Âm thanh vòm là kỹ thuật tăng độ sâu và trung thực thông qua việc áp dụng các loa bao quanh vị trí ngồi của người nghe được sử dụng rộng rãi tại các rạp chiếu phim. Vậy bạn đã thật sự hiểu âm thanh vòm là gì, nguyên lý hoạt động và những ứng dụng của nó. Bloggiamgia.edu.vn sẽ bật mí ngay dưới đây!
Bạn đang đọc: Âm thanh vòm là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng vào cuộc sống
Contents
1. Âm thanh vòm là gì?
Âm thanh vòm hay Surround Sound là hệ thống loa sử dụng kỹ thuật làm tăng độ sâu và trung thực của âm thanh nhằm tái tạo không gian âm thanh hiệu quả giúp người nghe cảm nhận về âm thanh chân thực nhất.
Âm thanh vòm bắt đầu được con người ứng dụng vào năm 1940 trong đợt ra mắt bộ phim hoạt hình mới của hãng Disney tên Fantasia. Theo một vài ghi chép, Disney đã tạo ra âm thanh tiếng ong vo ve chân thật như thể nó đang xuất hiện trực tiếp trong không gian rạp.
2. Ưu, nhược điểm của âm thanh vòm
2.1. Ưu điểm
Nhìn chung, âm thanh vòm được ưa chuộng nhờ sở hữu những đặc tính riêng biệt:
- Âm thanh vòm đem lại những trải nghiệm tuyệt vời về âm thanh nhờ tạo ra không gian âm thanh 360 độ giúp người nghe trải nghiệm giống như đang có mặt trực tiếp và chứng kiến sự kiện, câu chuyện mà mình đang nghe.
- Người dùng có thể cảm nhận âm thanh một cách chân thật khi sử dụng âm thanh vòm để chơi game, xem phim, nghe nhạc…
- Trải nghiệm không gian âm thanh đa chiều tuyệt vời, từ đó tăng tính tương tác của người dùng với sản phẩm âm thanh vòm.
2.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, hệ thống âm thanh vòm cũng tồn tại một số khuyết điểm như:
- Chi phí đầu tư trang thiết bị cao: Để sử dụng âm thanh vòm chất lượng, bạn cần bỏ ra một khoản sắp các thiết bị âm thanh xịn xò như ampli, bộ giải mã, bố trí phòng nghe nhạc riêng hay loa chất lượng cao…
- Âm thanh vòm khá kén không gian. Nếu bạn sử dụng chúng tại các căn phòng có diện tích quá rộng hoặc quá chật thì có thể ảnh hưởng tới chất lượng vốn có của hệ thống âm thanh vòm.
- Quy trình cài đặt và vận hành đòi hỏi sự hiểu biết kiến thức về kỹ thuật. Tuy nhiên, đây là một điểm trừ đối với phái đẹp mù mờ về công nghệ.
3. Nguyên lý hoạt động của âm thanh vòm
Hiện có 4 cách tạo ra âm thành vòm:
3.1. Dựa vào quy luật phân tán âm thanh
Với phương pháp này, âm thanh vòm sẽ được tạo ra bởi việc phân tán âm thanh từ các loại loa vòm đặt xung quanh phòng nghe. Khi bạn bật chế độ xem, âm thanh phát ra từ các loa vòm sẽ truyền tới tai tạo cảm giác như đang trực tiếp lắng nghe tại hiện trường.
3.2. Kỹ thuật xử lý tín hiệu âm thanh
Tín hiệu âm thanh sẽ được các thiết bị âm thanh vòm xử lý trước khi phát ra bên ngoài. Các bước xử lý này bào gồm các bộ khuếch đại, bộ giải mã âm thanh. Nhiệm vụ của bộ giải mã âm thanh là xử lý tín hiệu âm thanh nổi nhằm tạo ra các kênh âm thanh vòm. Còn các bộ khuếch đại đảm nhận trọng trách tăng cường tín hiệu âm thanh trước khi chúng tiếp xúc với tai của bạn.
3.3. Tạo âm thanh vòm từ các kênh âm thanh
Theo cách này, âm thanh vòm sẽ được tạo ra nhờ việc sử dụng nhiều kênh âm thanh khác nhau như âm thanh 5.1 (5 loa vòm, 1 loa siêu trầm) hay âm thanh 7.1 (7 loa vòm, 1 loa siêu trầm) hoặc Dolby Atmos. Lúc này, các hệ thống loa vòm sẽ được đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong phòng để tạo ra các hiệu ứng âm thanh đa dạng, sống động.
4. Định dạng phổ biến của âm thanh vòm
4.1. Dolby Pro Logic
Định dạng Dolby Pro Logic ra đời từ những năm 90 của thế kỷ XX và thường được sử dụng cho các rạp chiếu phim tại nhà. Vào thời điểm đó, định dạng âm thanh này được chọn là tiêu chuẩn cho các băng VHS. Hiện nay, Dolby Pro Logic vẫn được ứng dụng cho phát sóng tín hiệu analog hoặc TV.
Kiểu định dạng này gồm 4 kênh, trong đó có 2 kênh độc lập chứa băng thông toàn dải cho 2 kênh ma trận và 2 loa trước. 1 kênh ma trận toàn dải sẽ sử dụng cho loa trung tâm và kênh còn lại được dùng cho 2 loa surround.
4.2. Dolby Digital
Dolby Digital là loại định dạng âm thanh vòm phổ biến nhất với ưu điểm hỗ trợ phát âm thanh kỹ thuật số theo 6 kênh riêng biệt. Trong đó, 5 kênh độc lập gồm loa trung tâm, loa phải trước, loa trái và 2 loa nằm ở 2 bên và 1 kênh chuyên tần số thấp dùng cho loa siêu trầm.
4.3. Digital Theatre System
Định dạng Digital Theatre System cho phép mỗi loa sẽ sở hữu 1 kênh độc lập nhằm đem lại chất lượng âm thanh tốt hơn Dolby Digital. Định dạng này thường xuất hiện trong những đĩa phim DVD hoặc phim chiếu rạp với 6 kênh gồm 5 loa thường và 1 loa siêu trầm.
Tìm hiểu thêm: Thủ tục làm, đổi thẻ căn cước công dân gắn chíp mới nhất 2024
4.4. THX
THX là định dạng âm thanh được công ty Lucasfilm Ltd. phát triển. Tới ngày nay, định dạng này được sử dụng rộng rãi trong ngành giải trí như rạp chiếu phim hoặc rạp chiếu phim tại gia.
Định dạng THX cung cấp chất lượng âm thanh tiêu chuẩn về tần số, độ lệch pha, âm lượng cho các hệ thống âm thanh vòm và đòi hỏi các loa vòm phải được đặt ở vị trí khoa học để mang lại hiệu ứng âm thanh tốt nhất.
5. Ứng dụng của âm thanh vòm trong cuộc sống
Hiện nay, âm thanh vòm được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực nghệ thuật, điện ảnh và thường xuyên xuất hiện tại các rạp chiếu phim nhằm tạo cảm giác chân thật, gay cấn, sống động về âm thanh và hình ảnh cho khán giả.
Các buổi concept biểu diễn văn nghệ hay các vở kịch diễn trực tiếp trên sân khấu cũng có thể sử dụng kỹ thuật âm thanh vòm nhằm mang đến cho khán giả những giai điệu sâu lắng nhất. Không những thế, hệ thống âm thanh vòm còn được ứng dụng cho các công nghệ tích hợp trên thiết bị công nghệ như loa, máy trò chơi điện tử…
6. Gợi ý một số loa sử dụng âm thanh vòm
6.1. Hệ thống âm thanh vòm 2.1
Đúng như tên gọi 2.1 hệ thống này gồm 2 loa vệ tinh cùng 1 loa sub có khả năng xử lý âm trầm để tạo ra những âm thanh bass nổi chất lượng cao
Có một lưu ý là hệ thống âm thanh này chỉ tạo ra âm thanh ở mức độ tạm ổn và không thể so sánh với các dàn karaoke cho gia đình.
6.2. Hệ thống âm thanh vòm 5.1
Dàn 5.1 có tất cả 6 kênh âm thanh với 5 loa vệ tinh và 1 loa sub được phân công nhiệm vụ cụ thể:
- 1 loa trung tâm đóng vai trò chủ đạo giúp tái tạo âm thanh và phát lại âm thanh ra bên ngoài.
- 2 loa trước phát ra âm thanh ở 2 bên phải và trái kết hợp với loa trung tâm tạo những âm thanh cơ bản.
- 2 loa vòng hỗ trợ tái tạo độ chân thật của âm thanh như tiếng bước chân, chim hót hay vỗ tay.
- 1 loa siêu trầm giữ nhiệm vụ phát những âm thanh có tần số trong khoảng 20 – 200 Hz.
So với hệ thống âm thanh vòm 2.1 thì hệ thống 5.1 có nhiều ưu điểm vượt trội hơn, âm thanh phát ra mượt và có độ sinh động cao hơn.
>>>>>Xem thêm: Mệnh Kim nên mang gì trong người để mang lại may mắn?
6.3. Hệ thống âm thanh từ 6.1 trở lên
Hiện có nhiều hệ thống âm thanh cao cấp cho bạn lựa chọn như 6.1 (6 loa, 1 loa siêu trầm), 7.1 (7 loa, 1 loa siêu trầm)… Loa có số càng cao thì chất lượng âm thanh càng chuẩn. Tùy thuộc vào nhu cầu và kích thước của căn phòng mà bạn có thể đưa ra lựa chọn hợp lý nhất.
Hy vọng qua những thông tin về âm thanh vòm là gì được Bloggiamgia.edu.vn nêu trên, bạn đã nắm đủ kiến thức về nguyên lý hoạt động và ứng dụng vào thực tế. Mong rằng sau bài viết, bạn có thể tìm được hệ thống âm thanh phù hợp với bản thân nhé!
>>>Xem ngay:
- Cách làm phòng cách âm đơn giản hiệu quả cao
- Cách âm phòng ngủ là gì? Các cách thực hiện đơn giản, hiệu quả