Thông thường khi dựa vào độ đạm của nước mắm, người dùng sẽ một phần nào đó đánh giá được chất lượng của nước mắm. Chính vì vậy việc nắm rõ thông tin này là hoàn toàn cần thiết. Bạn có muốn biết cách phân biệt nước mắm dựa trên độ đạm như thế nào hay không? Hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn giải đáp thắc mắc này ngay nhé.
Bạn đang đọc: Cách phân biệt nước mắm dựa trên độ đạm đơn giản
Contents
1. Độ đạm của nước mắm là gì?
Hiểu một cách đơn giản độ đạm của nước mắm là tổng hàm lượng Nitơ có trong 1 lít nước mắm. Vốn dĩ độ đạm là thông số phản ánh chất lượng nước mắm. Tuy nhiên không phải vì thế mà bất kỳ chai nước mắm có hàm lượng đạm cao nào cũng đều ngon. Vốn dĩ điều này chỉ đúng đối với loại nước mắm truyền thống, bên trong là hàm lượng đạm tự nhiên (đạm thật), không pha chế.
Như được biết, các chất đạm có trong nước mắm bao gồm:
- Đạm tổng số: Chính là tổng lượng Nitơ có trong nước mắm (g/l), thành phần này sẽ quyết định đến phân hạng của nước mắm.
- Đạm Amin: Đây chính là tổng lượng đạm nằm dưới dạng Acid Amin (g/l), thành phần này sẽ quyết định đến giá trị dinh dưỡng của nước mắm.
- Đạm Amon: Còn được biết đến là đạm thối, thông thường thành phần này càng nhiều thì nước mắm sẽ càng kém chất lượng.
Theo như khuyến cáo của các chuyên gia, tốt hơn hết người tiêu dùng nên chọn loại nước mắm có độ đạm đạt từ 25 – 43 độ để đảm bảo độ an toàn và dinh dưỡng. Nên nhớ rằng những chai mắm có độ đạm dưới 10 độ thì sẽ không được gọi là nước mắm, vì vốn dĩ con số này đã thấp hơn tiêu chuẩn quy định độ đạm.
Lưu ý: Độ đạm được in trên bao bì nước mắm thường thấy là đạm tổng số. Vì thế bạn có thể dựa vào thông tin này để lựa chọn được loại nước mắm đáp ứng được nhu cầu của chính mình.
2. Cách phân biệt nước mắm dựa trên độ đạm
Thực chất cách phân biệt nước mắm dựa trên độ đạm không quá phức tạp. Tuy nhiên tùy vào từng trường hợp bạn sẽ cần phải lưu ý đến những vấn đề khác nhau. Và bên dưới đây là cách phân biệt nước mắm dựa trên độ đạm mà bạn nên biết.
2.1. Nước mắm truyền thống
Cách làm ra nước mắm truyền thống vô cùng độc đáo. Chúng được thủy phân từ cá, thông qua việc phơi nắng để không khí tiếp xúc, kèm theo đó là sử dụng men tiêu hóa có sẵn trong ruột cá để ức chế vi khuẩn, từ đó chuyển protein trong thịt thành đạm dễ hấp thụ. Thành phẩm cuối cùng sẽ tạo ra loại nước mắm có màu sắc bắt mắt và độ mặn vừa phải.
Thông thường, độ đạm tự nhiên của nước mắm nguyên chất (loại nước mắm được sản xuất theo phương pháp truyền thống) dao động trong khoảng từ 30 – 40 độ. Trong vài trường hợp, còn số này đôi khi có thể đạt đến 43 – 45 độ, tuy nhiên rất hiếm gặp.
Tìm hiểu thêm: Uống trà tam thất chữa mất ngủ – Hiệu quả không?
Một trong những dấu hiệu để bạn nhận biết loại nước mắm cao đạm tự nhiên chính là chúng thường có màu cánh gián nâu đỏ, độ đặc sánh và hương vị đậm đà. Hiện tại, căn cứ theo Tiêu chuẩn Việt Nam về nước mắm (TCVN 5107:2003), chúng sẽ chia thành 4 loại sau:
- Loại đặc biệt: Độ đạm lớn hơn 30 No.
- Loại thượng hạng: Đ đạm lớn hơn 25 No.
- Loại hạng 1: Độ đạm lớn hơn 15 No.
- Loại hạng 2: Độ đạm lớn hơn 10 No.
TÊN CHỈ TIÊU | MỨC CHẤT LƯỢNG | |||
Đặc biệt | Thượng hạng | Loại 1 | Loại 2 | |
1. Hàm lượng Nitơ toàn phần, tính bằng g/l, không nhỏ hơn | 30 | 25 | 15 | 10 |
2. Hàm lượng Nitơ axit amin, tính bằng % so với Nitơ toàn phần, không nhỏ hơn. | 55 | 50 | 40 | 35 |
3. Hàm lượng Nitơ amoniac, tính bằng % so với Nitơ toàn phần, không lớn hơn. | 20 | 25 | 30 | 35 |
4. Hàm lượng axit, tính bằng g/l theo axit axetic, không nhỏ hơn. | 8,0 | 6,5 | 4,0 | 3,0 |
5. Hàm lượng muối tinh, tính bằng g/l, trong khoảng | 245 – 280 | 260 – 295 |
Bảng Tiêu chí hóa học của nước mắm
2.2. Nước mắm công nghiệp
Cách phân biệt nước mắm dựa trên độ đạm đối với các loại nước mắm công nghiệp cũng khá đơn giản. Không quá khó để bạn có thể nắm được thông tin mà mình cần. Thông thường chúng sẽ có độ đạm từ 50 – 60 độ. Các loại nước mắm công nghiệp thường có sự tham gia của công nghệ cô rút muối, hoặc được sản xuất theo phương pháp công nghiệp.
Tuy nhiên chúng vẫn được pha chế từ 1 phần nước mắm nguyên chất. Sau khi trải qua quá trình lên men đạm thực vật (thường được thủy phân bằng nhiều phương pháp khác nhau), nhân viên sản xuất sẽ tiến hành pha chế hương liệu, đồng thời trộn dung dịch đạm nhân tạo để có được thành phẩm cuối cùng.
Lưu ý:
- Hiện tại có 1 số sản phẩm nước mắm trên thị trường không ghi độ đạm cụ thể trên bao bì, thay vào đó là “hàm lượng protein” (số gram Protein trong 100 ml nước mắm). Với thông tin có sẵn này bạn vẫn có thể quy đổi ra độ đạm bằng cách lấy lượng protein có trong 1000ml chia cho 6.25.
- Khi chọn mua sản phẩm bạn cũng cần phải hết sức lưu ý. Hiện có rất nhiều đơn vị sản xuất đánh lừa người dùng bằng cách thay thế thông số đạm tổng số bằng thông số đạm amin (thường cao hơn nhiều).
3. Có phải độ đạm là yếu tố quyết định đến chất lượng nước mắm để lựa chọn?
Với những thông tin vừa được chia sẻ bên trên bạn chắc hẳn cũng đã biết cách phân biệt nước mắm dựa trên độ đạm rồi phải không? Vậy đây có phải là yếu tố quan trọng để chọn mua được sản phẩm chất lượng hay không? Nhìn chung, việc xem xét độ đạm để chọn nước mắm là cần thiết, tuy nhiên thông tin này thực sự không quá quan trọng.
Nhưng nếu chỉ dựa vào độ đạm, người dùng chưa hẳn đã có thể lựa chọn được đúng loại nước mắm ngon hay mắm chất lượng. Nên nhớ rằng độ đạm của nước mắm có thể được tạo thành bằng nhiều phương pháp khác nhau, vì thế những chai nước mắm này chưa hẳn đã sở hữu độ đạm tự nhiên, tốt cho sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: La bàn phong thuỷ là gì? Hướng dẫn sử dụng la bàn phong thuỷ đúng cách nhất
Vì thế, để chọn mua được một chai nước mắm phù hợp bạn nên dựa vào những yếu tố sau đây:
- Quan sát bằng mắt: Thông thường những chai nước mắm truyền thống sẽ có màu trong và hơi đậm, trong khi đó các loại nước mắm công nghiệp cũng có màu trong nhưng lại rất nhạt. Một điều mà bạn có thể để ý chính là màu của nước mắm truyền thống sẽ gia tăng độ đậm sau khi đã được mở nắp bao bì và sử dụng.
- Nhận biết dựa vào khứu giác: Điểm chung của các loại nước mắm truyền thống chính là chúng có mùi vị hơi nồng, còn nước mắm công nghiệp lại sở hữu mùi thơm nhạt và nhẹ hơn. Chính vì thế nên một khi để nước mắm truyền thống dính vào tay bạn sẽ rất khó để rửa sạch mùi, còn nước mắm công nghiệp thì ngược lại.
- Hạn sử dụng: Thông thường một chai nước mắm truyền thống có thể sử dụng trong khoảng từ 2 – 3 năm, lâu hơn so với thời hạn 12 – 18 tháng của nước mắm công nghiệp.
4. Lời kết
Với cách nhận biết nước mắm dựa trên độ đạm bên trên, bạn hãy nhanh chóng tham khảo qua lựa chọn cho mình sản phẩm ưng ý nhé. Chỉ mong với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn đọc sẽ có cách hiểu “chuẩn xác” hơn trong việc đánh giá chất lượng 1 chai nước mắm. Đồng thời bạn cũng hãy cẩn trọng hơn trong khâu lựa chọn sản phẩm tiêu dùng nhé.
>>>Đọc thêm:
- 5 cách pha nước mắm chua ngọt đơn giản nhất
- Cách pha mắm nêm chấm thịt luộc, gỏi cuốn siêu ngon