Cây Mai Vạn Phúc với những bông hoa trắng tinh khôi, mang trong mình vẻ đẹp bình dị, dễ chịu, nên thường được trồng để làm cây cảnh trong nhà. Vậy cây Mai Vạn Phúc có ý nghĩa gì trong phong thủy? Cách trồng và chăm sóc loài cây này có khó hay không? Hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu kỹ hơn về Mai Vạn Phúc trong bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Cây Mai Vạn Phúc: ý nghĩa, đặc điểm cách trồng và chăm sóc
Contents
1. Thông tin chung về cây Mai Vạn Phúc
Mai Vạn Phúc là cây cảnh khá quen thuộc với đời sống người dân ở nước ta. Vậy loài cây này có đặc điểm như thế nào, nguồn gốc và ý nghĩa phong thủy ra sao? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1.1. Nguồn gốc
Mai Vạn Phúc hay mai tiểu thư, mai chỉ thiên có tên khoa học là Tabernaemontana dwarf, thuộc họ Apocynaceae ( trúc đào). Loài cây này có nguồn gốc từ châu Á và dần trở nên phổ biến hơn ở nước ta. Vẻ đẹp giản dị, dễ chịu của cây Mai Vạn Phúc chính là một trong những lý do chính giúp loài cây này ngày càng được nhiều gia đình lựa chọn để làm cây cảnh trong nhà.
1.2. Ý nghĩa phong thủy của Mai Vạn Phúc
Trong phong thủy, cây Mai Vạn Phúc được xem là biểu tượng của vẻ đẹp trong khiết, thanh tao cùng khí tiết trong sáng, như một người quân tử. Nhờ đó, loài cây này có khả năng xua đuổi những luồng khí độc, u ám và tiêu diệt tà ma hiệu quả.
Ngay cả trong tên của loài cây này – Vạn Phúc cũng ngầm khẳng định ý nghĩa của cây, đó là luôn mang đến những điều tốt lành, may mắn và niềm vui cho gia chủ.
1.3. Đặc điểm bên ngoài cây Mai Vạn Phúc
Mai Vạn Phúc là cây thân gỗ lâu năm, với rất nhiều cành và nhiều lá xum xuê. Loài cây này thường được trồng thành từng bụi, tán lá rộng hình cầu, khi trưởng thành chiều cao có thể đạt trung bình từ 0.4 – 1m. Hoa của Mai Vạn Phúc nở quanh năm, màu trắng, kết thành 5 cánh hình lưỡi liềm, với mùi hương dịu dàng, dễ chịu.
Cây Mai Vạn Phúc với sắc hoa trắng sẽ rất phù hợp với những ai mệnh Kim. Với những ai mệnh này thì Mai Vạn Phúc giống như một chiếc bùa hộ mệnh, giúp mang đến may mắn và tài lộc cho cuộc sống.
2. Tác dụng của Mai Vạn Phúc
Hoa Mai Vạn Phúc nở quanh năm, mùi hương dịu nhẹ nên thường thu hút được rất nhiều ong bướm vây quanh, làm tăng vẻ đẹp của cây. Do đó, bạn có thể trồng loài cây này để làm cây cảnh nội ngoại thất đều rất hợp.
Thông thường, cây Mai Vạn Phúc được trồng trên ban công, sân thượng hay ở dọc các hàng rào, trước cổng nhà,… để trang trí. Điều này sẽ giúp không gian nhà ở của bạn thêm xanh mát, tươi đẹp. Đồng thời góp phần điều hòa không khí trong lành và mát mẻ hơn.
3. Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cho cây Mai Vạn Phúc
Mai Vạn Phúc có hoa nở quanh năm nhưng nếu muốn cây sinh trưởng và phát triển tốt thì bạn cần lưu tâm đến vấn đề chọn giống. Tốt nhất là bạn chỉ nên chọn những loại giống tốt, không sâu bệnh ở những cửa hàng giống uy tín, chất lượng. Sau đó, bạn cũng cần chọn được loại đất tơi xốp và đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây.
3.1. Cách trồng cây Mai Vạn Phúc
Giống với đại đa số các loại cây cảnh trong nhà khác, cách trồng của Mai Vạn Phúc cũng không quá phức tạp. Bạn có thể nhân giống loại cây này bằng phương pháp chiết cành hay ghép cành tùy ý thích.
Tìm hiểu thêm: Lễ Phục Sinh là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc ngày Lễ Phục Sinh
Với cả hai phương pháp này, một điều mà bạn cần lưu ý đó là hãy chọn những cành to, chắc khỏe, không bị sâu bệnh. Đồng thời, lá của chúng phải xanh bóng thì tỷ lệ thành công khi nhân giống mới được cao hơn.
Không chỉ vậy, cây để lấy cành chiết cần phải ra hoa từ 1 – 2 năm trở lại đây, thì mới đủ trưởng thành và khỏe mạnh. Sau khi cành chiết phát triển trên cây mẹ từ 2 – 3 tháng thì rễ đã phát triển ổn định, nên bạn có thể cắt ra khỏi cây mẹ. Sau đó, mang ra đất trồng và chăm sóc.
3.2. Cách chăm sóc cho cây Mai Vạn Phúc
Đất trồng: Mai Vạn Phúc là loài cây lâu năm, lại có sức sống vô cùng mạnh mẽ nên về phần đất trồng thì yêu cầu cũng không quá khắt khe. Tuy nhiên, tốt hơn hết là khi trồng loại cây này, bạn cần ưu tiên những loại đất tơi xốp, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cũng như độ thông thoáng, để cây sinh trưởng phát triển đầy đủ. Thêm vào đó, bạn cũng đừng quên bón phân NPK cho cây định kỳ 1 lần/tháng. Sau khoảng nửa năm khi cây đã phát triển hơn thì có thể dùng thêm phân hữu cơ để bón cho cây.
Ánh sáng: Mai Vạn Phúc là loại cây ưa sáng, nhưng vẫn có thể chịu bóng bán phần. Do đó, bạn nên trồng hoặc đặt chậu của loài cây này ở những nơi đầy đủ ánh sáng, nhưng phải đảm bảo không bị ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào.
Tưới nước: bạn cần thường xuyên cung cấp cho cây một lượng nước phù hợp để đảm bảo độ ẩm cần thiết cho cây. Khi cây vừa trồng xuống đất, hãy tưới đẫm nước cho chúng. Sau đó trong quá trình phát triển, bạn cần thường xuyên tưới nước với tần suất 2 lần/ 1 ngày vào sáng sớm và chiều mát, nhất là những ngày nắng gắt. Tuy nhiên, vào những ngày trời mát, bạn có thể chỉ cần tưới 1 ngày/lần, để cây đủ nước mà phát triển.
Nhiệt độ và độ ẩm: Mai Vạn Phúc sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 17 – 28 độ C. Và độ ẩm trung bình trong khoảng 60 – 75%.
Vệ sinh cây: bạn không nên quên thường xuyên diệt cỏ, vun xới đất ở xung quanh gốc cây Mai Vạn Phúc. Đồng thời, cắt tỉa cành lá khô héo để tán lá xòe tròn và có dáng đẹp, nhất là khi cây vừa ra hoa.
3.3. Một số lưu ý khi trồng Mai Vạn Phúc
Yêu cầu về nước: nước là một trong những chất dinh dưỡng cần thiết giúp cây sinh trưởng và phát triển. Do đó, bạn không được quên thường xuyên tưới nước cho cây, nhất là vào buổi sáng khi trời nóng và một chút vào buổi chiều mát.
Phân bón: nên bón phân NPK cho cây khoảng 1 tháng/lần. Sau khoảng nửa năm thì có thể bón thêm phân hữu cơ hoặc tưới trực tiếp nước vo gạo lên cây.
>>>>>Xem thêm: Cách bảo quản cà chua chín tốt, sử dụng được quanh năm
Đất: đất trồng Mai Vạn Phúc cần màu mỡ và có khả năng thoát nước tốt. Nếu trồng trong chậu thì cần chọn những loại chậu có lỗ để đảm bảo khả năng thoát nước, tránh xảy ra tình trạng ngập úng.
- Nguồn gốc, ý nghĩa cây Mai Vàng và cách chăm sóc ra hoa đúng dịp Tết
- Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây Nhất Chi Mai hiệu quả
Qua bài viết trên của chúng tôi bạn đã biết ý nghĩa cũng như cách trồng và chăm sóc cho cây Mai Vạn Phúc hay chưa? Hy vọng những thông tin mà Bloggiamgia.edu.vn mang đến đã giúp bạn hiểu thêm về loại cây cảnh này.