Sơ đồ tư duy là gì? Đặc điểm, ứng dụng và cách tạo sơ đồ tư duy khoa học nhất

Rate this post

Ngắn gọn và mang tính ứng dụng cao, sơ đồ tư duy từ lâu đã trở thành công cụ tóm tắt hàng đầu, hỗ trợ ghi nhớ thông tin trong nhiều lĩnh vực. Bài viết sau đây của Bloggiamgia.edu.vn sẽ giúp bạn nắm trọn kiến thức về sơ đồ tư duy cũng như biết cách xây dựng một biểu đồ cá nhân khoa học nhất.

Bạn đang đọc: Sơ đồ tư duy là gì? Đặc điểm, ứng dụng và cách tạo sơ đồ tư duy khoa học nhất

1. Sơ đồ tư duy là gì?

1.1 Định nghĩa

Sơ đồ tư duy (hay Mindmap) là một công cụ ghi chú ý tưởng/thông tin dưới dạng trực quan, ưu tiên sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, rõ ràng và hình ảnh minh họa sinh động, lôi cuốn. Sơ đồ này hướng đến việc diễn giải các nhiệm vụ, khái niệm hoặc định nghĩa theo hướng đơn giản hóa, giúp vấn đề trở nên dễ tiếp cận hơn. Thông qua đó, người dùng có thể nhanh chóng nắm bắt, ghi nhớ cũng như khái quát lại toàn bộ nguồn tin ban đầu.

Sơ đồ tư duy là gì? Đặc điểm, ứng dụng và cách tạo sơ đồ tư duy khoa học nhất

Sơ đồ tư duy là công cụ ghi chú ý tưởng/thông tin dưới dạng trực quan

1.2 Phân loại

Các dạng sơ đồ tư duy được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

– Sơ đồ tư duy mạng nhện: thông qua cách kết hợp hình ảnh và màu sắc đầy sáng tạo, dạng sơ đồ mạng nhện sẽ giúp bạn ‘thu gọn’ vấn đề, đồng thời đưa ra góc nhìn tổng quan một cách logic, dễ hiểu 

– Sơ đồ tư duy quy trình (Flow Map): kiểu sơ đồ này đặc trưng bởi lối thiết kế theo chiều dọc hoặc ngang, phù hợp để vận dụng khi người dùng sắp xếp bày thông tin theo một trình tự cụ thể nào đó. Theo các nghiên cứu khoa học, quá trình thống nhất hình thức nói trên sẽ góp phần kích thích não bộ và tăng cường khả năng tiếp thu đáng kể

Sơ đồ tư duy là gì? Đặc điểm, ứng dụng và cách tạo sơ đồ tư duy khoa học nhất

Sơ đồ tư duy được chia thành nhiều dạng khác nhau

– Sơ đồ tư duy vòng tròn (Circle Map): được tạo nên bởi hai vòng tròn có kích thước khác nhau. Trong đó, vòng tròn nhỏ hiển thị ý tưởng trọng tâm/chủ đề chính, còn vòng tròn lớn bao bọc bên ngoài sẽ diễn tả các ý phụ nhằm giải thích hoặc bổ sung thêm

– Sơ đồ tư duy hệ thống: đây là kiểu hình phức tạp nhất, cho phép cá nhân hệ thống lại toàn bộ thông tin, tạo mối liên kết giữa các khái niệm trước khi đi vào phân tích một khía cạnh nào đó của vấn đề

– Sơ đồ tư duy hình cây (Treemap): ưu điểm của loại hình này là không giới hạn về số lượng nhánh, hỗ trợ người dùng thỏa sức liệt kê nội dung thông tin một cách trọn vẹn và đầy đủ. Đối tượng sử dụng Treemap thường là học sinh, sinh viên, thuận tiện cho việc hệ thống lại những kiến thức đã học

2. Lợi ích của sơ đồ tư duy

2.1 Đối với giáo viên, học sinh, sinh viên

Đối với những đối tượng là giáo viên, học sinh và sinh viên, sơ đồ tư duy góp phần:

– Phương tiện truyền tải tối ưu giúp giáo viên trình bày bài giảng ngắn gọn, hấp dẫn và thú vị 

– Tạo điều kiện cho các bạn học sinh, sinh viên tự sắp xếp lại kiến thức theo cách hiểu của mình, qua đó khơi gợi hứng thú học tập và kích thích não bộ ghi nhớ nội dung bài học lâu hơn

Sơ đồ tư duy là gì? Đặc điểm, ứng dụng và cách tạo sơ đồ tư duy khoa học nhất

Sơ đồ tư duy giúp ích đáng kể cho công tác giáo dục và học tập

2.2 Đối với công tác quản lý

– Đơn giản hóa quá trình truyền đạt thông tin giữa các cấp, đảm bảo sự rành mạch và rõ ràng khi bàn giao nhiệm vụ

– Giúp người quản lý nắm được toàn bộ kế hoạch, định hướng công việc cụ thể đồng thời hỗ trợ phân bổ thời gian thực hiện một cách hiệu quả

3. Ưu – nhược điểm của sơ đồ tư duy

3.1 Ưu điểm

– Tổng hợp và xâu chuỗi lại toàn bộ thông tin, giúp người dùng dễ dàng nắm bắt vấn đề đồng thời nâng cao hiệu suất làm việc đáng kể

– Phác thảo và khai triển các ý tưởng/chiến lược mới trong thời gian ngắn với tốc độ nhanh

– Hỗ trợ quá trình ghi nhớ và gợi nhớ thông tin hiệu quả hơn

Sơ đồ tư duy là gì? Đặc điểm, ứng dụng và cách tạo sơ đồ tư duy khoa học nhất

Sử dụng sơ đồ tư duy giúp quá trình ghi nhớ và gợi nhớ thông tin diễn ra hiệu quả hơn

3.2 Nhược điểm

– Thông tin trên sơ đồ tư duy được trình bày theo logic của người khởi tạo, do đó gây khó khăn phần nào cho những người chỉ tiếp xúc với sơ đồ chứ không trực tiếp tạo ra nó

– Không thực sự phù hợp với những người suy nghĩ theo lối tưởng tượng và trực quan

4. Những nguyên tắc cần nhớ giúp xây dựng sơ đồ tư duy khoa học

4.1 Xác định ý chính và nội dung trọng tâm

Ở đây, ý chính (hay nội dung trọng tâm) được hiểu là chủ đề cốt lõi được đề cập thông qua sơ đồ tư duy. Nói cách khác, đây vốn là từ khóa chính – nền tảng để bạn bước đầu triển khai các nội dung bổ trợ – tức các nhánh con của sơ đồ. Vì thế, để không bị lạc đề hoặc sa đà vào diễn giải những khía cạnh ít quan trọng, người dùng bắt buộc phải xác định đúng ý chính mà mình đang cần khai triển. Khi vẽ sơ đồ tư duy, hãy viết ra nội dung này ở phần trung tâm trước khi tìm cách liên hệ nó với các ý phụ còn lại.

Tìm hiểu thêm: Review 15+ đồ ăn vặt Trung Quốc được giới trẻ săn lùng

Sơ đồ tư duy là gì? Đặc điểm, ứng dụng và cách tạo sơ đồ tư duy khoa học nhất
Người dùng cần xác định đúng nội dung trọng tâm của sơ đồ tư duy

4.2 Sử dụng từ khóa và phân loại nhánh

Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất giúp bạn xây dựng được một sơ đồ tư duy khoa học chính là sử dụng và liên tục lồng ghép các từ khóa quan trọng, có liên kết với toàn bộ chủ đề. Bên cạnh đó, hãy nhớ phân loại nhánh thật chính xác thông qua các keyword hoặc nhãn dán riêng. Điều này sẽ giúp cho việc đọc hiểu diễn ra trơn tru hơn

4.3 Thêm/tách nhánh khi cần thiết

Sau khi đã xác định được ý chính, bạn cần hình dung và phác họa nên hệ thống các nhánh phụ phù hợp. Do sơ đồ tư duy không bị giới hạn về số nhánh bổ sung nên người dùng có thể tùy ý thêm/tách nhánh nhằm nổi bật lên trọng điểm vấn đề

Sơ đồ tư duy là gì? Đặc điểm, ứng dụng và cách tạo sơ đồ tư duy khoa học nhất

Người dùng có thể tùy ý phân tách các nhánh con khi vẽ sơ đồ tư duy

4.4 Dùng màu sắc riêng cho từng nhóm nội dung

Bên cạnh việc giản lược nội dung, bạn cũng nên sử dụng các màu sắc riêng cho những nhánh trong sơ đồ. Hành động này được tổ chức dựa trên mức độ kích thích của não đối với màu sắc, góp phần thúc đẩy quy trình phân tích, đánh giá cũng như tổng hợp dữ kiện của người dùng

4.5 Chèn thêm hình ảnh minh họa

Cuối cùng, để sơ đồ tư duy của bạn trở nên sinh động và bắt mắt hơn, hãy thử ‘biến hóa’ đôi chút với những hình ảnh minh họa thật nổi bật. Nhân tố thú vị này sẽ giúp gia tăng đáng kể tốc độ truyền tin đến đối tượng tiếp nhận, đồng thời khiến bản vẽ trở nên sáng tạo, cuốn hút hơn

Sơ đồ tư duy là gì? Đặc điểm, ứng dụng và cách tạo sơ đồ tư duy khoa học nhất

Chèn thêm hình minh họa để sơ đồ trở nên sinh động hơn

5. Cách tạo sơ đồ tư duy đẹp

Nhìn chung, quy trình vẽ sơ đồ tư duy tương đối đơn giản, chủ yếu bao gồm các bước:

– Bước 1: Xác định đề tài/vấn đề và từ khóa chính

– Bước 2: Xem xét đề tài để chọn được dạng sơ đồ tối ưu nhất

– Bước 3: Vẽ các nhánh chính (hay còn gọi là luận điểm chính/nhánh cấp 1)

– Bước 4: Vẽ hệ thống nhánh phụ để giải thích, trình bày thông tin trong nhánh chính

– Bước 5: Điều chỉnh, sắp xếp lại tổng thể sơ đồ tư duy

– Bước 6: Tô màu và lồng ghép thêm hình minh họa

Sơ đồ tư duy là gì? Đặc điểm, ứng dụng và cách tạo sơ đồ tư duy khoa học nhất

>>>>>Xem thêm: Danh dự là gì? Phải làm gì khi bị bôi nhọ và xúc phạm danh dự

Bạn có thể tạo sơ đồ tư duy bằng tay hoặc các phần mềm chuyên dụng

Ngoài việc tạo sơ đồ tư duy bằng cách viết tay, người dùng cũng có thể sử dụng các phần mềm chuyên dụng đã được tích hợp chức năng này. Nổi bật nhất là phần mềm Xmind, Mondomo, Edraw Mindmap, Canva,…

Từ những phân tích kể trên, có thể thấy rằng sơ đồ tư duy thực sự là một công cụ hỗ trợ cực kỳ hiệu quả, đặc biệt hữu dụng trong những trường hợp đòi hỏi người dùng phải liên tục sắp xếp và liên kết thông tin. Hi vọng rằng bài viết của Bloggiamgia.edu.vn sẽ giúp bạn có thêm những kiến thực thật bổ ích, đồng thời biết cách tạo cho mình những mẫu sơ đồ hợp lý và khoa học.

>>>Đọc thêm:

  • Tư duy logic là gì?
  • Tư duy tích cực là gì?
  • Tư duy phản biện là gì?
  • Tư duy sáng tạo là gì?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *