Được mệnh danh là bộ môn thể thao vua, bóng đá được nhiều người yêu thích và quan tâm nhất trên thế giới, nếu bạn đang muốn tìm hiểu sâu hơn về bộ môn này thì trước hết hãy cùng điểm qua đủ luật bóng đá cơ bản và chi tiết được Bloggiamgia.edu.vn tổng hợp trong bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Đầy đủ luật bóng đá cơ bản và chi tiết cập nhật 2024
1. Luật bóng đá cơ bản
Luật bóng đá bao gồm các quy tắc được áp dụng cho môn thể thao bóng đá (bóng đá sân cỏ chính thức, bóng đá futsal và bóng đá bãi biển) và có hiệu lực trên toàn thế giới. Luật được quản lý bởi Ủy ban Hiệp hội Bóng đá Quốc tế (IFAB) kể từ năm 1886.
Các quy tắc này đề cập đến:
1.1. Bàn thắng hợp lệ
1 bàn thắng được xem là hợp lệ khi trái bóng đi qua hết vạch vôi khung thành và không có phần nào của bóng còn ở trên vạch vôi, giữa 2 cột dọc hay bên dưới xà ngang. Đồng thời, trước đó, không có lỗi nào từ phía đội ghi bàn. Đội nào ghi được nhiều bàn thắng nhất vào lưới đối phương hơn vào cuối trận thì là đội thắng cuộc.
1.2. Phát bóng
Nếu bóng xuất phát từ chân đội tấn và đi hết đường biên thì đội phòng thủ sẽ được phát bống lên. Cả hậu vệ và thủ môn đều có quyền phát bóng nhưng chỉ được phát trong phạm vi khung thành 16m50. Khi phát, vận động viên chỉ được chạm bóng 1 lần trước khi bóng chuyền đến chân cầu thủ khác.
1.3. Ném biên
Nếu 1 đội chạm bóng cuối cùng trước khi bóng đi ra ngoài biên thì đội đối phương được quyền ném biên. 1 quả ném biên trực tiếp vào khung thành đối phương thì không được tính là bàn thắng.
1.4. Đá phạt
Quả đá phạt xảy ra khi đội đối phương phạm lỗi.
Bóng sẽ được đặt tại vị trí phạm lỗi, đồng thời đội vi phạm phải giữ 1 khoảng cách nhất định.
Trọng tài sẽ dựa trên tình huống mà đưa ra 2 loại đá phạt: đá phạt trực tiếp và đá phạt gián tiếp. Trong đó:
- Đá phạt trực tiếp giúp vận động viên đưa bóng vào lưới đối phương sau 1 lần chạm bóng
- Đá phạt gián tiếp thì phải có ít nhất 2 cầu thủ chạm bóng thì mới có thể sút vào khung thành.
1.5. Phạt góc
Khi này, bóng sẽ được đặt tại khu vực góc (nơi có vạch kẻ và cờ nằm ở 4 góc sân). Người thực hiện cú phạt góc sẽ đứng vạch đá thẳng vào khung thành ghi bàn hoặc chuyền bóng cho động đội đứng trong vòng 16m50.
2. Quy định của luật bóng đá
Dưới đây là những quy định, luật bóng đá cơ bản với 11 cầu thủ mỗi đội:
2.1. Bóng
Bóng phải có hình dáng cầu, sử dụng chất liệu da hoặc cả vật liệu tương đương. Về kích thước, bóng sẽ có 5 kích thước được đánh số từ 1-5, trong size 4 là loại bóng tiêu chuẩn thường xuất hiện trong các giải bóng đá chuyên nghiệp và dành cho các cầu thủ trên 15 tuổi. Kích thước bóng nhỏ hơn dành cho các giải đấu cấp cơ sở có độ tuổi nhỏ hơn.
2.2. Sân thi đấu
Sân bóng đá được quy định là 1 không gian hình chữ nhật dài 105m, rộng 68m. Mặt sân là cỏ tự nhiên hoặc cỏ nhân tạo màu xanh lá cây. 4 cạnh sân được gọi là đường biên. Ngoài ra, còn có đường nằm ngang chia 2 sân thành 2 nửa bằng nhau. Ở giữa sân sẽ có 1 đường tròn với bán kinh 9m15, được gọi là đường tròn trung tâm. Khi trận đấu bắt đầu, bóng sẽ được đặt ở trung tâm vòng trong.
Ở 2 đầu sân tính từ đường biên ngang là khu cầu môn với kích thước rộng 7,32 m, cao 2,44m.
Khu phạt đền là khu vực 16m50 nằm xung quanh khung thành, nơi thủ môn có thể bắt bóng bằng tay. Gần khung thành còn có một khu vực nhỏ hơn được gọi là khu vực 5m50, đây là nơi phát bóng lên được thực hiện.
2.3. Số lượng cầu thủ
Số người chơi trên sân cùng 1 lúc trong 1 trận bóng đá tiêu chuẩn là 22 người, tương đương mỗi đội 11 người (10 cầu thủ, 1 thủ môn). Nếu 1 đội có ít hơn 7 người trên sân thì trận đấu sẽ không được thực hiện.
Luật bóng đá cho phép thay thế tối đa 3 cầu thủ trong mỗi trận với số lượng cầu thủ dự bị là 11 cầu thủ.
Tìm hiểu thêm: Sân bay Cần Thơ ở đâu? Những thông tin cần thiết về sân bay Cần Thơ
- Ở giải chuyên nghiệp. số người chơi bóng đá tiêu chuẩn bao gồm 22 người chơi trên sân cùng một lúc, mỗi đội gồm 10 cầu thủ và 1 thủ môn. Khi mỗi đội có ít hơn 7 người trên sân, trận đấu không thể diễn ra.
- Ở giải trẻ, số lượng cầu thủ thay thế thường là 5.
- Ở các trận giao hữu thì không giới hạn cầu thủ thay thế.
- Người bị thay ra sẽ không được trở lại sân thi đấu trong trận đó nữa.
2.4. Trang phục của cầu thủ
Bao gồm các vật dụng sau:
- Giày bóng đá: Loại chuyên dụng dành cho bóng đá, ngoài người chơi cũng cần tất và đôi bảo vệ ống đồng.
- Trang phục: quần đùi, áo thun (ngắn hoặc dài tay).
- Riêng thủ môn cần 1 bộ dụng cụ riêng để phân biệt với các cầu thủ khác gồm quần áo (dài hoặc ngắn) và một đôi găng tay.
- Hai đội thi đấu phải mặc quần áo khác màu nhau để dễ phân biệt.
2.5. Trọng tài
1 trận đấu tiêu chuẩn sẽ có 1 trọng tài chính và 2 trọng tài biên.
- Trọng tài chính có thể di chuyển khắp sân và là người quyền lực cao nhất trên sân bóng
- Trọng tài biên sẽ di chuyển ở mỗi phần sân để hỗ trợ khi trọng tài chính không quan sát hết.
- Trọng tài mặc trang phục gồm áo, thun quần ngắn, giày và tất, buộc phải khác màu với 2 đội để tránh nhầm lẫn.
2.6. Trợ lý trọng tài
Là người giúp trọng tài điều hành trận đấu, thông thường sẽ có 2 trợ lý ở mỗi đội, gọi là trọng tài biên do họ đứng ở 2 biên của mỗi sân.
Trợ lý trọng tài mặc trang phục giống trọng tài nhưng không cầm còi. Tay cầm 1 lá cờ hình tam giác nhằm báo hiệu trọng tài thổi còi khi phát hiện cầu thủ phạm luật.
Bắt đầu từ 2018, VAR – Video assistant referee: video hỗ trợ trọng tài chính thức được áp dụng vì các trận đấu ngày càng nhanh, việc áp dụng VAR sẽ giúp trận đấu trở nên công bằng và chính xác nhất.
2.7. Thời gian trận đấu
Tổng thời gian thi đấu của 1 trận bóng đá tiêu chuẩn là 90 phút. Trận đấu chia thành 2 hiệp, mỗi hiệp 45 phút. Thời gian nghỉ giữa hiệp là 15 phút. Thời gian thi đấu được bấm dừng khi bóng đi quá biên hoặc cầu thủ gặp chấn thương. Khoảng thời gian dừng sẽ được cộng thêm sau 45 phút của 1 hiệp, gọi là thời gian bù giờ.
Nếu sau 90 phút các đội vẫn chưa phân thắng bại thì sẽ đấu thêm hiệp phụ với thời gian 20 phút. Hiệp phụ được tiếp tục chia thành 2 hiệp, mỗi hiệp 15 phút.
2.8. Bắt đầu và bắt đầu lại trận đấu
Trước khi bắt đầu trận đấu, trọng tài sẽ gieo đồng xu để quyết định đội nào được quyền cầm bóng trước. Đội trưởng sẽ quyết định mặt đồng xu được chọn. Đội không chọn đúng sẽ được quyền cầm bóng trong hiệp 2.
2.9. Bóng trong cuộc và bóng ngoài cuộc
Bóng trong cuộc là khi bóng di chuyển trong sân và được kiểm soát bởi 2 đội chơi.
Bóng ngoài cuộc khi rơi vào 3 trường hợp sau:
- Khi có bàn thắng
- Khi bóng rời khỏi 4 đường biên
- Khi trọng tài thổi còi tạm dừng trận đấu vì 1 tình huống nào đó
3. Các lỗi xử phạt trong bóng đá
Một số lỗi xử phạt thường gặp trong bóng đá là:
- Việt vị: Trường hợp cầu thủ chạm bóng và bất kỳ bộ phận nào của cầu thủ đó ở bên phần sân đối phương và gần vạch đối phương hơn bóng và hậu vệ cuối cùng. Nhưng nếu ở vị trí này mà không tham gia tấn công (chạm bóng) thì không tính là việt vị.
- Penalty: Hay còn gọi là đá phạt đền 11m, là tình huống đội A phạm lỗi với đội B trong vòng cấm của đội A thì đội B sẽ hưởng quả phạt đền. Cầu thủ sẽ đứng cách khung thành đối thủ 11m và thực hiện cú sút phạt đền vào khung thành. Chỉ có thủ môn mới có quyền cản phá quả Penalty này. Các cầu thủ khác phải đứng ngoài vòng 16m50 trong thời gian thực hiện Penalty.
- Lỗi về hành vi khiếm nhã: Khi này cầu thủ phạm lỗi sẽ bị trọng tài thổi phạt và đội đối phương sẽ được hưởng 1 quả đá phạt. Lỗi phạt được đánh giá tùy theo mức độ khiếm nhã của đối thủ, trong đó có 2 cấp độ:
Thẻ vàng: Bao gồm các hành vi phi thể thao (ở mức độ nhẹ) như không chấp nhận phán quyết trọng tài, cố ý rời sân, tự ý vào sân chơi bóng bằng tay cố ý,…
>>>>>Xem thêm: Top 11 Resort Mũi Né tốt nhất hiện nay
Thẻ đỏ: Hình thức kỷ luật nghiêm khắc nhất. Người nhận thẻ đỏ sẽ bị đuổi khỏi sân và không được thay thế cầu thủ khác (nghĩ là đội chỉ còn 10 người). Nếu 1 người nhận 2 thẻ vàng trong 1 trận đấu thì tương đương với 1 thẻ đỏ.
Trên đây là tất cả các thông tin liên quan tới luật bóng đá cơ bản và chi tiết. Hy vọng đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc về chủ đề này rồi nhé!