ENFJ, còn được gọi là tính cách cho đi hoặc nhân vật chính, là một trong 16 loại tính cách được xác định bởi trắc nghiệm Myers-Briggs (MBTI). Vậy chính xác thì ENFJ là gì, tính cách đặc trưng ra sao và phù hợp với những ngành nghề nào? Hãy cùng tìm hiểu về nhóm tính cách ENFJ trong bài viết này nhé.
Bạn đang đọc: ENFJ là gì? Tính cách của họ như thế nào? Phù hợp với ngành nghề gì?
Contents
1. ENFJ là gì?
ENFJ là viết tắt của các từ Extraverted, iNtuitive, Feeling và Judging, lần lượt là hướng ngoại – trực giác – cảm xúc và đánh giá.
Những người có kiểu tính cách ENFJ thường được mô tả là ấm áp, hướng ngoại, chân thành và nhạy cảm. Trong tất cả các loại tính cách, ENFJ thường được coi là “con người của mọi người”. Họ có thể xây dựng tình bạn với tất cả các loại tính cách khác, ngay cả với những người hướng nội khó tiếp cận.
Vì khả năng cảm nhận được suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của người khác, ENFJ có thể gây ảnh hưởng và thậm chí thao túng người khác. Nhưng họ cũng cho thấy sự tốt bụng, mong muốn giúp đỡ người khác phát huy hết khả khả năng để trở nên tốt đẹp hơn. Cũng chính vì điều này mà ENFJ đôi khi được gọi là “Người cho đi”, “Nhân vật chính” hoặc “Người thầy”.
ENFJ là một trong những loại tính cách hiếm trong 16 loại tính cách, đặc biệt là đối với nam giới. ENFJ chỉ chiếm khoảng 2 – 3% dân số thế giới nói chung, trong đó 2% ở nam giới và 2% ở phụ nữ.
2. Tính cách đặc trưng của ENFJ như thế nào?
Mỗi một nhóm tính cách đều có những nét đặc trưng riêng, tạo nên sự khác biệt giữa nhóm này với nhóm khác. Ở nhóm tính cách ENFJ, chúng ta sẽ nhận thấy một số điểm đặc trưng như sau:
- Thu hút, thích trở thành trung tâm của sự chú ý
ENFJ là một người hướng ngoại, nhiệt huyết và ấm áp. Họ rất hòa hợp và dễ dàng cảm nhận được cảm xúc của người khác. Sự nhạy cảm và tinh tế của họ có thể thu hút sự chú ý của bất kỳ ai. Họ có kỹ năng giao tiếp thành thạo dù là trong đám đông lớn hay nhóm nhỏ.
- Thích giúp đỡ mọi người và có quan hệ rộng
Những người có tính cách ENFJ luôn mong muốn được giúp đỡ người khác phát huy hết tiềm năng của họ và họ cảm thấy hài lòng khi giúp đỡ những người xung quanh. ENFJ có xu hướng có nhiều mối quan hệ xã hội tốt vì họ biết cách để duy trì các mối quan hệ bền chặt và sẽ cố gắng hết sức để chăm sóc,giúp đỡ những người thân yêu của họ.
- Tình cảm, tốt bụng
ENFJ là những người hướng ngoại và thích dành thời gian cho người khác. Vì điều này, họ hiếm khi cô đơn. Họ cũng là người có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời, sống ấm áp, tình cảm.
ENFJ rất giỏi trong việc khuyến khích người khác trở nên tốt hơn. Họ không ích kỷ và thường quan tâm đến người khác đến mức họ có thể bỏ bê nhu cầu của bản thân. Tuy nhiên, ENFJ đôi khi có thể quá đồng cảm đến mức tham gia quá mức vào chuyện của người khác. Họ có xu hướng coi vấn đề của người khác là của mình.
Tuy nhiên, những người thuộc nhóm tính cách ENFJ cũng có xu hướng quá khắt khe với bản thân, đổ lỗi cho bản thân khi mọi việc diễn ra không như ý muốn và không đánh giá cao bản thân khi mọi việc diễn ra suôn sẻ.
- ENFJ là một người lãnh đạo giỏi
ENFJ rất giỏi trong việc gắn kết mọi người và tạo nên sự đồng thuận của các nhóm người khác nhau. Vì lý do này, họ có thể trở thành những nhà lãnh đạo xuất sắc và mang lại sự nhiệt huyết, thúc đẩy và truyền cảm hứng cho mọi người.
Họ có thể nhìn thấy các cơ hội, tiềm năng cải thiện những điểm yếu, phát huy ưu thế của người khác. Họ có thể hỗ trợ mọi người trở thành phiên bản tốt nhất của chính họ.
3. Điểm mạnh và điểm yếu của nhóm tính cách ENFJ là gì?
Hiểu được điểm mạnh, điểm yếu là cách để mọi người phát triển bản thân tốt đẹp và trở nên hoàn thiện hơn. Dưới đây là một số điểm mạnh, yếu của nhóm tính cách này.
3.1. Điểm mạnh của nhóm tính cách ENFJ
ENFJ sở hữu nhiều ưu điểm trong tính cách, giúp họ trở thành những người lãnh đạo giỏi và đáng tin cậy.
- Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác: Những người nhóm tính cách ENFJ là người có chính kiến nhưng họ cũng rất quan tâm đến ý kiến của người khác, sẵn sàng lắng nghe quan điểm của người khác. Những người này luôn cho phép người khác thể hiện bản thân một cách trọn vẹn. Ngay cả khi không đồng ý với ai đó, họ vẫn thể hiện sự tôn trọng với những điều mà người khác nói.
- Đáng tin cậy: Người thuộc nhóm tính cách này rất coi trọng chữ tín, trách nhiệm và niềm tin. Vì vậy họ là những người có thể được tin tưởng, đáng tin cậy. Những điều họ hứa sẽ cố gắng thực hiện và thể hiện trách nhiệm của họ với điều đó, ngay cả khi việc đó rất khó thực hiện.
- Đam mê và nhiệt huyết: Những người ENFJ là những người nhiệt huyết và đầy đam mê. Họ có thể tìm thấy hứng thú với mọi việc và rất vui khi theo đuổi sở thích của mình. Vì vậy, ENFJ hiếm khi cảm thấy chán nản và không có gì để làm.
Tìm hiểu thêm: Sơ đồ tư duy là gì? Đặc điểm, ứng dụng và cách tạo sơ đồ tư duy khoa học nhất
- Vị tha, sống tính cảm và tốt bụng: Người thuộc nhóm tính cách ENFJ thích được giúp đỡ người khác, thúc đẩy và truyền động lực cho mọi người. Họ cũng thích kết nối mọi người lại với nhau để làm nên những điều tốt đẹp.
- Lôi cuốn, quyết tâm và truyền cảm hứng: ENFJ thường cho thấy mình có tài lãnh đạo, thu hút và chinh phục người khác bằng cách truyền cảm hứng. Bằng sự tinh tế, vui vẻ, đầy năng lượng và tài giao tiếp tốt, những người này luôn lôi cuốn người khác về phía mình.
3.2. Điểm yếu của nhóm tính cách ENFJ
- Phi thực tế: Những người ENFJ thường tự gây áp lực cho bản thân, ép buộc mình sửa chữa mọi sai lầm mà họ gây ra. Nhưng cho dù họ có cố gắng đến đâu, thì việc họ giải quyết tất cả các vấn đề một cách hoàn hảo là điều không thực tế.
- Quá lý tưởng: Người thuộc nhóm tính cách ENFJ đều phân rõ ràng về điều gì đúng và điều gì sai. Họ nghĩ rằng mọi người đều giống như họ, dựa trên những nguyên tắc cơ bản này hoặc cần làm theo những nguyên tắc này trong mọi việc. Vì vậy, những người này thường cảm thấy tuyệt vọng nếu ai đó phạm phải các nguyên tắc sống mà họ đặt ra, chẳng hạn như sự thật hoặc công lý.
- Trịch thượng và thích “khai sáng” cho người khác: Những người có kiểu tính cách ENFJ thích dạy người khác. Đôi khi, những nỗ lực của họ trong việc “khai sáng” cho người khác sẽ bị coi là trịch thượng và khiến người khác cảm thấy khó chịu.
- Năng nổ quá mức: ENFJ rất nhiều năng lượng và có sự quyết tâm cao độ. Nhưng họ không nhận ra rằng không phải ai cũng năng nổ được như họ. Đôi khi, những người này thúc đẩy người khác thực hiện việc nào đó quá mức nhiệt tình, dù cho người đó không quan tâm.
- Đồng cảm quá mức: Lòng trắc ẩn là một trong những điểm mạnh nhất của loại tính cách ENFJ. Nhưng họ có xu hướng coi vấn đề của người khác là vấn đề của chính mình và tốn nhiều công sức, tình cảm, tâm trí vào đó để suy nghĩ, tìm cách giải quyết…Thói quen này có thể khiến họ kiệt quệ về thể chất và tinh thần, mệt mỏi hơn ngay cả khi đó không phải việc của mình.
4. Tính cách ENFJ phù hợp với nghề nghiệp gì?
ENFJ thích hợp với những nghề mà ở đó họ có thể giúp đỡ người khác và dành nhiều thời gian để tương tác với người khác. Nhờ có kỹ năng tổ chức và giao tiếp tốt, ENFJ có thể trở thành những nhà lãnh đạo và quản lý.
Họ giỏi tổ chức các hoạt động, giúp mỗi thành viên trong nhóm thể hiện được năng lực của họ và giỏi việc giải quyết xung đột giữa các cá nhân. ENFJ luôn ra sự hài hòa trong mọi tình huống, xoa dịu căng thẳng và giảm thiểu bất đồng giữa các nhóm người. Vì vậy, họ có thể làm các ngành nghề như:
- Cố vấn tài chính, kinh doanh
- Giáo viên, giảng viên
- Nhà tâm lý học, nhân viên xã hội
- Quản lý nguồn nhân lực
- Đại diện bán hàng
- Chuyên gia giáo dục sức khỏe
- Cố vấn trường học hoặc nghề nghiệp
- Giám đốc dịch vụ Xã hội hoặc cộng đồng
- Nhiếp ảnh, phóng viên, biên tập viên
- Chuyên gia, giám đốc quan hệ công chúng
- Đại lý bán bảo hiểm
- Môi giới bất động sản
- Quản lý nhà nghỉ, khách sạn
- Tiếp viên hàng không
- Nhà gây quỹ từ thiện
- Chuyên gia nhân sự
- Chuyên gia, giám đốc đào tạo hoặc phát triển
- Quản lý kinh doanh
- Bảo mẫu
- Huấn luyện viên thể hình
- Hòa giải viên pháp lý
- Luật sư
- Giám đốc dịch vụ y tế hoặc sức khỏe
- Đại diện bộ phận dịch vụ khách hàng
- Trợ lý điều hành
>>>>>Xem thêm: Top các mẫu tên đẹp dành cho bé gái
5. Những người nổi tiếng nào thuộc nhóm tính cách ENFJ?
Các bạn có thể tìm thấy một số người nổi tiếng sở hữu nhóm tính cách này.
- Oprah Winfrey – Nữ giám đốc truyền thông, nhà từ thiện Mỹ
- Giáo hoàng John Paul II – Giáo hoàng thứ 264 của Giáo hội Công giáo Rome, là người lãnh đạo tối cao của Vatican
- Maya Angelou – Nữ nhà thơ, tác giả da màu người Mỹ
- Margaret Mead – Nữ diễn giả, học giả, nhà nhân học văn hóa Mỹ
- Ralph Nader – một luật sư nổi tiếng của Mỹ được biết đến là đã tranh cử vào nhà trắng năm 2000 và 2004
- Phil McGraw – Tiến sĩ, nhà tâm lý học và MC chương trình truyền hình của Mỹ
- Martin Luther King, Jr – Mục sư, nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc phi, từng đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 1964.
- Abraham Maslow – Nhà tâm lý học nổi tiếng với học thuyết nhân cách nhu cầu
- Peyton Manning – Cầu thủ bóng đá người Mỹ có biệt danh là “ Cảnh sát trưởng”
- Barack Obama – Cựu tổng thống Mỹ – vị tổng thống thứ 44 của Mỹ
- Bono – Nhạc sĩ, ca sĩ, nhà hoạt động xã hội, doanh nhân người Ireland
- Elizabeth Bennet, nhân vật nữ chính trong tiểu thuyết “Kiêu hãnh và định kiến”
Giống như tất cả các loại tính cách, ENFJ có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Tính cách của ENFJ chính có xu hướng vị tha, quan tâm người khác và trung thành, nhưng đôi khi họ có thể bảo vệ và thao túng người khác quá mức. Họ quan tâm đến người khác và cố gắng giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn, nhưng điều này lại khiến họ bỏ bê nhu cầu của chính mình, thậm chí là cảm thấy áp lực. Nếu bạn chưa biết mình có thuộc nhóm tính cách ENFJ hay không, hãy thử kiểm tra xem nhé.
>>>Đọc thêm:
- ENTP là gì? Đặc trưng tính cách, điểm mạnh yếu của ENTP
- ISFP là gì? Đặc trưng tính cách và điểm mạnh, điểm yếu
- ISTP là gì? Nhóm tính cách ISTP nên chọn ngành nghề nào?
- INFP là gì? Nhóm tính cách INFP nên chọn ngành nghề nào mới tốt?