JD là một phần không thể thiếu trong tuyển dụng. Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút nhân tài cho doanh nghiệp mà còn giúp ứng viên hiểu được công việc của mình. Nếu bạn chưa nắm rõ JD là gì và những điều cần biết về JD thì không nên bỏ qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: JD là gì? Vai trò của JD đối với doanh nghiệp và ứng viên là gì?
Contents
1. JD là gì?
JD là gì hay JD là viết tắt của từ gì là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm hiện nay. JD là viết tắt cho cụm từ Tiếng Anh “Job Description”, có nghĩa là bản mô tả công việc. JD thường sử dụng những từ ngữ đơn giản, cơ bản và chính xác để ứng viên có thể hiểu được những điều mà họ cần phải làm trong công việc.
2. Vai trò của JD
Bên cạnh cụm từ JD là gì thì vai trò của JD cũng được rất nhiều người quan tâm. JD, JP hay CV là những thứ không thể thiếu trong tuyển dụng, đóng vai trò quan trọng cho cả doanh nghiệp và người lao động.
2.1. Đối với người lao động
JD là bản mô tả công việc, thông qua đó, ứng viên có thể so sánh và đánh giá bản thân xem có phù hợp với yêu cầu hay không. Dựa trên nhiều yếu tố khác như như kinh nghiệm, năng lực, sở thích của bản thân để người lao động quyết định ứng tuyển vào công việc. Từ đây, ứng viên dễ dàng tìm được vị trí phù hợp với bản thân mình nhất.
JD đóng vai trò quan trọng đặc biệt đối với những cá nhân chưa có định hướng về nghề nghiệp. Thông qua JD, họ có thể xem xét công việc, nhiệm vụ, mức thù lao,… – một công cụ hoàn hảo để xác định nghề nghiệp cho chính mình.
2.2. Đối với nhà tuyển dụng
JD rất được các nhà tuyển dụng quan tâm, nó như là một tiêu chuẩn để nhà tuyển dụng đánh giá xem ứng viên có phù hợp với công việc hay không. Thông qua JD, doanh nghiệp dễ dàng theo dõi chất lượng công việc, tiến độ của kế hoạch, chất lượng của kết quả cũng như sự phát triển của công ty.
Đồng thời, JD còn là công cụ để nhà tuyển dụng xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp cho từng người lao động. Doanh nghiệp có thể nắm được cơ cấu tuyển dụng và tạo ra nhân lực phục vụ cho mục đích phát triển của công ty. Đặc biệt hơn hết, họ không thể xây dựng mức lương và chế độ phúc lợi chính xác nếu không có JD.
3. Có những danh mục nào trong JD?
JD là bộ mặt của doanh nghiệp, nó thể hiện sự chuyên nghiệp và văn hóa của doanh nghiệp. Vì vậy mà khi viết JD không được qua loa, sơ sài và theo hướng cho có. Bản mô tả công việc càng chi tiết càng thể hiện tính chuyên môn cao, đồng thời, nó giúp cho người ứng tuyển tránh nhầm lẫn và tốn thời gian phỏng vấn cho cả đôi bên.
Tìm hiểu thêm: Bến xe Nước Ngầm ở đâu? Địa chỉ, số điện thoại, lộ trình nhà xe ở bến Nước Ngầm
3.1. Thông tin về công ty tuyển dụng
Mục này bao gồm Tên công ty và Địa chỉ làm việc, cần phân biệt rõ Job location (Địa chỉ làm việc) và Company address (Địa chỉ công ty) để tránh nhầm lẫn. Thông tin càng rõ ràng, người lao động càng dễ tìm kiếm thông tin nhà tuyển dụng trên nhiều nền tảng khác nhau.
Thông tin về đơn vị tuyển dụng được xếp là mục ưu tiên số 1 trong JD. Những doanh nghiệp uy tín, hợp pháp thì không ngần ngại nêu ra điểm nổi bật của mình để thu hút nhân tài.
3.2. Thông tin về vị trí công việc
JD cần nêu ngắn gọn, rõ ràng và chính xác công việc cần tuyển dụng để ứng viên dễ dàng theo dàng. Đồng thời cũng cần ghi chi tiết cấp bậc và nhiệm vụ của vị trí tuyển dụng như Nhân viên, Chuyên viên, Leader, Trưởng phòng,… Một trong những cách thu hút sự chú ý của người lao động chính là nhấn mạnh mức lương, chế độ phúc lợi, chính sách thưởng và ngày nghỉ.
3.3. Mô tả chi tiết công việc
Đây được xem là phần quan trọng nhất trong JD nên cần được trình bày một cách rõ ràng, chi tiết và chính xác. Phần mô tả làm sáng tỏ yêu cầu, trách nhiệm và nhiệm vụ cho công việc. Các thông tin trình bày bao quát thành từng phần nhưng không đi sâu về chi tiết công việc.
Đây là thông tin chủ chốt để ứng viên đánh giá mình có phù hợp hay, qua đó có thể nộp CV và phỏng vấn cho công việc.
3.4. Mô tả môi trường làm việc
Tùy vào thâm niên, quy mô và cơ cấu doanh nghiệp khác nhau mà sẽ có môi trường làm việc riêng. Đây cũng là một yếu tố để ứng viên đánh giá, xem xét bản thân có phù hợp không. Nếu cảm thấy không phù hợp có thể không nộp CV, tránh mất thời gian, công sức cho cả đôi bên.
3.5. Các kỹ năng và nền tảng cần thiết
Đây là yêu cầu dành riêng cho ứng cử viên. Tùy theo từng chức vụ, từng công việc và từng doanh nghiệp mà sẽ cần trình độ học vấn, kiến thức chuyên môn và nền tảng riêng biệt. Thông thường bao gồm kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Ví dụ như yêu cầu có bằng Đại học, sử dụng Tiếng Anh lưu loát, thành thạo tin học, giao tiếp và làm việc nhóm tốt,…
3.6. Quyền hạn và đãi ngộ
Mô tả cơ bản, đầy đủ về quyền hạn và đãi ngộ mà ứng viên được nhận tương xứng với vị trí công việc. Với những người cấp quản lý thì quyền hạn của họ trong công ty cũng cần đề cập rõ ràng. Từ đây tạo ra chuẩn mực và mọi người điều biết được nên làm gì, không nên làm gì,…
Bên cạnh nhiệm vụ công việc thì đây là yếu tố được người lao động quan tâm. JD cần có lương, phụ cấp, thưởng, bảo hiểm, ngày nghỉ,… Nếu lương không phải là lợi thế thì doanh nghiệp có thể nhấn mạnh vào các chính sách ưu đãi đi kèm.
3.7. Thông tin liên hệ
Một lỗi sai thường gặp ở các doanh nghiệp là không cung cấp thông tin liên hệ như email, số điện thoại, địa chỉ,… cho ứng viên. Nếu đăng bài trên nhiều nền tảng khác nhau thì thông tin liên hệ rất quan trọng. Khi ứng viên có bất kỳ thắc mắc gì có thể nhanh chóng liên hệ doanh nghiệp và được giải đáp kịp thời.
Đồng thời, đừng quên ghi chú thời hạn nộp hồ sơ để ứng viên không bị bỏ lỡ.
4. Các bước xây dựng JD chuyên nghiệp
Sau khi tìm hiểu về JD là gì thì “Làm sao để viết JD chuyên nghiệp?” cũng cần được chú ý đến.
>>>>>Xem thêm: Cung mọc Ma Kết và sự kết hợp với 12 cung mặt trời
- Lập kế hoạch xây dựng JD: Bạn cần biết được mục đích khi viết JD này là gì. Đồng thời, bạn phải xác định được trách nhiệm của người ứng tuyển và nắm rõ cách kiểm tra, đánh giá công việc. Một kế hoạch càng chi tiết, rõ ràng thì các bước sau càng dễ dàng thực hiện.
- Thu thập thông tin: JD cần có đầy đủ thông tin về vị trí tuyển dụng và doanh nghiệp. Bạn có thể thu thập từ nhiều nguồn tin khác nhau, sau đó chọn lọc hoặc sử dụng bản phân tích công việc, nhiệm vụ, timeline của người đi trước để tham khảo.
- Phác thảo bản mô tả công việc: Dựa trên những thông tin đã thu thập, hãy phác thảo JD với đầy đủ danh mục ở trên. Từ đây, nhà tuyển dụng dễ dàng hình dung được các thông tin bao quát cũng như hình thành các nội dung chi tiết.
- Phê duyệt JD: Sau khi đã xây dựng JD từ bản phác thảo, người chịu trách nhiệm viết JD và người quản lý cần thống nhất thông tin. Đảm bảo cho trách nhiệm, quyền hạn và đãi ngộ không chồng chéo lên nhau. Nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua bước này dẫn đến JD thiếu logic, mất nhiều lỗi sai và không có tính chuyên nghiệp.
- Content là gì? 16 loại content phổ biến nhất hiện nay
Trên đây là câu trả lời cho JD là gì cũng như các thông tin liên quan đến JD mà bạn cần biết. JD cần thiết cho cả nhà tuyển dụng và người ứng tuyển, vì vậy khi viết JD hãy hết sức cẩn trọng. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích và có thể ứng dụng trong cuộc sống.