Lễ Hằng Thuận là gì? Ý nghĩa và cách tổ chức Lễ Hằng Thuận

Rate this post

Lễ cưới là một trong những sự kiện quan trọng trong đời người. Trong Phật giáo, lễ cưới có thể được tổ chức tại nhà chùa và gọi là Lễ Hằng Thuận. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu ý nghĩa và cách tổ chức buổi lễ này. Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu chi tiết về Lễ Hằng Thuận là gì nhé! 

Bạn đang đọc: Lễ Hằng Thuận là gì? Ý nghĩa và cách tổ chức Lễ Hằng Thuận

Lễ Hằng Thuận là gì? Ý nghĩa và cách tổ chức Lễ Hằng Thuận

Lễ Hằng Thuận là gì? Ý nghĩa và cách tổ chức Lễ Hằng Thuận

1. Lễ Hằng Thuận là gì?

Lễ Hằng Thuận là gì? Lễ Hằng Thuận là nghi thức tổ chức hôn lễ tại chùa, thay vì tổ chức ở nhà như thường lệ. Bắt nguồn từ tín ngưỡng Phật Giáo, Lễ Hằng Thuận mang ý nghĩa tốt đẹp và trở nên phổ biến hơn với các cặp đôi theo tôn giáo này.

Lễ Hằng Thuận là gì? Ý nghĩa và cách tổ chức Lễ Hằng Thuận

Lễ Hằng Thuận là gì?

Trong không gian trang trọng, thiêng liêng của nhà chùa, sư trụ trì sẽ là người tiến hành hôn lễ cho cô dâu chú rể dưới sự chứng kiến của hai bên gia đình. Sư trụ trì sẽ tuyên bố lý do của buổi lễ, thực hiện lễ cầu phúc cho tân lang tân nương. Sau đó, cô dâu chú rể sẽ trao nhẫn cưới cho nhau và nhận quà mừng, những lời chúc phúc của gia đình hai bên.

2. Nguồn gốc của Lễ Hằng Thuận là gì?

Về nguồn gốc của Lễ Hằng Thuận, có nhiều giai thoại được ghi chép và kể lại. Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tài liệu ghi chép, cụ đồ Nguyễn Trọng Thuật (có bút hiệu là Đồ Nam Tử) là người đầu tiên sáng lập và tổ chức Lễ Hằng Thuận. Ngài sinh năm 1883 và mất năm 1940, quê quán tại tỉnh Hải Dương, khu vực phía Bắc Việt Nam.

Nguyễn Trọng Thuật có xuất thân là một nhà Nho. Sau này, ông thấm nhuần tư tưởng Phật Giáo và quy y nơi cửa Phật, trở thành Phật tử hết lòng phụng sự cho nhà chùa. Theo quan điểm của ông, việc tổ chức lễ cưới ở chùa sẽ mang lại ý nghĩa tinh thần lớn lao cho đời sống của Phật tử.

Lễ Hằng Thuận là gì? Ý nghĩa và cách tổ chức Lễ Hằng Thuận

Nguồn gốc ra đời của Lễ Hằng Thuận là gì?

Lễ cưới đầu tiên được tổ chức ở chùa, đánh dấu sự ra đời chính thức của Lễ Hằng Thuận chính là đám cưới của bà Lê Thị Hoành và ông Hoàng Văn Tâm. Lễ cưới này được tổ chức tại chùa Từ Đàm (tỉnh Thừa Thiên Huế) vào năm 1930.

Vào năm 1971, Hòa thượng Thích Thiện Hòa đã đặt tên cho lễ kết hôn tại chùa là Lễ Hằng Thuận. Trong tiếng Hán, hằng mang nghĩa là  vĩnh cửu, là trường tồn; còn thuận lại có nghĩa là êm ấm, thuận hòa. Hằng Thuận nhằm chỉ một mối quan hệ hạnh phúc lâu dài, thể hiện tình nghĩa, đạo lý vợ chồng hòa thuận, trường tồn. 

3. Ý nghĩa của Lễ Hằng Thuận

Là một nghi lễ tự nguyện trong Phật giáo, Lễ Hằng Thuận được tổ chức khi các cặp đôi đã hiểu rõ trách nhiệm, bổn phận của mình trong cuộc hôn nhân và muốn cùng nhau cam kết, thề nguyện trước Đức Phật. 

Lễ Hằng Thuận không chỉ là nghi lễ về mặt hình thức mà còn mang ý nghĩa về giá trị tinh thần, đem đến những bài học thực tiễn về cuộc sống hôn nhân rất quý giá cho các cặp đôi. Trong buổi Lễ Hằng Thuận, cặp đôi được tham gia đảnh lễ chư Phật, tiếp đến là quy y Tam Bảo. Tất cả nghi thức trong Lễ Hằng Thuận đều được các Chư Tăng chứng kiến và cầu phúc. 

Tìm hiểu thêm: Top 7 loài chó mặt xệ được yêu thích nhất năm 2024

Lễ Hằng Thuận là gì? Ý nghĩa và cách tổ chức Lễ Hằng Thuận
Ý nghĩa của Lễ Hằng Thuận

Bên cạnh đó, cô dâu chú rể còn được các sư Thầy thuyết giảng, hướng dẫn về trách nhiệm và bổn phận của cả hai trong hôn nhân. Đây chính là những lời chỉ dạy sâu sắc của Đức Phật, làm động lực để các cặp đôi cố gắng duy trì cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và viên mãn.

4. Thời điểm tổ chức Lễ Hằng Thuận

Lễ Hằng Thuận thường được tổ chức tại chùa, sau khi lễ cưới diễn ra. Thông thường, gia đình hai bên sẽ chọn ngày lành tháng tốt và thỉnh ý kiến của các sư thầy. Nếu nhận được sự đồng ý, cô dâu chú rể cùng gia đình hai bên sẽ kết hợp với nhà chùa chuẩn bị buổi lễ này sao cho thật trang trọng, thiêng liêng.

Trước khi Lễ Hằng Thuận diễn ra, các cặp đôi phải lên chùa nghe giảng về đạo làm con, đạo lý vợ chồng, và nghĩa vụ của cha mẹ để chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân sắp tới. Thời gian học đạo kéo dài từ 5 đến 7 ngày trước khi Lễ Hằng Thuận được tổ chức.

5. Các nghi thức trong Lễ Hằng Thuận

Lễ Hằng Thuận được diễn ra trang nghiêm với các bước tuần tự như sau:

  • Hai bên gia đình, họ hàng của cặp đôi đến chùa và ổn định chỗ ngồi nhanh chóng. Tiếp đến, các sư thầy sẽ đốt nhang đèn, xông hương trầm và thực hiện nghinh vị chủ trì của buổi hôn lễ. 
  • Lễ Hằng Thuận thường được tổ chức tại chính điện của chùa. Đây được xem là vị trí trang trọng, tôn nghiêm nhất trong chùa, với không gian rộng lớn, thích hợp cho các buổi lễ đông người.

Lễ Hằng Thuận là gì? Ý nghĩa và cách tổ chức Lễ Hằng Thuận

Nghi thức trong một buổi lễ Hằng Thuận

  • Gia đình, họ hàng của cặp đôi được sắp xếp vị trí ngồi dọc theo hai bên chính điện, tuân thủ quy tắc “nam tả nữ hữu” tính từ phía trong chính điện nhìn ra. Điều này có nghĩa là gia đình chú rể phải ngồi bên trái và gia đình cô dâu phải ngồi bên phải.
  • Nếu cặp đôi chưa quy y tam bảo, nghi thức đầu tiên sẽ là lễ quy y cho cô dâu chú rể và đặt pháp danh cho cả hai. Trường hợp cả hai đã quy y và đã có pháp danh thì Lễ Hằng Thuận được diễn ra theo trình tự thông thường, gồm các nội dung như sau: Tuyên bố lý do của buổi lễ, Giới thiệu gia đình hai bên và các thành phần tham dự khác, đại diện hai bên phát biểu và nhắn nhủ với cô dâu chú rể.
  • Tiếp đến là hình thức cặp đôi phát nguyện như cả hai đã chuẩn bị từ trước. Sư thầy sẽ thuyết giảng và đạo lý trong hôn nhân, về các nguyên tắc giữ gìn hạnh phúc và bổn phận của mỗi người trong hôn nhân cũng như trách nhiệm của gia đình đối với xã hội.
  • Sau đó, sư thầy chủ trì hôn lễ sẽ tiến hành buộc dây ruy băng hồng hoặc dây len, lụa đỏ vào tay cô dâu chú rể. Theo dân gian, sợi dây này được gọi là dây tơ hồng, biểu trưng cho sự gắn kết vợ chồng, kết duyên trường tồn, vĩnh cửu.
  • Cặp đôi thực hiện nghi thức quỳ lạy (hay còn gọi là đảnh lễ) đối với ông bà, cha mẹ và với đối phương. Đây là hình thức thể hiện sự biết ơn và kính trọng đối với gia đình hai bên. Sau đó, cô dâu chú rể thực hiện các nghi thức kết đôi: ký vào giấy chứng nhận của nhà chùa, trao nhẫn và nghe sư thầy thuyết giảng về ý nghĩa của chiếc nhẫn cũng như việc trao nhẫn cho nhau. 

Lễ Hằng Thuận là gì? Ý nghĩa và cách tổ chức Lễ Hằng Thuận

>>>>>Xem thêm: Top 5 cách đọc sách hiệu quả giúp hiểu nhanh, nhớ lâu

Các nghi thức trong Lễ Hằng Thuận

  • Cuối cùng là đại diện hai bên gia đình phát biểu. Thông thường, các đấng sinh thành sẽ gửi lời cảm ơn đến quan khách đến dự và gửi lời nhắn nhủ đến các cặp đôi, chúc phúc cho hạnh phúc viên mãn, dài lâu. 
  • Kết thúc buổi lễ, gia đình thường tặng hoa và trái cây đến nhà chùa để tỏ lòng thành kính và biết ơn.
  • Sau khi kết thúc Lễ Hằng Thuận, gia đình, quan khách và cặp đôi thường ở lại chùa dùng trà bánh, tiệc ngọt hoặc tiệc chay cùng quý sư thầy.

6. Kết luận

Bài viết đã thông tin đầy đủ về nguồn gốc, ý nghĩa và các nghi thức của Lễ Hằng Thuận là gì. Đây được xem là buổi hôn lễ trang trọng và tôn nghiêm của nhà chùa, dành cho các Phật tử dưới sự minh chứng của Đức Phật, các sư thầy và gia đình hai bên. Lễ Hằng Thuận mang ý nghĩa tinh thần lớn lao, là nghi thức không thể thiếu đối với các Phật tử trong dịp trọng đại nhất đời mình.

Bloggiamgia.edu.vn mong bài viết này đã cung cấp những thông tin bổ ích cho quý độc giả. Tiếp tục theo dõi chúng tôi ở những bài viết sau nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *