Kỹ năng giao tiếp là khả năng làm chủ cuộc nói chuyện, giúp người nghe hiểu được mục đích mà bạn muốn truyền tải. Thực tế, việc giao tiếp không chỉ gồm nghe và nói, mà còn là cử chỉ, biểu cảm,… Chính vì thế, loại kỹ năng này cần sự rèn luyện để trở nên hiệu quả, giúp bạn trở nên tinh tế, khôn khéo hơn. Đây cũng chính là chìa khóa giúp bạn mở rộng được nhiều mối quan hệ.
Bạn đang đọc: Kỹ năng giao tiếp là gì? 7 điều quan trọng để làm chủ nghệ thuật giao tiếp
Cùng tìm hiểu kỹ năng giao tiếp là gì, 7 điều quan trọng để làm chủ nghệ thuật giao tiếp trong bài viết sau nhé!
Contents
1. Kỹ năng giao tiếp là gì
Kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, biểu cảm,… để diễn đạt quan điểm, suy nghĩ, tình cảm của mình sao cho đối phương có thể nhận được thông điệp đúng mục đích người nói muốn truyền tải. Vì giao tiếp là hoạt động diễn ra mọi lúc, mọi nơi nên kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp chúng ta hoàn thành các mục tiêu như mong muốn.
Một số ngành nghề đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tốt là: tư vấn viên, phiên dịch, nhân viên telesales, nhân viên kinh doanh, chăm sóc khách hàng, người làm lãnh đạo,….
2. Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp
Ông bà ta có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, ngụ chỉ tầm quan trọng của việc làm chủ nghệ thuật giao tiếp. Bất kỳ ai, hoàn cảnh thế nào, công việc ra sao, địa vị thế nào thì cũng cần tích cực trau dồi kỹ năng này để thành công hơn trong công việc và hạnh phúc hơn trong cuộc sống cá nhân.
2.1. Vai trò của giao tiếp trong cuộc sống
Quá trình kết nối và mở rộng mối quan hệ luôn bắt đầu từ việc giao tiếp. Người có kỹ năng giao tiếp thường để lại ấn tượng tốt, đầy thiện cảm trong mắt người đối diện. Từ đó giúp họ có thể dễ dàng xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với người đó. Người có kỹ năng giao tiếp tốt cũng dễ dàng nhận được sự tín nhiệm của những người xung quanh.
2.2. Vai trò của giao tiếp trong công việc
Trong quá trình làm việc, việc giao tiếp với đồng nghiệp, sếp, đối tác, khách hàng,… là những nhiệm vụ không thể tránh khỏi. Chính vì thế có được kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn đạt được thành công hơn nữa về sự nghiệp.
Thực tế, hầu hết người thành đạt luôn dành thời gian để tham gia các lớp kỹ năng giao tiếp, học hỏi qua sách vở,… để cải thiện kỹ năng này hơn nữa. Bởi vì nếu không có kỹ năng giao tiếp tốt, bạn sẽ không thể tạo được ấn tượng tốt và truyền tải được các thông tin cần thiết 1 cách thuyết phục với đối tác.
Như vậy, nguy cơ mất đi những hợp đồng “béo bở” là rất cao. Bên cạnh đó khi ở vị trí cao, kỹ năng giao tiếp tốt còn giúp bạn giao tiếp tốt với nhân viên, có thể thúc đẩy, truyền động lực, cảm hứng để mọi người cùng hướng đến mục tiêu chung của tổ chức.
Đối với người làm công sở, kỹ năng giao tiếp kém có thể khiến bạn không thể kết nối được với đồng nghiệp, ảnh hưởng đến tiến độ chung của cả nhóm.
Kỹ năng giao tiếp là tập hợp của nhiều kỹ năng khác nhau gồm kỹ năng gây thiện cảm với người đối diện, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng feedback, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể,…. Bên cạnh đó, tùy vào tính chất công việc mà bạn sẽ phải trau dồi các kỹ năng giao tiếp khác như kỹ năng giao tiếp bằng điện thoại, kỹ năng giao tiếp qua email,….
3. Các kỹ năng giao tiếp quan trọng giúp bạn gây được thiện cảm với người đối diện
3.1. Kỹ năng ứng xử khi chào hỏi, tạm biệt
Một mối quan hệ mới luôn bắt từ lời chào hỏi. Đây là điều cực kỳ cơ bản và cần thiết để duy trì, xây dựng mối quan hệ với người đối diện. Tùy vào hoàn cảnh mà câu chào hỏi có thể có sự biến tấu linh hoạt sao cho phù hợp.
Đối với người mới quen, có thể chào hỏi kèm theo bắt tay. Đối với bạn bè thân thiết, cách chào hỏi có thể là câu hỏi thăm, đùa vui,…
Sau câu chào hỏi là lời tạm biệt khi kết thúc cuộc nói chuyện. Nếu biết cách tạm biệt khéo léo, sau này bạn có thể nhận được những cơ hội tuyệt vời đến từ những người mới quen đấy!
Tìm hiểu thêm: Top 22 đặc sản Hải Dương nhất định phải thử một lần trong đời
Có rất nhiều cách để nói lời tạm biệt sau 1 cuộc nói chuyện, miễn sao là đối phương cảm thấy thoải mái và muốn có 1 cuộc nói chuyện khác với bạn. Điều quan trọng cần nhớ là khi người khác đang nói câu tạm biệt thì đừng ngắt lời họ.
3.2. Kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp
Kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được kết quả mong muốn. Đó không chỉ là tài ăn nói mà còn nằm ở ngôn ngữ cơ thể. Chính vì thế bên cạnh việc trau dồi ngôn ngữ, việc cải thiện cử chỉ, vóc dáng, cơ mặt,… cũng hỗ trợ bạn làm chủ kỹ năng này.
Khi nói chuyện, không nên ngẩng quá cao đầu so với đối phương để tránh tạo cảm giác khó chịu, thiếu tôn trọng. Ngược lại, không nên cúi đầu quá thấp vì nó khiến bạn mất vị thế khi nói chuyện, đồng thời âm thanh phát ra như nghẹn ở cổ.
Muốn thuyết phục người khác, điều quan trọng nữa là bạn phải xây dựng được lòng tin ở người đối diện. Chính vì thế, trong quá trình giao tiếp, bạn phải tinh ý năm bắt được mong muốn của đối phương để đưa ra sự đồng cảm, cùng dẫn chứng thuyết phục họ. Với mỗi người, bạn cũng cần nghiên cứu tâm trạng, tính cách người nghe để đưa ra lời nói phù hợp.
3.3. Kỹ năng quan sát trong giao tiếp
Kỹ năng này giúp bạn điều chỉnh hành vi và lời nói phù hợp hơn, đặc biệt là với khách hàng. Nếu bạn biết hiểu được mong muốn của khách thì họ sẽ có thiện cảm với bạn hơn và khả năng bạn thuyết phục được họ là rất cao.
Đối với giao tiếp thường ngày, việc quan sát sẽ giúp hiểu được tâm trạng của người khác và đưa ra hành động phù hợp hơn. Chẳng hạn, người nói đang không vui thay vì cứ mải nói thì bạn nên yên lặng hoặc tìm lời an ủi hoặc pha trò tinh tế để họ vui vẻ hơn.
3.4. Kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp
Nhiều người thường có tâm lý ngại hỏi hoặc không biết cách đặt câu hỏi khiến cho cuộc nói chuyện không hiệu quả hoặc hiểu nhầm ý đồ của nhau. Thế nên tưởng chừng việc đặt câu hỏi là điều vô cùng đơn giản nhưng cũng cần có kỹ năng đấy!
Khi giao tiếp, đừng chỉ lắng nghe thụ động mà thường xuyên đưa ra ý kiến, câu hỏi để người đối diện cảm thấy hứng thú. Ngược lại, bạn sẽ khiến họ cảm thấy như đang nói chuyện 1 mình. Trước khi đặt câu hỏi, hãy chủ động lắng nghe để những câu hỏi, thông tin đưa ra đều trở nên có giá trị.
Ngoài những kỹ năng trên, còn rất nhiều kỹ năng giao tiếp khác bạn nên tham khảo và học hỏi. Đó là kỹ năng diễn đạt, kỹ năng mời hẹn, kỹ năng kiểm soát cảm xúc,…
4. Một số lưu ý khác để rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Kỹ năng giao tiếp là 1 phần quan trọng trong cuộc sống. Nhưng không phải ai từ lúc ra cũng đã được trời phú cho khả năng ăn nói, đa phần chúng ta cần rèn luyện, trau dồi mỗi ngày để có thể thành thạo kỹ năng này.
Thậm chí người có tài ăn nói khéo léo cũng cố gắng học tập, trau dồi thêm khả năng của họ để có thể nắm bắt những cơ hội trong cuộc sống. Để có được kỹ năng giao tiếp tốt, bạn hãy “bỏ túi” những lưu ý sau đây:
- Không ngần ngại mở lời làm quen, kết nối với mọi người
- Tham gia các hoạt động đội nhóm để trải nghiệm, cọ sát và tích lũy kỹ năng
- Tiếp thu góp ý của người khác, đôi khi người đó sẽ giúp nhìn thấy điểm mạnh và điểm yếu của chính mình để bạn có thể phát huy/khắc phục.
- Chú ý đến ngôn ngữ hình thể, tạo dựng phong thái tự tin khi giao tiếp
>>>>>Xem thêm: Sân bay Vinh: Vị trí, cách thức di chuyển và kinh nghiệm du lịch
Trên đây là tất tần tật thông tin liên quan tới kỹ năng giao tiếp. Thông qua những kiến thức này, chúc bạn sớm chính phục được kỹ năng trên và mở lối thành công cho mình nhé!