kỹ về vấn đề rồi xâu chuỗi những yếu tố liên quan, câu trả lời sẽ xuất hiện trong đầu nhanh hơn.
- Suy nghĩ rộng ra và đừng quên ghi chép lại những ý tưởng dù là “điên rồ” của mình.
- Thu thập ý tưởng để phác thảo nên bức tranh toàn cảnh, sau đó tiếp tục phân tích và phát triển chúng thành một tác phẩm hoàn thiện nhất.
Dù là theo nhóm hay cá nhân, brainstorming cũng khiến công việc của bạn được thúc đẩy nhanh hơn. Vì thế, đừng ngại ngần bày tỏ ý kiến của mình nhé!
Tìm hiểu thêm: Rồng phong thủy – Vật phẩm linh thiêng nâng tầm quyền lực
4. 5 bước thực hiện brainstorming hiệu quả
Vậy, các bước thực hiện brainstorming là gì để hiệu quả nhất? Bloggiamgia.edu.vn đã tổng hợp lại 5 bước quan trọng sau đây!
Bước 1: Xác định vấn đề cần brainstorming
Việc đầu tiên cần làm trước khi bắt đầu brainstorming đó chính là xác định vấn đề cần giải quyết. Hãy đặt ra trong đầu những câu hỏi chẳng hạn như: Vấn đề là gì? Điểm vướng mắc nằm ở đâu? Áp dụng công thức như thế nào để ra kết quả?
Vốn dĩ, brainstorming là phương pháp để bạn tìm ra đáp án cho những câu hỏi trên. Bất cứ khi nào gặp khó khăn trong xác định vấn đề, đừng ngần ngại đặt ra những câu hỏi cho bản thân.
Bước 2: Xác định những quy định trong quá trình brainstorming
Nếu brainstorm nhóm, bạn hãy xác định ai sẽ là trưởng nhóm và ai đảm nhận vị trí ghi chép toàn bộ những ý tưởng của mọi người. Trong đó, trưởng nhóm sẽ đóng vai trò chỉ đạo toàn bộ diễn biến buổi brainstorming.
Trong suốt quá trình brainstorming, cần thỏa thuận trước một số quy tắc như:
- Tôn trọng lẫn nhau.
- Mỗi người đều cần nói ra ý kiến của mình.
- Không làm phiền khi người khác đang suy nghĩ.
- Lưu ý đến thời gian tiến hành brainstorming.
- Biết lắng nghe và góp ý cho ý kiến của người khác.
Đặc biệt, hãy đặt ra quy tắc để bản thân có thể tập trung động não, không được nuông chiều bản thân quá mức dẫn đến lười suy nghĩ.
Bước 3: Mỗi người chia sẻ, sau đó ghi chép lại toàn bộ ý kiến
Nếu tổ chức brainstorming nhóm, từng người hãy lần lượt chia sẻ ý tưởng và suy nghĩ của mình. Công việc của thư ký là ghi chép lại toàn bộ ý kiến từ mọi người. Mỗi thành viên cũng nên ghi chép để có thể góp ý, phản hồi ý kiến của người khác. Đối với brainstorm cá nhân thì việc ghi chép cũng không phải là ngoại lệ.
Bước 4: Sàng lọc ý tưởng
Khi cá nhân hay mọi người đã chia sẻ xong ý kiến, việc tiếp theo là xem xét chúng cẩn thận, gộp những ý kiến giống nhau và loại những ý kiến không khả thi.
Bước 5: Đánh giá, phát triển ý kiến và đưa ra kết luận
Bước cuối cùng, mọi người sẽ đánh giá lại những ý tưởng một lần nữa để xem phương án nào hợp lý nhất, từ đó đưa ra kết quả cuối cùng.
5. Khi brainstorming cần tránh những điều gì?
Trong quá trình brainstorm nhóm và cá nhân, bạn cần lưu ý một số điều tránh làm như sau:
- Không tôn trọng suy nghĩ, ý kiến của nhau khiến xảy ra tranh cãi.
- Giữa những thành viên không có quyền bình đẳng trong việc chia sẻ.
- Địa điểm storming quá ồn ào, nhiều yếu tố tác động khiến bạn xao nhãng, khó tập trung.
- Thời điểm brainstorming không thích hợp.
- Mỗi thành viên trong nhóm chưa nắm được buổi brainstorming có mục đích gì hay vấn đề cần giải quyết là gì.
- Không nắm bắt, ghi chép lại những ý tưởng.
>>>>>Xem thêm: Dĩ hòa vi quý là gì? Làm thế nào để trở thành người dĩ hòa vi quý trong cuộc sống?
- Tư duy logic là gì? Cách rèn luyện kỹ năng tư duy logic cho bé
- Kỹ năng là gì? 10 kỹ năng cần có để thành công hơn trong cuộc sống
Trên đây là những giải đáp về thuật ngữ brainstorming là gì cũng như các bước thực hiện để có một buổi brainstorming hiệu quả. Qua bài viết, Bloggiamgia.edu.vn hy vọng bạn sẽ thành công trong việc đưa ra sáng kiến nhé!