Thiên kiến là gì? Phân loại các thiên kiến thường gặp và ý nghĩa đặc biệt

Rate this post

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường phải đối mặt với nhiều vấn đề đòi hỏi sự tư duy và đánh giá. Tuy nhiên, quá trình này có thể bị ảnh hưởng bởi những thiên kiến nhận thức khó nhận ra. Đây là những yếu tố gây rối loạn tư duy khi chúng ta tiếp nhận và xử lý thông tin, làm ảnh hưởng đến các quyết định và đánh giá của mỗi người.

Bạn đang đọc: Thiên kiến là gì? Phân loại các thiên kiến thường gặp và ý nghĩa đặc biệt

Vậy thiên kiến là gì? Có những dạng thiên kiến nhận thức nào? Để có thể ngăn chặn chúng một cách phù hợp và tránh ảnh hưởng đến tư duy, bạn đừng bỏ lỡ bài viết sau đây của Bloggiamgia.edu.vn nhé.

Thiên kiến là gì? Phân loại các thiên kiến thường gặp và ý nghĩa đặc biệt

Thiên kiến là một trong những yếu tố gây rối loạn tư duy

1. Thiên kiến là gì?

Mặc dù đã nghe nhắc qua nhiều lần nhưng không có quá nhiều người biết rõ thiên kiến là gì. Thực chất, thuật ngữ này dùng để chỉ cách tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và đơn giản. Điều này có thể được giải thích một cách đơn giản, với lượng thông tin lớn tiếp nhận mỗi ngày, bản thân chúng ta không thể phân tích kỹ lưỡng tất cả, thay vì vậy mọi người thường phải đưa ra những quyết định nhanh chóng. 

Thiên kiến nhận thức đôi khi có thể giúp tiết kiệm thời gian giải quyết vấn đề nhưng đôi khi nó cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Nên nhớ rằng việc dựa vào các thiên kiến có thể khiến cho việc phát triển tư duy phản biện bị trở ngại – đây là một kỹ năng quan trọng trong thế kỷ 21.

2. Phân loại các loại thiên kiến nhận thức phổ biến

2.1. Thiên kiến xác nhận (hay còn gọi là Confirmation bias)

Thiên kiến xác nhận là một hiện tượng tâm lý mà bản thân mỗi người thường có khuynh hướng chỉ chú ý đến những thông tin phù hợp với quan điểm hay niềm tin của mình. Đặc biệt, chúng ta thường bỏ qua hoặc giảm nhẹ những thông tin trái ngược với suy nghĩ.

Ví dụ: Bạn có một niềm tin rằng người thuận tay trái thường có khả năng sáng tạo vô cùng tuyệt vời. Chính vì vậy, khi gặp một người vừa thuận tay trái lại vừa giàu sức sáng tạo, bạn sẽ cho rằng đó là minh chứng cho niềm tin của mình, đồng thời bỏ qua hết những yếu tố khác.

Thiên kiến là gì? Phân loại các thiên kiến thường gặp và ý nghĩa đặc biệt

Thiên kiến xác nhận là hiện tượng bạn cho rằng suy nghĩ của bản thân là đúng

2.2. Khuynh hướng lạc quan (hay còn gọi là Optimism bias)

Optimism bias là một hiện tượng tâm lý mà con người thường có xu hướng lạc quan quá mức. Những người này thường đánh giá thấp khả năng gặp phải những điều không mong muốn. Họ thường cho rằng kết quả tích cực sẽ đến với mình.

Optimism bias có thể ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của mỗi người, khiến chúng ta bỏ qua những rủi ro tiềm ẩn và không thể đưa ra những quyết định không khôn ngoan. Đó chính là lý do vì sao mỗi người đều cần có sự điều chỉnh phù hợp.

Ví dụ: Bạn chủ quan và luôn nghĩ rằng bản thân mình không cần phải tích lũy một khoản tiền dự phòng và luôn chi tiêu hết mức có thể, chính vì thế nên nếu chẳng may gặp phải một tình huống khó khăn hoặc khẩn cấp, bạn sẽ không có đủ nguồn lực để đối phó.

2.3. Khuynh hướng tiêu cực (hay còn gọi là Pessimism bias)

Khuynh hướng tiêu cực là một sai lầm trong nhận thức, nó khiến chúng ta có xu hướng đánh giá cao xác suất xảy ra những điều không mong muốn và đánh giá thấp xác suất gặp phải những điều tốt đẹp.

Chính điều này có thể gây ra những quyết định không hợp lý. Ngoài ra, khuynh hướng tiêu cực quá mức còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc của mỗi người.

Thiên kiến là gì? Phân loại các thiên kiến thường gặp và ý nghĩa đặc biệt

Khuynh hướng tiêu cực là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn đối diện với nhiều nguy cơ xấu

Ví dụ: Sắp đến, bạn sẽ có một cuộc phỏng vấn xin việc. Bạn có đủ năng lực cho công việc đó và đã từng trải qua nhiều cuộc phỏng vấn thành công trước đây, nhưng khuynh hướng tiêu cực khiến bạn lo sợ rằng bạn sẽ thất bại. Điều này có thể làm giảm tự tin của bạn và ảnh hưởng đến kết quả buổi phỏng vấn.

2.4. Ngụy biện trong lập luận (hay còn gọi là Logical fallacy)

Ngụy biện là một hình thức lập luận sai lầm dựa trên những suy luận thiếu logic, không hợp lý. Logical fallacy thường được mọi người sử dụng với mục đích đạt được lợi ích trong tranh luận hoặc đối thoại bằng cách làm méo mó sự thật, làm cho sai trở thành đúng hoặc đúng trở thành sai.

Một số nguyên nhân khiến chúng ta dễ mắc phải ngụy biện trong lập luận là do tâm lý muốn thắng cuộc, hoặc bị ảnh hưởng bởi cách lý luận của các phương tiện truyền thông,… Thói quen xấu này có thể khiến mỗi người dễ mất đi những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống.

2.5. Khoảng cách thấu cảm (hay còn gọi là Empathy gap)

Empathy gap là hiện tượng một người không thể thấu hiểu được cảm xúc của người khác khi họ đang ở trong những trạng thái tâm lý khác nhau. Điều này có thể ảnh hưởng đến quyết định của họ và gây ra sự bất đồng.

Ví dụ: Bạn là một người điềm tĩnh khi gặp phải bất kỳ vấn đề nào đó, vì thế nên bạn dường như không thể cảm thông với sự lo lắng và bối rối của người bên cạnh vì nghĩ rằng họ đang phản ứng quá đáng.

Tìm hiểu thêm: Bạn đã biết Top 15 cửa hàng bán cháo dinh dưỡng tại TP. Vinh chưa?

Thiên kiến là gì? Phân loại các thiên kiến thường gặp và ý nghĩa đặc biệt
Những người điềm tĩnh thường cảm thấy chán ghét phản ứng thái quá của người bên cạnh

2.6. Hiệu ứng sai lệch thông tin (hay còn gọi là Misinformation effect)

Đây là hiện tượng trí nhớ về một sự kiện đã bị can thiệp hoặc thay đổi bởi những thông tin sau sự kiện. Khi được yêu cầu gợi nhớ lại những gì đã xảy ra, chỉ cần câu hỏi có một thông tin không chính xác hoặc gây hiểu lầm, trí nhớ ban đầu sẽ bị ảnh hưởng và dẫn đến sự sai lệch.

2.7. Hiệu ứng đóng khung (hay còn gọi là Framing effect)

Hiệu ứng đóng khung (Framing effect) xảy ra khi quyết định của chúng ta bị biến đổi do cách thông tin được diễn đạt thiếu sự chính xác. Mặc dù cùng một thông tin nhưng phản ứng nhận lại được có thể khác nhau tùy thuộc vào cách trình bày.

2.8. Thành kiến về giới (hay còn gọi là Gender bias)

Đây là hiện tượng đánh giá một cá nhân hoặc một nhóm dựa trên giới tính của họ. Hiểu một cách đơn giản là mọi người thường có xu hướng ưu ái giới tính này hơn giới tính kia. Trong xã hội hiện đại (đặc biệt là môi trường công sở), thành kiến về giới thường biểu hiện qua việc ưu tiên nam giới.

Thiên kiến là gì? Phân loại các thiên kiến thường gặp và ý nghĩa đặc biệt

Việc cho rằng nam giới có tài lãnh đạo hơn nữ giới là một nhận định hoàn toàn sai lầm

Ví dụ: Rất nhiều quan điểm cho rằng phụ nữ không có năng lực lãnh đạo như đàn ông, bởi họ dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc.

2.9. Khuynh hướng khuôn mẫu (hay còn gọi là Stereotyping)

Stereotyping là một thuật ngữ dùng để chỉ việc gán những đặc điểm chung cho một nhóm xã hội nào đó. Những đặc điểm này có thể bao gồm tính cách, sở thích, ngoại hình hoặc khả năng của các thành viên trong nhóm. 

Ví dụ: Khi nghe về ngôi trường A, mọi người đều nghĩ rằng những học sinh ở đó đều giàu có, học giỏi và kiêu ngạo mà thực tế lại không có bằng chứng nào để xác nhận điều đó.

2.10. Thiên lệch kẻ sống sót (hay còn gọi là Survivorship bias)

Thiên lệch kẻ sống sót (Survivorship bias) là một sai lầm logic khi chúng ta đánh giá một tình huống nào đó dựa trên sự thành công của những cá thể (hoặc một nhóm người) mà không xem xét những cá thể hay nhóm cá thể khác. Điều này có thể dẫn đến những kết luận sai lầm do thiếu dữ liệu hoàn chỉnh.

Ví dụ: Rất nhiều người cho rằng Bill Gates hay Mark Zuckerberg có thể thành công mặc dù bỏ học, trong khi lại bỏ qua những trường hợp rất nhiều người khác cũng đã bỏ học nhưng lại không thành công.

2.11. Thiên kiến vị kỷ (hay còn gọi là Self-serving bias)

Đây là một hiện tượng tâm lý mà trong đó một người có xu hướng đề cao bản thân, luôn cho rằng thành công hôm nay là đến từ sự cố gắng và năng lực của bản thân mình. Trong khi đó, nếu chẳng may gặp phải kết quả không mong muốn, họ thường đổ lỗi cho những tác nhân bên ngoài.

Thiên kiến là gì? Phân loại các thiên kiến thường gặp và ý nghĩa đặc biệt

>>>>>Xem thêm: Tổng hợp top 11 quán nhậu quận 3 nhất định phải thử

Thiên kiến này thường xảy ra ở những người đề cao bản thân

2.12. Hiệu ứng hào quang (hay còn gọi là Halo effect)

Hiệu ứng hào quang (Halo effect) sẽ xảy ra khi bạn có ấn tượng tốt về một người và mặc định rằng mọi thứ từ người ấy đều tốt đẹp.

3. Lời kết

Như vậy bạn cũng đã biết thiên kiến là gì và cách phân loại chúng rồi phải không? Để chắc chắn rằng bản thân có những suy nghĩ và quyết định đúng đắn, bạn cần phải biết cách ngăn chặn những thiên kiến này xảy ra một cách hiệu quả nhé.

Nguồn tham khảo: https://vietcetera.com/vn/12-thien-kien-thuong-gap-nguyen-nhan-cua-nhung-sai-lam-ban-dang-mac-phai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *