Kích thước sân cầu lông cho đánh đơn, đánh đôi tiêu chuẩn

Rate this post

Có thể nhiều người không để ý đến nhưng kích thước sân cầu lông cho đánh đơn và đánh đôi có sự khác biệt nhất định. Nếu bạn đang tập luyện môn thể thao này và muốn tự tạo một sân chơi dành riêng cho mình thì có thể tìm hiểu qua những thông tin sau đây nhé.

Bạn đang đọc: Kích thước sân cầu lông cho đánh đơn, đánh đôi tiêu chuẩn

Kích thước sân cầu lông cho đánh đơn, đánh đôi tiêu chuẩn

Kích thước sân cầu lông cho đánh đơn, đánh đôi như thế nào?

1. Quy định về kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn

Như những gì vừa được đề cập bên trên, kích thước sân cầu lông phân chia thành 2 loại chính, bao gồm kích thước sân cầu lông đơn và kích thước sân cầu lông đôi. Theo quy định của Liên Đoàn Cầu Lông Quốc Tế (IBF) và từng giải đấu, sân phải đảm bảo tiêu chí sau:

Kích thước sân cầu lông đơn

  • Chiều dài: 13,4m
  • Chiều rộng: 5,18m
  • Độ dài đường chéo sân: 14,3m

Kích thước sân cầu lông đôi

  • Chiều dài: 13,4m
  • Chiều rộng: 6,1m
  • Độ dài đường chéo sân: 14,7m

2. Sân cầu lông có đặc điểm gì?

Nhìn tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế thiết kế của một cái sân cầu lông tương đối phức tạp, nhiều chi tiết. Để nắm rõ những đặc trưng của loại sân thể thao này, bạn hãy tiếp tục tìm hiểu thêm thông tin được Bloggiamgia.edu.vn chia sẻ sau đây.

Kích thước sân cầu lông cho đánh đơn, đánh đôi tiêu chuẩn

Sân cầu lông bao gồm rất nhiều đường kẻ

2.1. Diện tích sân cầu lông

Diện tích của sân cầu lông có thể khác nhau tùy vào loại sân cầu lông và mục đích sử dụng. Tuy nhiên, diện tích tiêu chuẩn cho một sân cầu lông đơn là 69,412m2, trong khi sân cầu lông đôi có diện tích 81,74m2.

2.2. Một số đường kẻ tiêu chuẩn sân cầu lông cần có

Khi nhìn vào kích thước sân cầu lông bạn chắc hẳn cũng thấy rõ có rất nhiều loại đường kẻ khác nhau. Mỗi kiểu loại đều đảm nhận một chức năng riêng biệt. Sau đây là những đường kẻ mà một chiếc sân cầu lông cần có:

  • Baseline: Đây chính là đường biên nằm ở vị trí cuối của mỗi bên sân, chúng nằm song song với lưới và có kích thước tương ứng với chiều rộng của sân cầu lông. 
  • Doubles sideline: Về công nặng, đây là đường thẳng kết hợp với đường biên Baseline tạo nên những ranh giới phía bên ngoài cho mỗi sân cầu lông. 
  • Center line: Nhiệm vụ của đường kẻ này chính là chia sân thành hai phần để các tuyển thủ giao cầu trái và phải, chúng sẽ vuông góc với lưới. 
  • Short service line: Đường kẻ này còn được biết đến với tên gọi là vạch giao cầu ngắn, chúng sẽ nằm ở cách lưới 2m.
  • Long service line: Vạch giao cầu dài và người chơi khi phát cầu không được quá vạch này.

2.2. Quy cách thiết kế sân cầu lông đạt chuẩn

Một chiếc sân cầu lông đạt chuẩn cần phải đáp ứng rất nhiều yếu tố. Bạn cần phải đảm bảo được tính công bằng, độ an toàn cho người sử dụng sân cũng như tính thẩm mỹ khi thi công. Nhìn chung, thiết kế sân cầu lông cần phải tuân thủ các quy cách sau:

  • Kích thước sân cầu lông: Sân cầu lông phải có kích thước chuẩn theo quy định của điều luật, chiều dài và chiều rộng của sân, kích thước vòng băng quả bóng,… đều cần phải chính xác trên từng milimet.
  • Đường kẻ: Sân cầu lông phải có đầy đủ những đường kẻ tiêu chuẩn, phục vụ cho quá trình thi đấu lẫn tập luyện.
  • Vật liệu – thiết bị : Sân cầu lông cần được làm từ vật liệu cao cấp và chắc chắn như gỗ hoặc sàn nhựa có nền màu xanh dương hoặc xanh lá cây.
  • Ánh sáng: Sân cầu lông cần có đủ ánh sáng để người chơi có thể tập luyện hoặc thi đấu tốt nhất.
  • An toàn: Sân cầu lông cần được thiết kế với tính an toàn cao, phòng tránh phát sinh những tình huống ngoài ý muốn.

S

Tìm hiểu thêm: Số đo vòng 1 chuẩn của phụ nữ là bao nhiêu, cách giữ cho ngực đẹp

Kích thước sân cầu lông cho đánh đơn, đánh đôi tiêu chuẩn
ân cầu lông phải được đặt ở nơi có ánh sáng và khuất gió

2.5. Một số quy định về thiết kế sân cầu lông

Thế nào là kích thước sân cầu lông đơn, sân cầu lông đôi đạt yêu cầu? Quy định về lưới, cột lưới trên sân cầu lông như thế nào? Để có sự chuẩn bị chu đáo nhất trong việc thiết kế sân thi đấu bạn nên tham khảo để có thêm thông tin cho bản thân.

Yêu cầu về cột lưới:

  • Hai cột lưới cần phải đảm bảo chiều cao tính từ mặt sân lên đạt 1.55m. 
  • Theo yêu cầu, chúng phải được đặt đứng thẳng, chắc chắn.
  • Cần lưu ý rằng chiều cao từ mặt sân đến đỉnh lưới tại vị trí giữa sân phải đảm bảo là 1.524m. 
  • Dù là sân thi đấu đôi hay đơn thì hai cột lưới đều cùng phải được đặt ở đường biên đôi.

Yêu cầu về lưới cầu lông:

  • Lưới cầu lông phải có độ dày đều nhau ở từng vị trí.
  • Lưới phải được làm từ các chất liệu như dây gai hay sợi nilon mềm.
  • Các mắt lưới có kích thước khoảng 15 – 20mm và có màu đậm. 
  • Lưới cầu lông phải có chiều ngang đạt 760 mm.
  • Phía trên lưới phải được bọc viền bằng 1 băng trắng, rộng 75mm và nó phải có cấu tạo sao cho luồn được dây căng lưới qua.
  • Loại dây căng lưới được sử dụng phải có kích thước và trọng lượng thích hợp, đây là điều kiện cần để căng được lưới thẳng ngang đỉnh cột.
  • Cần đảm bảo rằng cạnh trên của lưới so với mặt sân đạt chiều cao 1m 524 ngay tại vị trí giữa sân, trong khi đó tại đường biên dọc sân đôi sẽ là 1m55.

Những yêu cầu khác:

  • Điều quan trọng nhất cần phải lưu ý chính là không được để lại khoảng cách giữa lưới và cột, trong những trường hợp cần thiết bạn nên buộc các cạnh bên của lưới trực tiếp vào cột. 
  • Sân cầu lông đạt tiêu chuẩn cần phải có chiều cao tối thiểu là 9m (phần trên không của sân).
  • Xung quanh sân thi đấu chuyên nghiệp không được có vật cản, cần chú ý dọn sạch và sắp xếp gọn gàng trước khi hiệp đấu diễn ra.
  • Khoảng trống xung quanh sân cầu lông rộng tối thiểu là 2m để các hoạt động diễn ra thuận tiện. 
  • Khi đặt hai sân cầu lông cần phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu là 2m. 
  • Theo tiêu chuẩn, sân cầu lông phải được kín để gió không thể lùa vào.

Kích thước sân cầu lông cho đánh đơn, đánh đôi tiêu chuẩn

>>>>>Xem thêm: Mắt 1 mí là gì? Những kiểu tóc và cách makeup cho người mắt một mí 

Vạch kẻ sân cầu lông phải được vẽ chuẩn xác

2.6. Hướng dẫn cách thiết kế, vẽ sân cầu lông đạt chuẩn thi đấu

Tạo một sân cầu lông đạt chuẩn thi đấu cần tuân thủ các quy tắc về kích thước, chiều dài và rộng của sân, khoảng cách giữa các đường và vật liệu sàn. Chính vì vậy quá trình này gây khó khăn với rất nhiều người, và dường như không phải bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được.

Để vẽ sân cầu lông đạt chuẩn, bạn cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố, trong đó bao gồm:

  • Khi vẽ cần đảm bảo vạch giao cầu dài 76cm so với đường biên tại cuối mỗi bên sân.
  • Khoảng cách của vạch giao cầu ngắn tới lưới ở mức 1,98 mét.
  • Chiều dài của Center line (đường vạch vuông góc với lưới) so với đường biên tại cuối mỗi bên sân là 3,88 mét.
  • Các đường vạch ra trên sân cầu lông nên được vẽ bằng màu vàng hoặc trắng để dễ phân biệt.
  • Đảm bảo các vạch kẻ trong sân cầu lông có độ rộng 40mm.
  • Chiều cao lưới cầu lông ở giữa sân là 1,524m (tính từ đỉnh lưới đến mặt sân), cao 1,55m ở hai đầu lưới tại biên dọc sân. 
  • Sử dụng lưới cầu lông có chiều rộng 760mm và chiều dài ngang sân 6,7m.

Sau khi hoàn thành, kiểm tra lại kích thước, khoảng cách và vị trí các phần trên sân để đảm bảo sân cầu lông của bạn đạt chuẩn thi đấu. Nếu không có khả năng tự thực hiện, tốt hơn hết bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của đội ngũ thiết kế, thi công chuyên nghiệp.

3. Lời kết

Chỉ mong với những chia sẻ bên trên có thể giúp bạn nắm được kích thước sân cầu lông cho đánh đơn, đánh đôi. Nếu có dự định tạo cho mình một sân chơi riêng thì hãy dựa vào những thông tin được Bloggiamgia.edu.vn chia sẻ bên trên nhé.

>>>Đọc thêm: Đánh cầu lông có giảm cân không? Lợi ích và lưu ý khi chơi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *