Căn cước công dân gắn chip là giấy tờ bất ly thân của mỗi người khi là công dân của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Trên bề mặt thẻ, có một dãy gồm 12 số được dùng để xác định danh tính của chủ nhân. Để thuận tiện trong cuộc sống, bạn cần phải nhớ chính xác những con số này. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết được ý nghĩa 12 con số trên thẻ căn cước công dân gắn chip. Từ đó, việc nhớ số căn cước công dân sẽ không còn làm khó bạn nữa.
Bạn đang đọc: Ý nghĩa 12 con số trên thẻ Căn cước công dân gắn chip
Contents
- 1 1. Căn cước công dân là gì?
- 2 2. Ý nghĩa 12 con số trên thẻ Căn cước công dân gắn chip
- 3 3. Ví dụ về số căn cước công dân
- 4 3. Những câu hỏi thường gặp về căn cước công dân gắn chip
- 4.1 3.1. Làm thẻ căn cước công dân gắn chip cần những giấy tờ nào?
- 4.2 3.2. Cách kiểm tra quá trình làm căn cước công dân qua Zalo
- 4.3 3.3. Làm căn cước công dân cho người tạm trú như thế nào?
- 4.4 3.4. Căn cước công dân gắn chip làm online được không?
- 4.5 3.5. Làm gì nếu căn cước công dân gắn chip bị sai thông tin?
1. Căn cước công dân là gì?
Căn cước công dân (hay CCCD) là giấy tờ tùy thân cực kỳ quan trọng của công dân Việt Nam. Đây chính là diện mạo mới của giấy chứng minh nhân dân (hay CMND) mà chúng ta sử dụng trước giờ. Căn cước công dân bắt đầu có hiệu lực từ năm 2016 và áp dụng cho người đủ 14 tuổi trở lên.
Khi mới ra đời, căn cước công dân tồn tại dưới dạng chiếc thẻ cứng có mã vạch. Sau đó, nhờ quá trình phát triển của khoa học công nghệ, nó đã được thay thế bằng căn cước công dân gắn chip.
Mỗi thẻ CCCD sẽ được xác định bằng dãy 12 chữ số in màu đen nét to rõ nằm ngang với hình ảnh của chủ nhân. Những con số này sẽ giúp nhà nước dễ dàng kiểm soát và tra cứu công dân.
2. Ý nghĩa 12 con số trên thẻ Căn cước công dân gắn chip
Ở Điều 13 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP nói rằng 12 con số trên thẻ CCCD chính là công cụ để định danh công dân. Trong đó, 12 chữ số chỉ bao gồm những ký tự từ 0 – 9. Cấu trúc của dãy số đi theo quy luật: 06 số đầu là mã thế kỷ sinh, giới tính, năm sinh, mã tỉnh, thành phố hoặc quốc gia nơi đăng ký khai sinh. 06 số còn lại là những con số hoàn toàn ngẫu nhiên.
Để hiểu chi tiết hơn về ý nghĩa 12 số trên thẻ căn cước công dân gắn chip, mời bạn tham khảo những thông tin sau:
- 3 số đầu tiên thể hiện mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh, thường gồm những số từ 001 đến 096, tượng trưng cho 63 tỉnh, thành. Ví dụ những ai khai sinh ở Hà Nội thì mang mã 001, Hải Phòng là mã 031, Đà Nẵng là 048, TP. Hồ Chí Minh là 079,…
- 1 số tiếp theo được gọi là mã thế kỷ và cũng là mã giới tính công dân. Các mã được quy ước như sau:
Thế kỷ | Năm | Giới tính | |
Nam | Nữ | ||
XX | 1900 – 1999 | 0 | 1 |
XXI | 2000 – 2099 | 2 | 3 |
XXII | 2100 – 2199 | 4 | 5 |
XXIII | 2200 – 2299 | 6 | 7 |
XXIV | 2300 – 2399 | 8 | 9 |
- 2 số tiếp theo thể hiện năm sinh của chủ thẻ. Ví dụ công dân sinh năm 1998 thì mã sẽ là 98, công dân sinh năm 2007 thì mã sẽ là 07.
- 6 số còn lại hoàn toàn là ngẫu nhiên và không đi theo quy luật nào, dùng để phân biệt những người ở cùng vị trí địa lý mà có 6 số ở trước trùng nhau.
3. Ví dụ về số căn cước công dân
Nếu số căn cước công dân của bạn là 037072000156 thì:
- 037 chỉ mã tỉnh Ninh Bình.
- 0 chỉ giới tính Nam, sinh trong thế kỷ XX.
- 72 chỉ công dân sinh vào năm 19972.
- 000156 là dãy số được chọn ngẫu nhiên.
Nếu số căn cước công dân của bạn là 06030100223 thì:
- 060 chỉ mã tỉnh Bình Thuận.
- 3 chỉ giới tính Nữ, sinh trong thế kỷ XXI.
- 01 chỉ công dân sinh vào năm 2001.
- 00223 là dãy số được chọn ngẫu nhiên.
3. Những câu hỏi thường gặp về căn cước công dân gắn chip
3.1. Làm thẻ căn cước công dân gắn chip cần những giấy tờ nào?
Nhiều người băn khoăn rằng khi đi làm CCCD thì cần mang theo những giấy tờ gì, có cần mang không. Sau đây sẽ là hướng dẫn chi tiết cho từng trường hợp:
- Trong trường hợp đổi từ CMND sang CCCD gắn chíp CMND cũ và sổ hộ khẩu. Nếu có bất cứ thay đổi gì về thông tin so với hộ khẩu thì nên mang theo giấy khai sinh hoặc các giấy tờ quan trọng khác.
- Trong trường hợp CCCD mã vạch đổi thành CCCD có chíp thì chỉ cần mang theo CCCD mã vạch là đủ vì tất cả thông tin đã được lưu trữ sẵn trên hệ thống.
- Trong trường hợp cấp CCCD mới hoàn toàn, bạn cần mang theo đầy đủ giấy khai sinh, hộ khẩu và giấy tờ chứng minh khi phát sinh thông tin sửa đổi.
Tìm hiểu thêm: Retail therapy là gì? Tại sao xu hướng mua sắm Retail therapy lại trở nên phổ biến
3.2. Cách kiểm tra quá trình làm căn cước công dân qua Zalo
Sau khi đến cơ quan chức năng làm các thủ tục cần thiết để được cấp CCCD, bạn sẽ có khoảng thời gian chờ đợi và nhận thẻ. Nếu trong thời gian này, bạn cần tra cứu xem thẻ của mình đã làm đến đâu rồi thì hãy sử dụng Zalo.
Bước đầu tiên khi truy cập vào ứng dụng Zalo là bạn tìm kiếm Công an quận/huyện nơi đã đến để làm CCCD. Sau đó nhấp vào mục Quan tâm để kết nối với đơn vị. Cuối cùng chọn Tra cứu CCCD và xem xét thông tin. Một lưu ý quan trọng là không phải cơ quan Công An ở đâu cũng có thể tra cứu thông tin qua Zalo.
3.3. Làm căn cước công dân cho người tạm trú như thế nào?
Nhằm tạo điều kiện cho người dân xa quê không cần tốn chi phí quay về làm thủ tục cấp thẻ CCCD, Bộ Công an đã cho phép cấp CCCD cho người tạm trú.
Để quá trình làm thẻ suông sẻ, công dân hãy đến các cơ quan Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, Công an tỉnh hoặc các điểm cấp CCCD lưu động. Những cán bộ và nhân viên tại đây sẽ hướng dẫn bạn từng bước chi tiết.
Trước khi làm việc với các cơ quan chức năng để được cấp CCCD diện tạm trú, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những loại giấy tờ sau:
- CMND hoặc CCCD mã vạch.
- Bản chính hộ khẩu.
- Giấy khai sinh.
- Giấy tạm trú.
3.4. Căn cước công dân gắn chip làm online được không?
Sau khoảng thời gian làm CCCD trực tiếp, nhận thấy có nhiều điều gây khó khăn cho người dân nên Bộ Công an đã mở đường link đăng ký làm CCCD online. Bạn hãy tham khảo các bước sau để hoàn thành quá trình xin cấp CCCD:
- Đầu tiên, truy cập đúng vào cổng thông tin của Bộ Công an tại https://dichvucong.bocongan.gov.vn.
- Tiếp theo đăng nhập hoặc đăng ký nếu chưa có tài khoản.
- Tiếp tục chọn loại tài khoản đăng nhập phù hợp rồi tiến hành đăng nhập.
- Chọn mục Nộp hồ sơ trực tuyến trên menu.
- Trong ô tìm kiếm bên phải màn hình nhập chính xác cụm Cấp thẻ căn cước công dân.
- Chọn Cấp thẻ Căn cước công dân khi đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (thực hiện tại cấp huyện).
- Nhấp vào Nộp hồ sơ.
- Chọn lý do thực hiện.
- Kiểm tra lại lần nữa thông tin đã điền, sau đó chọn Cơ quan TN cấp Tỉnh và Cơ quan TN cấp huyện rồi bấm Đồng ý và tiếp tục.
- Chọn ngày sẽ đến nộp hồ sơ, nhập mã xác nhận và chọn xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên.
- Chọn nộp hồ sơ.
3.5. Làm gì nếu căn cước công dân gắn chip bị sai thông tin?
Vì cùng một lúc phải xử lý quá nhiều hồ sơ làm CCCD nên Bộ Công an cũng sẽ gặp một số nhầm lẫn. Đây chính là lý do mà sau khi nhận được thẻ, bạn cần kiểm tra lại thật kỹ những thông tin được thể hiện trên đó. Hãy chắc chắn rằng từng con số liên quan đến ngày sinh, ký tự về quê quán hay tên khai sinh đều chính xác.
>>>>>Xem thêm: 100+ lời chúc mừng khai trương hay và ý nghĩa nhất
Trong trường hợp bạn phát hiện lỗi trên CCCD, hãy liên hệ với Bộ Công an thông qua hotline 1900 0368. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gửi phản ánh đến địa chỉ email hoặc trang Fanpage Facebook chính thống.
Trên đây là tất cả những thông tin chi tiết về căn cước công dân gắn chíp, đặc biệt là ý nghĩa của 12 con số xuất hiện trên thẻ. Hy vọng rằng đây sẽ là bài viết bổ ích cho mọi người khi sử dụng giấy tờ tùy thân quan trọng này trong cuộc sống hằng ngày.