Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta thường nghe câu “ngựa quen đường cũ”. Vậy ý nghĩa của câu nói này là gì? Đáp án sẽ có trong bài viết sau!
Bạn đang đọc: Bật mí ý nghĩa thâm sâu của câu “ngựa quen đường cũ” ít ai biết
Contents
1. Ý nghĩa câu “ngựa quen đường cũ” theo quan niệm dân gian
Xét theo nghĩa đen, thì ngụ chỉ con ngựa có trí thông minh cao, có thể dựa theo khứu giá và khả năng ghi nhớ đoạn đường đã đi qua để giúp chủ của nó tìm lại đường về.
Nguyên ý của câu nói này nói về việc tốt. Thế nhưng, trải qua lịch sử, ý tốt này biến thiên thành câu có hàm ý xấu. Dân gian dùng hình ảnh này để chỉ: quen cái mùi cũ, chứng nào tật nấy, gặp hoài 1 lỗi sai, cái việc cũ không dứt ra được, không cải sửa được.
Đây là một quan sát được đúc kết từ kinh nghiệm dân gian. Thói quen này một mặt đem lại điều tốt nhưng cũng đem đến những hậu quả khôn lường.
Tóm lại câu nói có 2 ý nghĩa:
1- Ngựa có khứu giác tốt, nhớ đường đã đi qua.
2- Chứng nào vẫn tật ấy, không chịu sửa chữa khuyết điểm.
2. Nguồn gốc câu nói “ngựa quen đường cũ”
Theo các tài liệu ghi chép lại, câu thành ngữ “ngựa quen đường cũ” có nguồn gốc từ thời nhà Hán, Trung Quốc, dựa trên điển tích “Lão mã thức đồ”.
Chuyện rằng:
Vào thời Xuân Thu (722-481 TCN), có 1 vị danh tướng tên là Quản Trọng. Ông là một người nuôi ngựa và có biệt tài giao tiếp được với chúng. Trọng có 1 con ngựa quý. Trong 1 lần cưỡi con ngựa đến thăm nhà bạn, con ngựa của ông cũng đi tìm ngựa của người bạn để kết giao.
Sau một vài lần chú ngựa quý của Quản Trọng tự tìm đường đến gặp ngựa của người bạn, con ngựa của người bạn bèn ngạc nhiên hỏi: “Làm sao mà người biết đường đến đây?”. Ngựa Quản Trọng lấy chân cào xuống cỏ và hí mấy tiếng trả lời rằng: “Giống ngựa nhà ta một lần đi là quen đường cũ”.
Biết chuyện chú ngựa của mình thường chạy đi thăm bạn, Quản Trọng không trách phạt mà còn khen ngợi rằng: “Ngựa, mày quả là kẻ có tình có nghĩa đấy”.
Sau này, Quản Trọng theo ngọn cờ chính nghĩa phò tá Tề Hoàn Công đi đánh nước Cô Trúc. Sau nhiều tháng viên chinh, Trọng trở về đã là lúc trời chuyển sang đông, tuyết phù kín đường khiến ông không còn nhớ được lối về.
Ông bỗng nhớ tới con ngựa giỏi tìm đường trở về thăm bạn năm xưa, bèn bảo với nó: “ “Ngựa, ngươi hãy đưa chúng ta về theo đường cũ” rồi quay sang nói với Tề Hoàn Công: “Trí nhớ của loài ngựa rất tốt, xin để con ngựa già đi trước dẫn đường”.
Nghe thấy chủ nói vậy, chú ngựa bèn hí 1 mấy tiếng rồi phi lên trước đoàn ngựa để dẫn đường. Băng qua nhiều triền núi, khu rừng, cuối cùng cả đoàn đã tìm thấy đường về. Từ đó, dân gian có câu “ngựa quen đường cũ”.
Thời gian xuất hiện cùng thời gian nghĩa của câu thành ngữ bị biến đổi hiện vẫn chưa xác định cụ thể được. Theo các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ, tục ngữ trên cũng có thể xuất hiện vào thời vua lê, vua trần, vua nguyễn,… Nhìn chung, việc xác định chính xác là rất khó vì dân gian thường lưu truyền các câu này bằng miệng trước, sau đó chúng mới được ghi chép lại dưới dạng các câu chuyện.
3. Câu thành ngữ “ngựa quen đường cũ” được sử dụng như thế nào?
Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm mở tiệm giặt ủi hiệu quả, tạo nhiều lợi nhuận
Chúng ta đã biết rằng, ý nghĩa ban đầu của câu thành ngữ “ngựa quen đường cũ” mang ý tích cực, khen ngợi sự thông minh, sáng dạ của một người đã có kinh nghiệm trong việc gì đó. Thế nhưng, không biết từ lúc nào, ý nghĩa câu thành ngữ có sự chuyển biến từ tốt sang tiêu cực. Từ hàm ý khen ngợi nay chuyển thành ý xấu, chê bai, phê phán 1 thói hư, tật xấu của 1 người.
Ngày nay, người Việt thường dùng ẩn ý của câu thành ngữ này để ám chỉ người chồng hoặc người vợ ngoại tình nhiều lần, sau đó bị bắt quả tang. Dù nhiều khuyên răn nhưng họ vẫn chứng nào tật nấy, “ngựa quen đường cũ” tiếp tục vướng vào các mối quan hệ ngoài luồng.
Hay một tình huống khác là một người nghiên ma túy, dù đã nhiều lần ra vào trại cai nghiện nhưng vẫn tái nghiện trở lại vì không chiến thắng được sự cám dỗ của ma túy thì người ta cũng gọi là “ngựa quen đường cũ”.
Thạc sĩ ngôn ngữ Nguyễn Đức Bá nhận định rằng sự chuyển biến về ngữ nghĩa này có thể là do sự thay đổi để phù hợp với bối cảnh xã hội và thực tế cuộc sống người dân đang trải qua mỗi ngày.
Trong hoàn cảnh như vậy, ngẫu nhiên việc thay đổi ý nghĩa các câu thành ngữ để lắp ghép vào các tình huống mà thấy có sự phù hợp thì tự khắc ngữ nghĩa câu ấy sẽ thay đổi và được xã hội chấp nhận rộng rãi. Sau đó, nó được sử dụng cho mục đích mới.
Tuy vậy, đây cũng là 1 điều đáng tiếc cho vẻ đẹp đã bị mất đi của câu thành ngữ “ngựa quen thành quen”. Điển tích ngựa quen đường cũ mang ý nghĩa ngợi khen sự thông minh của chú ngựa đã giúp chủ của mình tìm được đường quay trở về, bên cạnh đó, nó còn đề cao sự báo đáp công ơn, nghĩa nặng tình sâu.
Song, qua thời gian, câu nói đã bị sử dụng theo ý nghĩa không hay, trái ngược hẳn với ý nghĩa ban đầu. Đây là 1 trong rất nhiều những điển tích đã bị chuyển biến ngữ nghĩa. Đem lòng nuối tiếc cho ý nghĩa thuở đầu của “ngựa quen đường cũ”, dân gian cũng có câu: “Ngày xưa tình nghĩa ngựa về/Bây giờ là kẻ theo nghề quen mùii”.
4. Thành ngữ “Ngựa quen đường cũ” tiếng Anh, tiếng Trung viết thế nào?
Trong một số ngôn ngữ khác, người ta cũng sử dụng các câu có ý nghĩa tương tự như “ngựa quen đường cũ” để phê phán bản tính này. Đó là:
- Tiếng Anh: “One cannot change one’s own nature” có nghĩa là những gì thuộc về bản tính thì rất khó thay đổi. Hoặc có thể sử dụng “backslide” với ý nghĩa tái phạm, phạm mãi 1 lỗi sai mà không sửa đổi.
- Tiếng Trung Quốc: 故 态 复 萌 (Gù tài fù méng) có thể hiểu như chứng nào tật nấy, tật xấu mãi không chừa.
Ngày này, thành ngữ “ngựa quen đường” cũ được sử dụng trong văn nói hàng ngày để ám chỉ những thói quen việc làm xấu, nhưng không biết hối cải, thay đổi, “quay đầu là bờ”.
Với đặc điểm giàu tính hình tượng nên “ngựa quen đường cũ” có thể áp dụng được trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Điều này càng khiến câu nói trở nên phổ biến hơn. Trong khi tàng ca dao tục ngữ thành ngữ của dân Việt cũng có nhiều câu giàu hình tượng với ý nghĩa tương tự như vậy. Đó là các câu:
>>>>>Xem thêm: Cây xô thơm là gì? 4 ứng dụng của cây xô thơm trong đời sống
- Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời
- Chứng nào tật nấy
- Cha mẹ sinh con, trời sinh tính
- Trăm hay không bằng tay quen
- Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt
- Bé không vin, cả gãy cành
- Ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm
- Quen mui thấy mùi ăn mãi
- Quen môi, bắt mồi ăn mãi!
Có thể thấy, “ngựa quen đường cũ” là một câu thành ngữ có tính hình tượng cao với ý nghĩa vô cùng sắc sảo trong văn học cổ. Mặc dù ý nghĩa của nó đã bị biến đổi theo thời gian nhưng nhìn chung, câu nói vẫn mang giá trị văn hóa cao. Hy vọng những thông tin bài viết chia sẻ đã giúp bạn thỏa mãn bộ óc tò mò về chủ đề này rồi nhé!