Thác Bản Giốc được mệnh danh là một trong những con thác đẹp nhất ở khu vực Đông Nam Á. Bạn đang có ý định đi du lịch ở Bản Giốc và muốn tìm hiểu những thông tin về địa điểm du lịch này, vậy thì đừng bỏ lỡ kinh nghiệm du lịch chi tiết và hữu ích ở trong bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Thác Bản Giốc ở đâu? Mách bạn kinh nghiệm du lịch thác Bản Giốc đầy đủ và chi tiết nhất
Contents
- 1 1. Thác Bản Giốc ở đâu?
- 2 2. Sự tích về thác Bản Giốc
- 3 3. Du lịch thác Bản Giốc mùa nào đẹp nhất?
- 4 4. Hướng dẫn cách di chuyển đến Cao Bằng
- 5 5. Những địa điểm tham quan khi du lịch thác Bản Giốc
- 6 6. Ăn gì khi du lịch thác Bản Giốc
- 7 7. Đến Cao Bằng nên mua gì về làm quà?
- 8 8. Du lịch thác Bản Giốc Cao Bằng cần chuẩn bị những gì?
1. Thác Bản Giốc ở đâu?
Thác Bản Giốc là một địa điểm thuộc xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, nơi đây cách Hà Nội 331km và cách trung tâm thành phố Cao Bằng khoảng 90km. Con thác này nằm ngay giữa tuyến biên giới Việt Trung và được Việt Nam, Trung Quốc cùng khai thác du lịch. Thác Bản Giốc nằm ở dòng chảy sông Quây Sơn – thượng nguồn của chúng bắt nguồn từ Trung Quốc rồi rồi chảy vào lãnh thổ Việt Nam tại Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh.
Giữa bốn bể rừng núi cheo leo, mây trời Đông Bắc bao phủ dày đặc, Bản Giốc sừng sững hiện ra như dải lụa trắng ngần giữa bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Vốn đã trở thành một niềm tự hào của người dân Cao Bằng, thác Bản Giốc ngày nay càng được nhiều người biết đến và thu hút số lượng lớn lượt khách du lịch mỗi năm.
Đứng từ dưới chân thác nhìn lên, thác Bản Giốc chảy xiết với đỉnh thác cao lên đến hàng chục mét, từng khối nước lớn bọt tung trắng xoá len lỏi vào những tầng đá vôi, xẻ ở giữa thác làm ba dòng rồi đổ thẳng xuống tạo nên màn múa nước tuyệt đẹp. Cũng vì vậy mà người ta đã xếp loại và đánh giá đây là con thác đẹp nhất khu vực Đông Nam Á.
2. Sự tích về thác Bản Giốc
Ở mỗi địa danh nổi tiếng thường gắn liền với câu chuyện được thêu dệt ở phía sau, chắc hẳn ai đã từng ghé thăm địa điểm Bản Giốc cũng đã nghe đến câu chuyện buồn về dòng thác này. Người ta kể lại rằng, xưa kia có một cô gái Tày rất thuỳ mị, nết na, nàng có vẻ đẹp sắc nước hương trời. Khi đến tuổi cập kê, nàng bị bắt tiến cử cho bậc vua chúa và lọt vào mặt xanh của vị hoàng tử. Dù vậy, nàng đã dũng cảm bỏ trốn để chung sống với người mà mình yêu thương.
Hai người chạy đến một con thác đã thấm mệt và quyết định dừng chân ở khe suối, họ dành cả đêm để trút bầu tâm sự về những chuyện cay đắng đã trải qua. Nhưng vì thời tiết quá lạnh, cả hai ôm chặt nhau rồi lịm đi chìm vào giấc ngủ ngàn thu.
Sau đó, trời mưa tầm tã và chẳng còn ai còn nhìn thấy bóng dáng cặp uyên ương nữa. Người dân thương xót liền đặt tên ngọn thác là thác Bản Giốc. Giữa 3 tầng thác sẽ có 2 tầng thác ôm nhau quấn quýt, như hình ảnh cô gái Tày xinh đẹp nằm trọn trong vòng tay của người yêu. Còn dòng thác nước còn lại chạy một cách hung tợn giống như hình ảnh của vị hoàng tử năm nào.
3. Du lịch thác Bản Giốc mùa nào đẹp nhất?
Vào mỗi tiết trời khác nhau, thác Bản Giốc sẽ sở hữu vẻ đẹp khác nhau rất đáng để bạn chiêm ngưỡng. Tuy nhiên, thời gian đẹp nhất để du lịch thác Bản Giốc là tháng 9, tháng 10 hàng năm.
Vào thời gian này, tỉnh Cao Bắc tổ chức lễ hội thác Bản Giốc nên đây là cơ hội để bạn hoà mình vào hoạt động lễ hội sôi nổi của người dân địa phương. Khoảng từ giữa tháng 9 đến tháng 10 cũng là mùa lúa chín ở Trùng Khánh, bạn được ngắm nhìn ngọn thác Bản Giốc hùng vĩ và nhìn ngắm cánh đồng lúa chín.
4. Hướng dẫn cách di chuyển đến Cao Bằng
Có hai phương tiện chính để di chuyển đến Cao Bằng mà du khách có thể tham khảo đó là xe ô tô và xe máy:
4.1. Di chuyển bằng ô tô, xe khách
Nếu di chuyển từ Hà Nội, bạn hãy mua vé xe khách chất lượng cao từ bến xe Mỹ Đình đến thành phố Cao Bằng. Xe thường xuất phát vào lúc 8 giờ tối với giá vé khoảng 180.000 đồng/người.
4.2. Di chuyển bằng xe máy
Đối với những bạn trẻ thích đi phượt có thể lựa chọn xe máy để di chuyển đến Cao Bằng, chắc chắn sẽ là một trải nghiệm thú vị đấy. Có 3 cung đường phượt đến Cao Bằng là:
- Từ Quốc lộ 1: Hà Nội – Thất Khê – Trùng Khánh – Bản Giốc
- Từ Quốc lộ 3 và Quốc lộ 1B: Hà Nội – Thái Nguyên – Thất Khê – Trùng Khánh – Bản Giốc (quãng đường khoảng 330 km)
- Từ Quốc lộ 3: Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng – Trùng Khánh – Bản Giốc (quãng đường khoảng 360 km)
5. Những địa điểm tham quan khi du lịch thác Bản Giốc
5.1. Thác Bản Giốc
Dĩ nhiên rồi! Đến Cao Bằng địa điểm đầu tiên mà du khách phải dừng chân chính là Bản Giốc. Địa điểm sở hữu vẻ đẹp hoang sơ và sự hùng vĩ mà bà mẹ thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho vùng đất non cao này.
Tìm hiểu thêm: Bảng size nhẫn nữ và 5 cách đo size nhẫn nữ
5.2. Động Ngườm Ngao
Động Ngườm Ngao là một hang động lớn được tạo thành từ những đá vôi phong hoá trải qua nhiều thế kỷ với chiều dài 2114m, bao gồm cửa Ngườm Lồm, cửa Ngườm Ngao, cửa Bản Thuôn. Mỗi một cửa có một dáng vẻ khác nhau, bên trong động là tầng vòm khép rồi mở với tầng nhũ đá tứ phía với hình dạng vô cùng kỳ thú.
5.3. Khu di tích lịch sử Pác Bó
Đây là một địa danh quen thuộc và in sâu ở trong tâm trí của người con đất Việt. Khu di tích Pác Bó là nơi đã chứng kiến những tháng ngày chiến đấu gian lao vất vả của dân tộc, đặc biệt là nơi ghi dấu kỷ niệm sinh hoạt và làm việc của vị lãnh tụ vĩ đại Nguyễn Ái Quốc. Khi đến thăm quan hang Pác Bó, du khách được ngắm nhìn suối Lê Nin, bàn đá Bác làm việc và hang Cốc Pó…
5.4. Hồ Thang Hen
Địa danh này được ví như “Tuyệt tình Cốc” giữa núi đồi Cao Bằng. Theo đó, “Thang Hen” trong tiếng Tày có nghĩa là “đuôi ong”, bởi hồ nước này khi nhìn từ trên cao xuống giống đuôi của con ong.
5.5. Chùa Phật tích Trúc Lâm
Ngôi chùa này được xây dựng ở cách chân thác Bản Giốc không xa, chỉ khoảng 500m. Chùa Phật tích Trúc Lâm mang lối kiến trúc đậm chất Việt Nam với hàng chục lầu, nhà lễ, nhà thờ, đền thờ… Vậy nên du khách đến du lịch Cao Bằng có thể đến thăm chùa Phật Tích để cảm nhận sự bình yên nhưng đầy uy nghi của một ngôi chùa nằm ở vùng non cao.
6. Ăn gì khi du lịch thác Bản Giốc
Đặc sản Cao Bằng mang đậm dấu ấn của miền sơn cước với nhiều món ăn thơm ngon và hấp dẫn:
Bánh cuốn Cao Bằng
Bánh cuốn có phần bánh làm từ bột gạo tẻ tráng mỏng trên bếp, thêm chút nhân từ thịt bằm và mộc nhĩ, ăn cùng với nước hầm xương vô cùng thơm ngon, ấm áp, nhất là trong ngày đông giá rét.
Khau nhục
Đây là món ăn truyền thống của người dân tộc Tày, món ăn được làm từ thịt ba chỉ hầm nhừ cách thuỷ trong nhiều tiếng đồng hồ. Điểm đặc sắc của món ăn là phần nêm nếm gia vị là các hương liệu đậm chất núi rừng. Món ăn dùng với cơm trắng vô cùng “đưa cơm”.
Xôi ngũ sắc
Đây cũng là món ăn truyền thống của người đồng bào thiểu số tại Cao Bằng, xôi gồm 5 màu là màu đen, màu xanh, màu đỏ, màu trắng và màu vàng vô cùng bắt mắt. Xôi được nấu từ gạo nếp nương và các loại lá rau rừng tạo nên màu sắc tuyệt bắt mắt.
Ngoài những món ăn kể trên, địa danh này còn có nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng như cá trầm hương, vịt quay bảy vị, măng nhồi thịt… rất đáng để thưởng thức đấy.
7. Đến Cao Bằng nên mua gì về làm quà?
Du khách khi du lịch đến vùng cao thường mong muốn mua những món quà địa phương về làm quà biếu tặng cho người thân và bạn bè. Một vài đặc sản nổi tiếng nơi đây mà bạn có thể mua về làm quà là:
- Miến dong đen: Sợi miến giòn dai, bóng đẹp và giữ nguyên hương vị bột dong mà không dùng đến hoá chất. Miến dong đen rất thích hợp khi ăn với canh rau củ, canh măng hầm…
- Lạp xưởng hun khói: Lạp xưởng Cao Bằng thường sử dụng thịt vai, thịt thăn hoặc thịt mông băm nhỏ rồi ướp với gia vị núi rừng như mật ong, tiêu, mía, quả mắc khô và chút rượu trắng… Tất cả được dồi vào lòng non thật chặt tay rồi mang đi phơi khô trong khoảng ba nắng và mang lên bếp hun khói.
- Bánh khảo: Giống như loại lương khô của người dân Tày, Nùng ở miền cao, bánh khảo Cao Bằng rất mềm, có vị ngọt thanh được nhiều người yêu thích.
>>>>>Xem thêm: Sân golf Tam Đảo ở đâu? Bảng giá sân golf Tam Đảo mới nhất hiện nay
>>>Đọc chi tiết: Điểm danh top 22 đặc sản Cao Bằng độc đáo
8. Du lịch thác Bản Giốc Cao Bằng cần chuẩn bị những gì?
Để có một chuyến du lịch vui vẻ và an toàn, du khách nên chuẩn bị những vật dụng cần thiết như:
- Trang phục: Là vùng cao nên thời tiết nơi đây khá lạnh, bạn nên mang theo áo ấm, giày cao cổ, khăn quàng để không bị lạnh và ốm. Kể cả vào mùa hè thì thời tiết vào ban đêm ở Cao Bằng vẫn khá se lạnh, hãy chuẩn bị thêm áo khoác mỏng để giữ ấm nhé.
- Những loại thuốc dự phòng, thiết bị: Nếu đi phượt bạn nên chuẩn bị thêm băng gạc, thuốc giảm đau, cảm cúm, nhức đầu, kem chống nắng, kem chống côn trùng…
- Đồ ăn, thức uống: Bạn có thể chuẩn bị thêm những loại thức uống như cà phê, bò húc, đường, chanh muối, kẹo ngọt… để sử dụng khi cần thiết nhé!
- …
Trên đây là những kinh nghiệm mà Bloggiamgia.edu.vn muốn mách nhỏ đến bạn đọc khi du lịch thác Bản Giốc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của núi rừng Đông Bắc, chúc bạn có một hành trình thuận lợi!
- Khám phá Mù Cang Chải – điểm du lịch đẹp ngất ngây giữa núi rừng Tây Bắc
- Tà Xùa ở đâu? Kinh nghiệm du lịch, săn mây Tà Xùa dành cho khách du lịch