Với mặt hàng phong phú và giá cả phải chăng, từ lâu chợ Xanh đã là điểm đến yêu thích của rất nhiều bạn sinh viên. Tuy nhiên, văn hóa của khu chợ này đang gây ra nhiều bức xúc cho người dân. Hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu kỹ hơn về chợ Xanh qua bài viết sau nhé!
Bạn đang đọc: Khám phá chợ Xanh – Thiên đường mua sắm của sinh viên Hà Nội
Contents
1. Chợ Xanh nằm ở đâu?
Chợ Xanh hay còn gọi là chợ Nhà Xanh, tọa lạc trên đường Phan Văn Trường, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Khu chợ thuộc Ban quản lý chợ quận Cầu Giấy.
Chợ Xanh mở bán từ 9h sáng đến 22h đêm. Khu chợ luôn tấp nập người mua bán kẻ bán, đặc biệt là vào buổi tối và những ngày cuối tuần. Khách hàng ở đây đa số là sinh viên quanh khu vực Cầu Giấy – Cầu Diễn – Xuân Thủy. Các mặt hàng bày bán đều rất phong phú, đa chủng loại và đủ mọi giá thành…
2. Tên chợ Xanh bắt nguồn từ đâu?
Theo cách lý giải của những người sinh sống lâu năm ở khu chợ này, chợ Xanh tức là chợ tạm, thường bán các loại rau củ quả. Trước đây mặt hàng bày bán tại chợ đúng với tên gọi của nó, nhưng hiện nay thay vì bán rau củ, chợ Xanh đã chuyển hoàn toàn sang bán quần áo, đồ ăn vặt phục vụ chủ yếu cho sinh viên. Cái tên chợ Xanh vẫn được giữ gìn và gọi từ đó đến bây giờ theo thói quen.
Cũng có cách lý giải khác là ở ngay đầu chợ có ngôi nhà màu xanh nước biển sừng sững, nổi bật hơn hẳn những nhà xung quanh nên người dân lấy luôn đó làm tên chợ, gọi là chợ Xanh (chợ Nhà Xanh).
Tựu chung lại thì chợ Xanh vẫn là một trong những địa điểm mà các bạn sinh viên nên ghé thăm khi muốn khám phá Hà Nội, khám phá nhịp sống của tuổi trẻ, tận hưởng những tháng ngày sinh viên giản dị, vui tươi.
3. Chợ Xanh bán những gì?
Như đã đề cập ở trên, gần 20 năm trước, chợ Xanh chủ yếu bán rau củ nên được gọi là chợ Xanh. Về sau, thuận theo nhu cầu của người tiêu dùng, các tiểu thương dần dần chuyển qua bán hàng thời trang.
Giờ đây, từ đầu chợ đến cuối chợ người ta thấy chỉ toàn quần áo, túi xách, mỹ phẩm, giày dép,… Các mặt hàng được bày bán chủ yếu được nhập từ Trung Quốc. Vậy nên về chất lượng thì không một ai đảm bảo được, do “tiền nào của đấy”. Và tất nhiên ở đây có cả hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Dạo một vòng chợ, bạn còn không khỏi ngạc nhiên vì ở đây món gì cũng có, đặc biệt là những quán đồ ăn vặt – điểm dừng chân lý tưởng của nhiều nhóm sinh viên. Những cửa hàng bán viên xiên, xúc xích, bánh tráng nướng, bánh tráng trộn, hoa quả dầm,… lúc nào cũng tấp nập người mua, người đứng xếp hàng chờ tới lượt. Hơn nữa, các món nước giải khát như kem chanh, trà đào cam sả, trà chanh, trà tắc cũng đầy đủ không thiếu thứ gì.
Tìm hiểu thêm: 1 mẫu bằng bao nhiêu m2, bao nhiêu sào và bao nhiêu hecta?
Khu chợ Xanh còn có rất nhiều con hẻm nhỏ thông sang ngõ 130 Xuân Thủy. Đó là nơi tập trung của những cửa hàng bán các món ăn vặt thần thánh như nem nướng, bánh gạo cay Hàn Quốc, gà bó xôi, bún chả, tào phớ,… đã từng xuất hiện trên rất nhiều trang review đồ ăn ngon tại Hà Nội.
Cứ khoảng 5 giờ chiều trở đi, khu chợ Xanh và con ngõ này sẽ trở nên náo nhiệt lạ thường vì đó là giờ ăn vặt của nhiều bạn sinh viên các trường Báo chí, Ngoại ngữ, Sư phạm và cả những trường THPT xung quanh.
Chợ Xanh bây giờ được xem là chợ mua sắm dành cho sinh viên. Bởi vì ở đó có những món hàng giá rẻ, phù hợp với túi tiền của các bạn sinh viên. Những món đồ ở đây có mẫu mã đa dạng, giá chỉ trong tầm từ 50.000 – 200.000 đồng. Do vậy đây là điểm đến mua sắm được nhiều sinh viên lựa chọn và yêu thích.
4. Chợ Xanh biến thành “chợ búa”
Vốn được mệnh danh là “thiên đường mua sắm” của sinh viên, vậy nhưng giờ đây chợ Xanh lại mang đến nhiều ấn tượng xấu, khiến nhiều sinh viên “một đi không trở lại”, không dám đến đây mua sắm thêm lần nào nữa. Nhiều người nói đùa rằng cái tên chợ Xanh giờ phải hiểu là “xanh chín” – có nghĩa là người bán sẵn sàng hơn thua với khách hàng nếu họ mặc cả hoặc không mua hàng.
Thậm chí, nhiều chủ sạp hàng còn đậm chất “chợ búa”. Đối với họ, bất kể khách mua hàng là ai, cứ đặt chân đến chợ thì phải “tuân thủ luật chợ”.
Đặt chân tới chợ Xanh, ngay từ ngoài chợ đã nghe thấy âm thanh mời chào của những gian hàng “Đồng giá toàn bộ cửa hàng 50k, chỉ 50k một chiếc”. Đồng thời, khách hàng cũng được người bán hàng nhiệt tình vẫy chào “xem đồ đi em ơi”, thậm chí là lôi kéo khách vào xem đồ.
Tuy nhiên, nhiều khách hàng nghe theo những lời mời gọi đó để vào xem hàng, chạm vào đồ, mặc cả giá mà không mua thì có thể phải nhận lại thái độ hằn học của người bán: “Xem xong mày không mua thì xem làm gì? Hỏi giá xong không mua thì hỏi làm gì?”… Sau đó họ đốt vía. Thậm chí, những câu nói tục tĩu có thể dễ dàng được người bán thẳng thừng nói ra với những người “suýt” trở thành khách hàng của họ.
Ở bất cứ đâu cũng có người này người kia. Không phải tất cả những người bán hàng ở chợ Xanh đều bất lịch sự như vậy. Nhưng nhiều bạn sinh viên từng đến đây mua đồ, không may gặp phải tình cảnh “chửi khách như hát” như vậy thì không có gan quay lại “thiên đường mua sắm” mạo hiểm này nữa.
Một khu chợ mua sắm phục vụ nhóm khách hàng chủ yếu là sinh viên nhưng lại tồn tại những “con buôn” thiếu văn hóa, thường xuyên văng tục chửi bậy, nói những câu khó nghe khi khách không mua hàng. Điều đó vô tình khiến hình ảnh của chợ Xanh bị xấu đi, tạo định kiến cho khách hàng mỗi khi đến chợ.
Thậm chí nó còn ảnh hưởng cả đến những người bán hàng khác. Khi họ niềm nở, ân cần với khách hàng nhưng lại vẫn mang cả tiếng xấu do “vơ đũa cả nắm”.
5. Đề xuất di chuyển chợ Xanh
Mới đây, tại Báo cáo kiến nghị cử tri Kỳ họp thứ 10, HĐND TP. Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 – 2026, cử tri quận Cầu Giấy đã đề nghị Ủy ban Nhân dân Thành phố xem xét, bố trí địa điểm di chuyển chợ Xanh tại phố Phan Văn Trường. Khu chợ tạm này tồn tại nhiều năm, họp chợ dưới lòng đường gây cản trở giao thông, mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng đến người dân xung quanh.
>>>>>Xem thêm: Cách làm sữa chua bằng sữa đặc ông thọ dẻo mịn, thơm ngon
Trước đó, vào ngày 28/3/2013, UBND TP đã ban hành Quyết định số 2305/QĐ-UBND về việc cho phép UBND Q.Cầu Giấy thực hiện công tác lập dự án đầu tư cải tạo đường Phan Văn Trường (đoạn đường chợ tạm giáp đường Xuân Thủy).
Ngày 24/6/2013, UBND Q. Cầu Giấy có Thông báo số 127/TB-UBND về việc thu hồi đất để thực hiện dự án cải tạo trên, trong phạm vi thu hồi đất dự án có chợ Xanh. Ngày 25/9/2013, Văn phòng UBND TP tiếp tục ban hành Văn bản số 6186/VP-CT về thông báo ý kiến chỉ đạo của UBND TP cho phép UBND Q.Cầu Giấy thực hiện di chuyển chợ Xanh để cải tạo đường Phan Văn Trường .
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án, các hộ kinh doanh kiến nghị chợ Xanh chỉ là chợ tạm, không thuộc quy hoạch làm chợ nên không đảm bảo ổn định lâu dài cho các hộ kinh doanh. Và họ đề nghị UBND quận rà soát quy hoạch, xây dựng chợ mới để đảm bảo ổn định cho các hộ kinh doanh.
Do đó, UBND TP chỉ đạo UBND Q.Cầu Giấy phối hợp với các sở, ban ngành liên quan rà soát, bổ sung quy hoạch chợ Xanh trên địa bàn Quận để đảm bảo nhu cầu dân sinh, sắp xếp và di chuyển một số chợ tạm, trong đó có chợ Xanh để thực hiện dự án cải tạo phố Phan Văn Trường.
Có thể thấy chợ Xanh hiện không còn giữ được nét đẹp vốn có, không còn là “thiên đường mua sắm” dành cho sinh viên nữa. Các bạn nên cẩn thận khi đến chợ Xanh để tránh gặp phải những trải nghiệm không mong muốn.